Thạc Sĩ Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quả

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình


    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục và tài liệu tham khảo, luận văn dự
    kiến được cấu trúc thành 5 chươngnhư sau:
    Chương 1 nêu về tổng quan lý thuyết về
    nghèo đói bao gồm khái niệm về nghèo đói, các phương pháp tiếp cận đo lường
    nghèo đói, tổng hợp tình hình nghèo đói trênthế giớivà ở Việt Nam.
    Chương 2 nêu lên cơ sở xác định đâu là nghèo, đo lường và đánh giá mức độ nghèo đói, tổng quan các nghiên cứu liên quan đến nghèo đóivà đề xuất mô hình nghiên cứu về tình hình
    nghèo của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
    Chương 3 sẽ trình bàythiết kế nghiên cứubao gồm các phương pháp nghiên cứu, nguồn số liệu
    sử dụng, mẫu nghiên cứu, cách thức và phương pháp chọn mẫu.
    Chương 4 trình bày về kết quả nghiên cứu, sẽ phân tích về tình hình nghèo đói của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch và kết quả mô hình kinh tế lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới
    nghèo đói của các hộ dân này.
    Chương 5 sẽ nêu những gợi ý chính sách nhằm giảm nghèo cho các xã ven biển từ việc nghiên cứu thực trạng của khu vực này đồng thời trình bày những hạn chế của mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu.

