Thạc Sĩ Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành may ở Th

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT LUẬN VĂN
    May mặc là một ngành công nghiệp quan trọng với kim ngạch xuất khẩu đang đứng hàng thứ hai ở nước ta, thu hút nhiều lao động. Tuy nhiên, ngành may đang đứng trước một thách thức lớn: phải tăng năng suất để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Đề tài: "Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành may ở TP. Hồ Chí Minh" được thực hiện với mong muốn tìm ra những giải pháp thích hợp đáp ứng yêu cầu trên.
    Luận văn tìm hiểu, phân tích các khía cạnh, tầm quan trọng của năng suất, nghiên cứu các yếu tố về quản lý ảnh hưởng đến năng suất. Mục tiêu của luận văn là nhận ra các yếu tố chính, phụ và mối liên hệ giữa những yếu tố này. Từ đó đề nghị những giải pháp tăng năng suất phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp trong ngành.
    Luận văn cũng tìm hiểu về doanh nghiệp vừa & nhỏû, là thành phần doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển công nghiệp hiện nay. Do tính kinh tế quy mô thấp, đặc điểm về công nghệ sản xuất không quá phức tạp, lao động của ngành may lại dễ đào tạo nên việc tổ chức sản xuất các doanh nghiệp may theo quy mô vừa &ø nhỏ rất phù hợp với điều kiện về địa lý, kinh tế và xã hội của Việt Nam.
    Đề tài được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi. Đối tượng được hỏi là các nhà quản lý doanh nghiệp may vừa & nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh. Việc phân tích dữ liệu được tiến hành với sự trợ giúp của phần mềm SPSS trên máy tính. Phương pháp phân tích được sử dụng là thống kê mô tả và phân tích nhân tố.
    Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, có 7 yếu tố chính & 5 yếu tố phụ ảnh hưởng đến năng suất. Yếu tố chính thứ nhất là thu nhập của công nhân; các yếu tố chính thứ 2, 3 & 7 liên quan đến việc đào tạo nguồn nhân lực; yếu tố chính thứ 4 & 5 liên quan đến trình độ và khả năng của các nhà quản lý cấp cao; yếu tố chính thứ 6 là cải tiến liên tục quy trình sản xuất. Kết quả phân tích cũng cho thấy mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất.
    Căn cứ trên những kết quả nghiên cứu, chúng tôi đề nghị 5 giải pháp về quản lý để nâng cao năng suất cho các doanh nghiệp vừa & nhỏ trong ngành may: 1) Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may. 2) Lean Production. 3) Chương trình quản lý theo 5S. 4) Kaizen. 5) Quản lý Chất lượng toàn diện (TQM).
    Trong phạm vi thực hiện luận văn, chúng tôi cũng đã thực hiện buổi hội ý chuyên gia. Theo các chuyên gia trong ngành, các kết quả thống kê là tin cậy, các giải pháp đề tài đưa ra phù hợp và khả thi đối với các doanh nghiệp may vừa & nhỏ.


    MỤC LỤC

    LỜI NÓI ĐẦU i
    TÓM TẮT LUẬN VĂN ii
    CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
    1.1. Lý do và tính cần thiết của vấn đề nghiên cứu 1
    1.2. Mục tiêu của đề tài 1
    1.3. Giới hạn vấn đề nghiên cứu 2
    1.4. Ý nghĩa của đề tài 2
    1.5. Phương pháp nghiên cứu 2
    CHƯƠNG 2 - CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN 5
    2.1. Lý thuyết về năng suất 5
    2.1.1. Năng suất là gì? 5
    2.1.2. Năng suất trong ngành may công nghiệp 8
    2.1.3. Tầm quan trọng của năng suất và nâng cao năng suất 9
    2.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 10
    2.1.5. Đo lường năng suất 13
    2.2. Tóm tắt các nghiên cứu trước đây có liên quan 14
    2.3. Giới thiệu về doanh nghiệp vừa và nhỏ 18
    2.3.1. Tiêu chuẩn về doanh nghiệp vừa và nhỏ 19
    2.3.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP. Hồ Chí Minh 20
    2.4. Giới thiệu ngành may Việt Nam 22
    2.4.1. Đặc điểm sản xuất của ngành may Việt Nam 22
    2.4.2. Hiện trạng năng suất ngành may Việt Nam 25
    CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    3.1. Xác định nhu cầu thông tin 27
    3.2. Nguồn cung cấp thông tin 27
    3.3. Phương pháp và công cụ thu thập dữ liệu 27
    3.4. Thiết kế mẫu 28
    3.5. Phương pháp phân tích dữ liệu 29
    CHƯƠNG 4 - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ TRÌNH BÀY KẾT QUẢ 31
    4.1. Mô tả mẫu khảo sát 31 4.2. Kiểm định thang đo 32
    4.2.1. Độ tin cậy 33
    4.2.2. Tính đúng đắn 33
    4.3. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến năng suất 33
    4.4. So sánh kết quả với nghiên cứu trước đó 42
    4.5. So sánh mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo loại hình &
    quy mô doanh nghiệp 43
    4.6. Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất 46
    4.7. Đánh giá các kết quả thống kê theo chuyên gia 50
    CHƯƠNG 5 - ĐỀ NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG SUẤT 52
    5.1. Giới thiệu các giải pháp nâng cao năng suất 52
    5.2. Đề nghị các giải pháp về quản lý để nâng cao năng suất
    trong các doanh nghiệp may 52
    5.2.1. Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành may 55
    5.2.2. Lean Production 57
    5.2.3. Chương trình quản lý theo 5S 61
    5.2.4. Kaizen 65
    5.2.5. Quản lý Chất lượng toàn diện (TQM) 68
    5.3. Đánh giá các giải pháp theo chuyên gia 72
    CHƯƠNG 6 - KẾT LUẬN 73
    6.1. Những công việc đã thực hiện 73
    6.2. Các kết quả mới của luận văn 73
    6.3. Những hạn chế và đề nghị 74
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 75

    PHỤ LỤC



    PHỤ LỤC A
    A1. Bảng câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp 1
    A2. Nội dung hội ý chuyên gia 3

    PHỤ LỤC B: CÁC KẾT QUẢ THỐNG KÊ
    B1. Các thông số thống kê của các biến định lượng 12
    B2. Reliability Analysis - scale (Alpha) 13
    B3. So sánh kết quả của 2 nhóm theo loại hình doanh nghiệp 14
    B4. Bảng kết quả T-Test của 2 nhóm theo loại hình doanh nghiệp 15
    B5. So sánh kết quả của 2 nhóm theo quy mô doanh nghiệp 16
    B6. Bảng kết quả T-Test của 2 nhóm theo quy mô doanh nghiệp 17
    B7. Ma trận tương quan của các biến định lượng 18
    B8. Bảng kết quả trích Factor 19
    B9. Ma trận nhân tố ban đầu 20
    B10. Ma trận nhân tố sau khi xoay 21
    PHỤ LỤC C: NỘI DUNG CÁC GIẢI PHÁP
    C1. Chương trình đào tạo giám đốc 22
    C2. Chương trình đào tạo chuyền trưởng may 23
    C3. Chương trình đào tạo công nhân 24
    C4. Quy trình thực hiện Lean Production trong doanh nghiệp 25
    C5. Kinh nghiệm áp dụng Lean Production tại WEC - SAIGON 26
    C6. Nội dung các bước thực hiện 5S 30
    C7. Hướng dẫn thực hành 5S 37
    PHỤ LỤC D
    D1. Danh sách các doanh nghiệp trả lời bảng câu hỏi 40
    D2. Danh sách hội ý chuyên gia 42
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...