Tiến Sĩ Nghiên cứu nồng độ Beta-Crosslaps, hormone tuyến cận giáp huyết thanh ở bệnh nhân bệnh thận mạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 30/7/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2015
    MỞ ĐẦU . 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn . 2
    4. Đóng góp của luận án 3
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. Tổng quan về bệnh thận mạn . 4
    1.2. Loạn dưỡng xương do thận 10
    1.3. Hormone tuyến cận giáp- cường tuyến cận giáp thứ phát do bệnh thận mạn 21
    1.4. Dấu ấn sinh học hủy xương beta-crosslaps 24
    1.5. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về vai trò của beta-crosslaps
    và hormone tuyến cận giáp ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối 34
    Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 42
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 44
    2.3. Đạo đức nghiên cứu . 59
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 60
    3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu . 60
    3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu . 62
    3.3. Nồng độ beta-crosslaps huyết thanh và hormone tuyến cận giáp ở
    bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối 74
    3.4. Tương quan giữa beta-crosslaps và hormone tuyến cận giáp với các
    yếu tố ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối 79
    Chương 4: BÀN LUẬN 94
    4.1. Nồng độ beta-crosslaps huyết thanh và hormone tuyến cận giáp ở
    bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối 94
    4.2. Tương quan giữa beta-crosslaps huyết thanh, hormone tuyến cận
    giáp với các yếu tố ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối . 111
    KẾT LUẬN . 124
    KIẾN NGHỊ 126
    Danh mục các công trình khoa học liên quan đã công bố
    Tài liệu tham khảo
    Phụ lục
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    MỞ ĐẦU
    Bệnh thận mạn là bệnh lí suy giảm dần và không hồi phục chức năng của thận
    do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân và
    làm tiêu tốn ngân sách y tế của bất kì quốc gia nào. Tại Hoa Kì, có khoảng 26 triệu
    người mắc bệnh thận mạn hoặc có albumin niệu đơn độc; phần lớn là do đái tháo
    đường, tăng huyết áp và bệnh lí tim mạch. Ngoài ra, chi phí điều trị cho nhóm này
    tăng đáng kể với 5,8% ngân sách cho y tế năm 2000, lên đến 16% năm 2009 [54]. Ở
    Việt Nam, hiện tại chưa có thống kê một cách đầy đủ, tuy nhiên, số bệnh nhân bệnh
    thận mạn nhập viện hằng năm tăng cao, chủ yếu là bệnh thận mạn giai đoạn cuối
    với các biến chứng của nó. Tác giả Võ Phụng, Võ Tam và cộng sự khi nghiên cứu
    tại cộng đồng cho thấy tỉ lệ bệnh thận mạn trong dân là 0,92% [20].
    Ngày nay, cùng với những tiến bộ y học, bệnh nhân bệnh thận mạn được chăm
    sóc tốt về nhiều phương diện với nhiều phương pháp khác nhau. Tuổi thọ của bệnh
    nhân ngày càng nâng cao, và kéo theo nó là tỉ lệ các biến chứng như bệnh lí tim
    mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, loạn dưỡng xương do thận , đặc biệt khi
    mức lọc cầu thận < 60 ml/phút/1,73m2
    . Loạn dưỡng xương do thận là một rối loạn
    chuyển hóa xương thường gặp ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Tỉ lệ mắc bệnh cao 90100%
    với bệnh thận mạn giai đoạn cuối.
    Nó đặc trưng bởi biến đổi cấu trúc vi mô của xương
    với nhiều dạng khác nhau: từ chu chuyển xương cao (viêm xương nang xơ)
    đến chu chuyển xương thấp (bệnh xương bất sản, nhuyễn xương), hoặc dạng hỗn
    hợp. Mặc dù sinh thiết xương là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh, đây là một xét nghiệm
    xâm nhập và kết quả của nó chỉ phản ánh vi cấu trúc tại một thời điểm nhất định. Vậy
    có phương pháp nào có thể cải thiện các nhược điểm của sinh thiết xương ở đối tượng
    bệnh nhân đặc biệt này không? [32], [35], [98].
    Trong đề tài này, chúng tôi phối hợp định lượng hai dấu ấn sinh hóa của chu
    chuyển xương là hormone tuyến cận giáp và beta-crosslaps huyết thanh nhằm khảo
    sát chu chuyển xương nói chung và quá trình hủy xương nói riêng ở bệnh nhân bệnh
    thận mạn giai đoạn cuối trong điều kiện chưa thể làm sinh thiết xương.



    Hormone tuyến cận giáp là một hormone quan trọng trong quá trình điều chỉnh
    cân bằng canxi ở người bình thường và đặc biệt ở bệnh nhân bệnh thận mạn. Ở bệnh
    nhân bệnh thận mạn, hormone tuyến cận giáp thường được dùng để theo dõi chuyển
    hóa xương. Nồng độ hormone này có thể tăng, bình thường hoặc giảm kéo theo nó là
    những rối loạn chuyển hóa xương tương ứng [74].
    Beta-crosslaps là một phân mảnh của collagen loại 1 được tạo ra trong quá
    trình hủy xương. Chính vì vậy, nồng độ của nó phản ảnh gián tiếp chu chuyển
    xương, được Hội loãng xương quốc tế (IOF) công nhận và sử dụng trên lâm sàng
    trong chẩn đoán, tiên lượng và theo dõi một số bệnh lí cơ xương khớp [74]. Tuy
    nhiên hiện nay vẫn chưa rõ là mối liên quan giữa beta-crosslaps huyết thanh với
    bệnh thận mạn và với các dấu ấn chuyển hóa xương khác như thế nào? Quá trình
    lọc máu chu kì ở bệnh nhân thận mạn có ảnh hưởng tới nồng độ beta-crosslaps
    huyết thanh không?
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    2.1. Đánh giá nồng độ beta- crosslaps và hormone tuyến cận giáp ở bệnh nhân
    bệnh thận mạn giai đoạn cuối điều trị bảo tồn và lọc máu chu kì.
    2.2. Khảo sát mối tương quan giữa nồng độ beta- crosslaps, nồng độ hormone
    tuyến cận giáp với một số yếu tố lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh thận
    mạn giai đoạn cuối điều trị bảo tồn và lọc máu chu kì.
    3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Bệnh thận mạn và các rối loạn chuyển hóa xương là hai bệnh lí có liên quan
    chặt chẽ. Beta- crosslaps và hormone tuyến cận giáp là hai dấu ấn sinh học phản ánh
    chu chuyển xương ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Nồng độ hai dấu ấn
    sinh hóa này biến đổi sớm, trước khi có sự thay đổi cấu trúc của xương. Do đó, xét
    nghiệm định lượng beta-crosslaps và hormone tuyến cận giáp huyết thanh giúp đánh
    giá sớm rối loạn chu chuyển xương của bệnh nhân bệnh thận mạn.
     
Đang tải...