Chuyên Đề Nghiên cứu Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi trung

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. PHẦN MỞ ĐẦU
    I. Lý do chọn đề tài:
    Trong nền giáo dục hiện tại thì giáo dục trung học phổ thông giữ một vai trò rất quan trọng. Vì đây là cấp học có ảnh hưởng rất lớn đến tương lai học sinh sau này. Chính bởi yếu tố quyết định như thế mà việc học tập ở cấp học này đã gây một áp lực không nhỏ đối với học sinh. Các em dành hầu hết thời gian trong ngày của mình cho việc học, nào là học ở trường, học thêm ở nhà thầy cô và tự học ở nhà. Thế nên việc tìm cho học sinh một thời gian thư giãn, giải trí và hoạt động tập thể cùng với bạn bè một cách lành mạnh và có ích là rất quan trọng. Giờ sinh hoạt lớp là một trong những cơ hội để chúng ta thực hiện điều đó.

    Thế nhưng, một thực tế khá phổ biến đang diễn ra ở các trường trung học phổ thông hiện nay là giáo viên thường ít quan tâm đến nhu cầu hoạt động vui chơi giải trí của học sinh trong giờ sinh hoạt, làm cho giờ sinh hoạt trở nên nhàm chán và mất ý nghĩa.
    Do đó, để cho giờ sinh hoạt trở nên có ý nghĩa và thú vị hơn thì ngoài việc đánh giá nhận xét tình hình học tập và hoạt động của học sinh trong tuần thì giáo viên còn cần phải quan tâm đến việc tổ chức hoặc hướng dẫn cho học sinh thực hiện hoạt động vui chơi tập thể. Những trò chơi và những câu hỏi vui là thứ đơn giản nhất có thể giúp cho giáo viên làm sống lại không khí vui tươi cho giờ sinh hoạt và giúp cho học sinh có những giây phút thư giãn hữu ích. Bởi lẻ, những trò chơi và những câu hỏi vui khoa học không chỉ mang tính chất giải trí mà nó còn giúp cho học sinh phát triển tư duy; hình thành cho học sinh khả năng tư duy linh hoạt, nhạy bén; giúp cho học sinh có những hiểu biết thêm về văn hoá dân tộc và về thế giới xung quanh. Hơn thế nữa, chúng còn có thể giúp cho tập thể lớp của học sinh trở nên đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhau.
    Trên thực tế những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho hoạt động tập thể đã xuất hiện từ rất lâu, thế nhưng chúng chưa được khai thác một cách triệt để và có hệ thống. Đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, những trò chơi và những câu hỏi vui với nhiều lợi ích và ý nghĩa như thế lại ít có cơ hội tiếp cận với học sinh. Bởi lẻ, chúng bị những trò chơi hiện đại với những hình ảnh, âm thanh sinh động và phong cách sống hiện đại với chủ nghĩa cá nhân lấn áp. Do đó, với ý định giúp cho giáo viên có cơ sở để tổ chức được giờ sinh hoạt thú vị, ý nghĩa và giúp cho học sinh có được những hoạt động giải trí hữu ích và lành mạnh đề tài sẽ sưu tầm và hệ thống lại một số trò chơi và những câu hỏi vui phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.
    II. Định hướng nghiên cứu:
    2.1 Mục đích nghiên cứu:
    - Nhằm làm cho giờ sinh hoạt trở nên thú vị và có ích.
    - Giúp cho học sinh có được thời gian thư giãn hữu ích.
    - Giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy linh hoạt; bồi dưỡng tình cảm, đoàn kết bạn bè trong một lớp.
    2.2 Đối tượng nghiên cứu:
    Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông.

    2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Lựa chọn và hệ thống lại những trò chơi và những câu hỏi phù hợp với học sinh trung học phổ thông.
    - Tiến hành cho học sinh tiếp cận với những trò chơi và những câu hỏi vui đã lựa chọn.
    2.4 Giả thuyết khoa học:
    Đối với học sinh trung học phổ thông thì học tập là hoạt động chủ đạo và quan trọng. Thế nhưng, người ta không thể học tập tốt được nếu như không có thời gian thư giãn hợp lý và đúng cách. Học sinh trung học phổ thông ngày nay thường ít có cơ hội tham gia vào những hoạt động vui chơi tập thể do thời gian học tập của các em quá nhiều hoặc do nhịp sống hiện đại đưa đẩy. Vì thế, nếu các trò chơi và những câu hỏi vui có thể đưa được vào giờ sinh hoạt thì đây chính là một cơ hội để các em có được những giây phút thư giãn thú vị.

    III. Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp nghiên cứu lý luận.
    - Phương pháp điều tra – quan sát.
    Phương pháp thực nghiệm giáo dục
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...