Tiến Sĩ Nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện Địn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 24/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 24/1/14
    Chỉnh sửa cuối: 24/1/14
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn . ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt vii
    Danh mục các bảng viii
    Danh mục các hình . x
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2
    3. Phạm vi nghiên cứu 2
    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 2


    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. Một số khái niệm 4
    1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững 4
    1.1.1.1. Khái niệm 4
    1.1.1.2. Nội dung của phát triển bền vững 4
    1.1.1.3. Các nguyên tắc của phát triển bền vững 5
    1.1.2. Khái niệm về tính bền vững của hệ sinh thái 5
    1.2. Lịch sử tác động của con người đến môi trường sinh thái 6
    1.3. Vấn đề quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái . 9
    1.3.1. Đối với các hệ sinh thái thủy vực . 9
    1.3.2. Đối với các hệ sinh thái rừng . 11
    1.3.3. Đối với hệ sinh thái đồng cỏ . 12
    1.3.4. Đối với các hệ sinh thái nông nghiệp 13
    1.3.5. Đối với hệ sinh thái đô thị 14
    1.4. Những xu hướng nghiên cứu chủ yếu về hệ sinh thái rừng 15
    1.4.1. Nghiên cứu về cấu trúc rừng . 15
    1.4.2. Nghiên cứu về tái sinh rừng 18
    1.4.3. Nghiên cứu về diễn thế thảm thực vật . 22
    1.4.4. Nghiên cứu về phục hồi rừng 24
    1.5. Xu hướng nghiên cứu về tác động của con người đến hệ sinh thái rừng . 26


    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 32
    2.2. Nội dung nghiên cứu 32
    2.3. Thời gian nghiên cứu 32
    2.4. Phương pháp nghiên cứu . 32
    2.4.1. Phương pháp luận 32
    2.4.2. Phương pháp điều tra . 33
    2.4.2.1. Phương pháp tuyến điều tra và ô tiêu chuẩn 33
    2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu . 34
    2.4.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn . 34
    2.4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 35
    CHƯƠNG 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN & KINH TẾ – XÃ HỘI . 38
    3.1. Điều kiện tự nhiên . 38
    3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 42
    3.3. Đánh giá chung những điều kiện thuận lợi và khó khăn 46


    CHƯƠNG 4. KÊT QUA NGHIÊN CỨU VA THAO LUÂN . 48
    4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu 48
    4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 48
    4.1.2. Đặc điểm thảm thực vật 49
    4.1.2.1. Các kiểu thảm thực vật . 49
    4.1.2.2. Đặc điểm hệ thực vật 54
    4.1.2.3. Các loài thực vật quý hiếm . 57
    4.1.2.4. Giá trị sử dụng của các nhóm tài nguyên rừng 58
    4.1.3. Đặc điểm khu hệ động vật có xương sống trên cạn 60
    4.2. Vai trò của hệ sinh thái rừng . 61
    4.2.1. Bảo tồn tính đa dạng sinh học . 61
    4.2.2. Bảo vệ môi trường đất và nguồn nước 61
    4.2.3. Bảo vệ cảnh quan và các di tích lịch sử văn hoá 62
    4.2.4. Đảm bảo phát triển kinh tế xã hội . 64
    4.3. Những hoạt động của con người có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng 65
    4.3.1. Những hoạt động tiêu cực 65
    4.3.1.1. Hoạt động canh tác nương rẫy . 65
    4.3.1.2. Hoạt động phá rừng trồng Chè 66
    4.3.1.3. Hoạt động chăn thả rông đại gia súc . 67
    4.3.1.4. Hoạt động khai thác gỗ 70
    4.3.1.5. Khai thác lâm sản ngoài gỗ 71
    4.3.1.6. Hoạt động săn bắt động vật rừng . 75
    4.3.1.7. Những nguyên nhân dẫn đến hoạt động khai thác tài nguyên rừng . 76
    4.3.2. Những hoạt động tích cực 77
    4.3.2.1. Hoạt động trồng rừng . 77
    4.3.2.2. Hoạt động khoanh nuôi xúc tiến tái sinh 78
    4.4. Ảnh hưởng của các tác động đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng 81
    4.4.1. Sư suy giảm đa dạng sinh học và phẩm chất cây tái sinh 81
    4.4.2. Phá huỷ cấu trúc hệ sinh thái rừng . 85
    4.4.3. Sư suy thoái môi trường đất . 88
    4.4.5. Nâng cao độ che phủ của hệ sinh thái rừng 97
    4.5. Đề xuất giải pháp phát triển bền vững hệ sinh thái rừng . 99
    4.5.1. Quan điểm, mục tiêu khai thác và sử dụng hệ sinh thái rừng . 100
    4.5.1.1. Quan điểm 100
    4.5.1.2. Mục tiêu 100
    4.5.2. Các nhóm giải pháp cần được ưu tiên thực hiện 100
    4.5.2.1. Đẩy lùi các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái rừng 100
    4.5.2.2. Phát triển các hoạt động có ảnh hưởng tích cực đến hệ sinh thái rừng 104
    4.5.3. Các nhóm giải pháp tổng hợp 107
    4.5.3.1. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý 107
    4.5.3.2. Nhóm giải pháp về kinh tế 107
    4.5.3.3. Nhóm giải pháp về xã hội . 108
    4.5.3.4. Nhóm giải pháp về khoa học công nghệ . 108
    4.5.3.5. Giải pháp sử dụng, khai thác các loại rừng . 109
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 112
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN . 114
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 115
    PHỤ LỤC . 125


