Thạc Sĩ Nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam

Thảo luận trong 'Y Khoa - Y Dược' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 18/1/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Hiện nay béo phì (BP), nhất là béo phì dạng nam là yếu tố nguy cơ hàng đầu đưa đến nhiều hệ quả xấu cho bệnh tim mạch và đái tháo đường (ĐTĐ). Nhiều nhóm nghiên cứu đã đưa yếu tố béo bụng vào 1 trong 5 tiêu chí của hội chứng chuyển hóa (HCCH). Trong HCCH theo Hiệp hội ĐTĐ Liên Quốc gia (IDF), thì vòng bụng là yếu tố nguy cơ bắt buộc phải có và đưa lên hàng đầu [3], [28].
    Tình hình béo phì đang ngày càng gia tăng, béo phì dạng nam cũng ngày càng tăng. Theo nghiên cứu của Trần Đức thọ (2008), tỷ lệ béo phì ở nước ta 7,8%, nghiên cứu của Nguyễn Hải Thủy và cs (2008) tỷ lệ béo phì ở xã Hương Long, Thành Phố Huế chiếm tỷ lệ 11,7%, trong đó béo phì dạng nam chiếm tỷ lệ 13,43% [22], [32].
    Những phát hiện gần đây cho thấy mô mỡ ở bệnh nhân béo phì không đơn thuần là nơi dự trữ năng lượng một cách thụ động, mà còn sản sinh ra nhiều hormone, nhiều cytokine gây viêm, đề kháng insulin, rối loạn glucose máu, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp (THA) [6].
    Trong đó C - Reactive Protein (CRP) là một chất chỉ điểm viêm có vai trò quan trọng trong nhiều biến chứng, đặc biệt là xơ vữa động mạch. CRP liên kết với LDL-C gắn trên màng các tế bào, hoạt hóa bổ thể, hoạt hóa bạch cầu và kích thích sự thực bào, hiện diện tại các mảng vữa ở thành động mạch và các vùng cơ tim bị hoại tử làm nảy sinh những giả thiết mới về vai trò của nó trong một số bệnh lý, đặc biệt là các bệnh có liên quan đến rối loạn chuyển hóa như XVĐM, ĐTĐ và hội chứng chuyển hóa (béo phì, THA, đề kháng insulin và rối loạn lipid).
    Qua khảo sát CRP độ nhạy cao (hsCRP = high sensitivity CRP), nhiều nghiên cứu đã phát hiện sự tăng nồng độ CRP huyết thanh (dù nằm trong giới hạn bình thường) là một yếu tố dự báo về bệnh lý tim mạch cũng như ĐTĐ type 2 giai đoạn tiềm ẩn ở những người khỏe mạnh [34].
    Trước đây việc chẩn đoán XVĐM thường dựa vào các xét nghiệm sinh học, nhưng các thông số này không thể khẳng định được tình trạng của tổn thương động mạch. Theo một số tác giả quá trình XVĐM xẩy ra sớm ở động mạch chủ, động mạch vành, động mạch cảnh và động mạch đùi, đặc biệt có thể khảo sát tổn thương ở các động mạch này bằng siêu âm, và một số tác giả trong những năm gần đây khi nghiên cứu siêu âm với đầu dò ≥ 7.5 MHz cho biết có thể nhìn thấy và đo được các lớp của thành động mạch và bề dày mãng vữa. Vì vậy có thể phát hiện sớm tổn thương thành mạch, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các thầy thuốc lâm sàng trong việc nghiên cứu các biện pháp có thể hạn chế phần nào các tai biến tim mạch [35].
    Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi tiến hành: “Nghiên cứu nồng độ hsCR và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam” với hai mục tiêu sau:
    1. Xác định rối loạn lipid, glucose máu, hsCRP huyết thanh, huyết áp và xơ vữa động mạch đùi ở người béo phì dạng nam.
    2. Khảo sát sự tương quan giữa huyết áp, hsCRP huyết thanh, rối loạn lipid, glucose máu, với bề dày nội trung mạc, trở kháng động mạch đùi ở người béo phì dạng nam.
     
Đang tải...