Luận Văn Nghiên cứu nội dung bộ Minh Mệnh chính yếu

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
    Hiện nay, giới Sử học Việt Nam đang có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về công lao đóng góp cũng như những mặt hạn chế của triều Nguyễn (1802-1945) trong tiến trình lịch sử dân tộc. Xét về công lao đóng góp, triều Nguyễn đã để lại nhiều thành tựu to lớn. Trong đó, chúng tôi nhận thấy vua Minh Mệnh đã có nhiều chính sách cải cách tiến bộ về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, ổn định chính trị, đưa chế độ phong kiến triều Nguyễn lên đỉnh cao.
    Theo chúng tôi, đề tài: “Nội dung tác phẩm Minh Mệnh chính yếu từ quyển 8 đến quyển 17” thực sự có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
    Về ý nghĩa khoa học: nghiên cứu đề tài này sẽ làm rõ được nội dung các chính sách của vua Minh Mệnh về lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục để củng cố chế độ thống trị. Từ đó rút ra những thành tựu cũng như những hạn chế của các chính sách đó. Đồng thời giúp chúng ta hiểu được tài đức của vua Minh Mệnh.
    Về ý nghĩa thực tiễn: nghiên cứu đề tài này đem đến một cách nhìn toàn diện về chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và củng cố chế độ thống trị của vua Minh Mệnh. Từ đó, làm cơ sở cho những nhà lãnh đạo đất nước có thể chắt lọc và vận dụng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam ngày nay.
    Hơn nữa, qua đây sẽ làm rõ nhân cách của vị vua tài đức song toàn này, từ đó hình thành lòng yêu mến, kính trọng và biết ơn của thế hệ trẻ đối với những người có công với đất nước trong lịch sử như là vua Minh Mệnh.
    Mặt khác, việc nghiên cứu đề tài này sẽ đem đến nhiều ích lợi cho bản thân. Đây là dịp để chúng tôi tìm hiểu sâu một vấn đề thuộc lĩnh vực lịch sử. Đặc biệt giúp tôi củng cố thêm vốn từ chữ Hán và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Tác phẩm Minh Mệnh chính yếu do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, đúc kết toàn bộ tư tưởng, chính sách của vua Minh Mệnh trong suốt thời gian trị vì đất nước (1820-1840) với nhiều giá trị và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là một tài liệu sử học quý mà các nhà nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung và triều vua Minh Mệnh nói riêng đều lấy làm cơ sở để tìm hiểu về triều Nguyễn cũng như triều vua Minh Mệnh.
    Ta có thể kể đến một số công trình nghiên cứu có sử dụng tư liệu của tác phẩm Minh Mệnh chính yếu như: Trần Văn Giàu (1958), Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến triều Nguyễn, Nxb Văn hóa, Hà Nội; Nhiều tác giả (1993), Triều Nguyễn những vấn đề lịch sử, tư tưởng và văn học, trường Đại học Sư phạm; Mai Khắc Ứng (1996), Chính sách khuyến nông dưới thời vua Minh Mệnh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội; Trương Hữu Quýnh – Đỗ Bang (1991), Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn, Nxb Thuận Hóa, Huế; Đỗ Bang (1998), Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn những vấn đề đặt ra hiện nay, Nxb Thuận Hóa, Huế .Ngoài ra, còn có một số bài nghiên cứu được đăng rải rác trên các sách, báo, tạp chí .
    Thực hiện đề tài khóa luận “Nội dung tác phẩm Minh Mệnh chính yếu từ quyển 8 đến quyển 17”, chúng tôi đã kế thừa thành tựu của các tác giả đi trước trong các công trình đã xuất bản. Qua đó, chúng tôi cũng đóng góp một tiếng nói nhỏ của mình nhằm giúp người đọc tiếp cận tác phẩm được rõ ràng và dễ hiểu hơn.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    * Đối tượng nghiên cứu: Thực hiện đề tài khóa luận này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là tác phẩm Minh Mệnh chính yếu giới hạn từ quyển 8 đến quyển 17
    * Phạm vi nghiên cứu: Theo yêu cầu của đề tài khóa luận, phạm vi nghiên cứu của chúng tôi là những nội dung chính từ của tác phẩm Minh Mệnh chính yếu từ quyển 8 đến quyển 17. Phần nguyên bản chữ Hán của tác phẩm chúng tôi dựa vào cuốn biên dịch có đính kèm nguyên văn tác phẩm này Ủy ban dịch thuật Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh niên xuất bản vào năm 1974 tại Sài Gòn.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp sau:
    Khảo sát, thống kê, để xác định tư liệu nghiên cứu.
    Phân tích, tổng hợp, để có cái nhìn khoa học về đối tượng nghiên cứu.
    Khái quát hóa, để xác định giá trị vấn đề.
    Phương pháp so sánh, cụ thể hóa, để có cái nhìn chính xác.
    Phương pháp lịch sử, để sử dụng những dẫn chứng cụ thể và xác thực.
    5. Bố cục của đề tài
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung đề tài khóa luận của chúng tôi gồm có 3 chương:
    Chương 1: Khái quát về thời đại, tác giả và tác phẩm Minh Mệnh chính yếu.
    Chương 2: Nội dung tác phẩm Minh Mệnh chính yếu từ quyển 8 đến quyển 17.
    Chương 3: Nhận xét về các chính sách của vua Minh Mệnh trong tác phẩm Minh Mệnh chính yếu từ quyển 8 đến quyển 17.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do thời gian đầu tư nghiên cứu chưa nhiều, năng lực, trình độ của bản thân có hạn, tư liệu liên quan đến đề tài chưa tập hợp đầy đủ nên không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...