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài

    Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, phát triển kinh tế xã hội là một hoạt động mang tính cấp thiết, nhằm nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Sự phát triển này góp phần tích cực cho hoạt động bảo vệ môi trường, tuy nhiên cũng tiềm ẩn bên trong những nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường. Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với các quốc gia. Trên thực tế, giá trị của rừng không chỉ là cơ sở để phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ nhiều chức năng sinh thái quan trọng, tham gia vào quá trình điều hoà khí hậu, hạn chế tác hại của lũ lụt, hạn hán, bảo vệ đất Ngoài ra, rừng còn có giá trị tạo nên các cảnh quan du lịch, nghiên cứu khoa học.
    Hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên của con người ngày càng gia tăng, dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển. Để giải quyết được mâu thuẫn này, song vẫn thoả mãn nhu cầu của con người một cách bền vững, cần phải sử dụng nguồn tài nguyên một cách có hiệu quả, đặc biệt là tài nguyên rừng.
    Việt Nam có khoảng 12.873.850 ha đất có rừng, bao gồm rừng tự nhiên là 10.410.141 ha, rừng trồng là 2.463.709 ha. Hệ thực vật, động vật rừng còn đa dạng, phong phú về chủng loại. Nhưng rừng Việt Nam đã và đang bị thu hẹp nhanh chóng do nạn tàn phá, lửa rừng gây ra, khai thác gỗ trái phép . Ở nước ta hiện nay chỉ còn độ che phủ khoảng 40%, nhiều vùng như Tây Bắc sát Biên giới Lào, Trung Quốc độ che phủ chỉ còn khoảng 30%.
    Trước thực trạng trên, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích các cộng đồng dân cư nhận đất, nhận rừng để trồng, bảo vệ, khoanh nuôi và ban hành
    Luật bảo vệ và phát triển rừng, các nghị định, chỉ thị về quản lý cháy rừng; thành lập, củng cố lực lượng kiểm lâm, xây dựng mạng lưới dự báo cháy rừng rộng khắp ở các tỉnh. Tuy nhiên, sự đầu tư vốn ở nhiều địa phương còn rất hạn chế nên tình trạng mất rừng vẫn diễn ra thường xuyên. Vùng ATK - Định Hoá thủ đô gió ngàn trong kháng chiến chống thực dân Pháp, gồm 23 xã và thị trấn. Sở dĩ Định Hóa được chọn là căn cứ địa cách mạng vì có địa hình hiểm trở, rừng rậm có nhiều tầng tán để đảm bảo bí mật. Hiện nay chiến tranh đã qua đi, dưới tác động của cơ chế thị trường và những lý do khác nhau nên hệ sinh thái rừng đã bị phá hủy. Vì vậy, nhằm thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Chính phủ đối với đồng bào vùng ATK, Nhà nước cũng đã có những đầu tư nhằm phát triển kinh tế xã hội. Hiện nay, đời sống của người dân vùng ATK tuy có được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Người dân KVNC vẫn phải khai thác tài nguyên rừng để đảm bảo sinh kế của mình,
    TTV tiếp tục bị ảnh hưởng. Với những lý do trên, tôi chọn đề tài cho Luận án tiến sĩ của mình là: “Nghiên cứu những tác động của con người đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng ở vùng ATK huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên”.


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    - Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng hệ sinh thái rừng KVNC.
    - Đánh giá những tác động của con người liên quan đến tính bền vững của hệ
    sinh thái rừng.
    - Đề xuất giải pháp quản lý và sử dụng bền vững hệ sinh thái ở vùng An Toàn
    Khu Định Hoá, tỉnh Thái nguyên.

    3. Phạm vi nghiên cứu
    - Về tài nguyên sinh vật: Nghiên cứu về thực vật bậc cao có mạch, động vật có xương sống trên cạn, vi sinh vật đất.
    - Về các tác động của con người: Tập trung nghiên cứu những tác động gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái rừng (canh tác nương rãy, chăn thả gia súc, khai thác lâm sản, phá rừng trồng chè, săn bắt động vật rừng, hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi bảo vệ rừng, tôn tạo di tích).
    - Chỉ phân tích những ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng như: Phá hủy cấu trúc rừng, suy giảm đa dạng sinh học, phẩm chất cây tái sinh, suy giảm nguồn nước, môi trường đất.

    4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    + Về lý luận:
    - Bằng những dẫn liệu khoa học đã làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các hoạt động sinh kế của con người tác động đến tài nguyên rừng nói riêng và hệ sinh thái nói chung tại KVNC.
    - Kết quả của luận án là những dẫn liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy chuyên ngành trong các trường Đại học.
    + Về thực tiễn:
    - Trên cở sở phân tích rõ các nguyên nhân gây ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ sinh thái rừng, đề xuất các giải pháp phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái tại KVNC.
    - Các giải pháp mà luận án đưa ra góp phần nâng cao đời sống người dân tại KVNC và giảm bớt áp lực lên tài nguyên rừng.

    5. Đóng góp mới của luận án
    - Làm sáng tỏ vai trò của hệ sinh thái rừng trong việc bảo vệ cảnh quan đối với khu di tích lịch sử văn hoá tại KVNC.
    - Đưa ra những dẫn liệu về sự ảnh hưởng và vai trò của con người trong việc quản lý và khai thác bền vững hệ sinh thái rừng phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội.
    - Đưa ra những chứng cứ định lượng có hệ thống chứng minh mối quan hệ giữa hoạt động sinh kế của con người với tính bền vững của hệ sinh thái rừng vùng ATK.
    - Đưa ra những giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng tại khu vực nghiên cứu.
     
Đang tải...