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của Luận văn
    Ngày nay, giải quyết sự nghèo đói đang là một trong tám mục tiêu của thiên
    nhiên kỷlà mối quan tâm toàn cầu. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng sự gia tăng và
    kéo dài nghèo đói chính là nhân tố gây nên những tệ nạn xã hội phức tạp và hậu quả
    khó lường. Trong khi đó, những chính sách của nhà quản lý đóng vai trò hết sức
    quan trọng góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo. Điều quan trọng
    hiện nay là làm thế nào để biết được những nhân tố nào ảnh hưởng tới sự ngèo đói
    và các phương thức quản lý để làm cơ sở trong công tác xóađói giảm nghèo. Đây
    chính là vấn đề chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam.
    Hội nghị chống nghèo đóikhu vực Châu Á-Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức
    tại Bangkok (Thái Lan) tháng 9/1993 đã đưa ra định nghĩa chung về nghèo đói, Việt
    Nam thừa nhận định nghĩa nàynhư sau:
    “Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các
    nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ
    theo trình độ phát triển kinh tế-xã hội và phong tục tập quán của địa phương”
    Thực trạng nghèo đóitrên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo
    động. Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank), nguy cơ đối với
    người nghèo đang tiếp tục gia tăng trên quy mô toàn cầu, và tốc độ tăng trưởng kinh
    tế tiếp tục suy giảm trong năm 2009 sẽ đẩy thêm 53 triệu người rơi vào tình trạng
    nghèo đói, thêm vào con số 130-155 triệu người của năm 2008, khi giá nhiên liệu và
    thực phẩm tăng cao. Suy thoái kinh tế dự kiến mỗinăm sẽ đe dọa mạng sống của
    thêm 200.000-400.000 trẻ em trong giai đoạn năm 2009-2015, theo đó sẽ có 1,4-2,8
    triệu trẻ em có thể bị tử vong nếu khủng hoảng tiếp diễn.
    Bên cạnh đó,số lượng, hình thức, mức độ ngèo đói và những biện pháp áp dụng
    của các quốc gia khác nhau nhằm hạn chế sự nghèo đóicũng khác nhauvà không
    đồng nhất. Đây cũng chính là một hạn chế của công tác xóa đói giảm nghèo trên
    phạm vi toàn cầu.
    2
    Mặt khác, trên Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng việc nghiên cứu về sự
    nghèo đóimới chỉ dừng lại ở phạm vi tổng thể, chưa đi sâu vào những lĩnh vực cụ
    thể như lĩnh vực Thủy sản. Chính vì vậy, việc nghiên cứu sự nghèo đói và nhân tố
    ảnh hưởng tới nghèo đói của ngư dân trong lĩnh vực thủy sản là hướng nghiên cứu
    cần quan tâm. Kết quả nghiêncứu mang tính định lượng này sẽ là cơ sở để đưa ra
    những chính sách quản lý và giải pháp hiệu quả trong công tác xóa đói giảm nghèo.
    Nếu điều này được thực thi thì sẽ là một động lực rất lớn đối với cộng đồng ngư dân
    nghèo ven biển.
    Ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là 6 xã bãi ngang, cồn bãi gồmxã:
    Quảng Đông, Quảng Phú, CảnhDương, Quảng Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc, có
    diện tích là 10.277,8 ha v ới số dân của vùng này là 46.463 người,tỷ lệ các hộ nghèo năm
    2010 theo chuẩn của Quốc gia (giai đoạn 2006-2010) là 15,97%, theo chuẩn mới áp dụng
    cho giai đoạn 2011-2015 là 18,64%,tỷ lệ hộ nghèo của khu vực này quá caoso v ới bình
    quân toàn tỉnh Quảng Bình là 11,56% .
    2 câu hỏi nghiên cứu đặt ra đó là:
    -Thực trạng tình hình nghèo đói của ngư dânven biển vùng này?
    -Các nhân tố nào ảnh hưởng nghèo đói của ngư dân tại huyện Quảng Trạch, tỉnh
    Quảng Bình?
    Để giải quyết vấn đề nêu trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu
    những nhân tố ảnh hưởng tới sự nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng
    Trạch, tỉnh Quảng Bình”
    2.Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu chung
    Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng nghèo đói từ đó gợi ý những chính sách
    nhằm giảm nghèo bền vững cho cộng đồng ngư dân nghèo ven biển huyện Quảng
    Trạch, tỉnh Quảng Bình.
    Mục tiêu cụ thể
    - Đánh giá thực trạng tình hình nghèo đói của ngư dân ven biển huyện Quảng
    Trạch, tỉnh Quảng Bình.
    3
    -Xác định những nhân tố ảnh hưởng đếnnghèo đói của ngư dân tại huyện
    Quảng Trạch trong những năm gần đây.
    -Đề xuất và gợi ý một số chính sách quản lý đối với những cơ quan hữu quan
    trong thời gian tới giúp ngư dân ven biển huyện Quảng Trạch sớm thoát nghèo.
    3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các hộ ngư dân nghèo ven biển vùng bãi
    ngang huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
    Phạm vi nghiên cứu
    -Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các hộ ngư dân ven biển huyện Quảng
    Trạch, tỉnh Quảng Bình gồm các xã: Quảng Đông, Quảng Phú, Cảnh Dương, Quảng
    Hưng, Quảng Xuân, Quảng Phúc
    -Thời gian: Từ tháng 9/2009đến tháng 4/2010.
    4.Phương pháp nghiên cứu
    Trong quá trình thực hiện luận văn sẽ thực hiện các phương pháp nghiên cứu
    như: phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp), phương pháp phân tích-tổng
    hợp, phương pháp chuyên khảo, phương pháp định lượng với sửdụng các phần
    mềm thống kê chuyên dụng: Excel, SPSS
    Phương pháp thu thập dữ liệu (sơ cấp, thứ cấp): thực hiện tổng hợp các báo
    cáo, số liệu thống kế và phỏng vấn các hộ dân thuộc các xã ven biển huyện Quảng
    Trạch trong phạm vi nghiên cứu với các tiêu chí chủ yếu như: tuổi, giới tinh, tôn
    giáo, thu nhập từ ngành nghề, chi tiêu, việc làm, trình độ văn hóa, sở hữu tài sản đất
    đai, vốn sản xuất. Phương pháp này tạo ra cơ sở dữ liệu sơ cấp để xây dựng mô hình
    kinh tế lượng nhằm phân tích tình trạng nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo và đề
    xuất hướng giải quyết.
    Phương pháp chuyên khảo: để nghiên cứu các tài liệu có tính chất lý luận về
    nghèo đói, các mô hình đã được các tác giả đi trước nghiên cứu về nghèo đói.
    4
    Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả về tình hình nghèo đói, các đặc điểm về
    kinh tế, xã hội.
    Phương pháp phân tích và tổng hợp: dùng để phân tích và tổng hợp về tình
    hình nghèo đói, nguyên nhân nghèo đói của vùng nghiên cứu.
    Phương pháp định lượng: lập mô hình hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa chi
    tiêu đầu người với các yếu tố khác như: việc làm, vốn sản xuất, số con, sống lệ
    thuộc, trình độ văn hóa, sở hữu tài sản đất đai, dân tộc, điều kiện sống, từ đó đề xuất
    một số chính sách giảm nghèo trên địa bàn ven biển huyện Quảng Trạch.
    5. Nhữngđóng góp của luận văn
    Về mặt lý thuyết, luận văn góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghèo
    đói, đồng thời làm rõ bản chất của nghèo đói.
    Về mặt thực tiễn, luận văn làm phong phú thêm thựctế và kinh nghiệm
    nghiên cứu vấn đề nghèo đói, đặc biệt là vấn đề nghèo đói của các hộ ngư dân làm
    nghề thủy sản vùng bãi ngang ven biển. Ngoài ra, luận văn còn dùng làm tài liệu để
    nghiên cứu và giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng.
    6. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phục lục và tài liệu tham khảo, luận văn dự
    kiến được cấu trúc thành 5 chươngnhư sau: Chương 1 nêu về tổng quan lý thuyết về
    nghèo đói bao gồm khái niệm về nghèo đói, các phương pháp tiếp cận đo lường
    nghèo đói, tổng hợp tình hình nghèo đói trênthế giớivà ở Việt Nam. Chương 2nêu
    lên cơ sở xác định đâu là nghèo, đo lường và đánh giá mức độ nghèo đói, tổng quan
    các nghiên cứu liên quan đến nghèo đóivà đề xuất mô hình nghiên cứu về tình hình
    nghèo của các hộ dân ven biển huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Chương 3sẽ
    trình bàythiết kế nghiên cứubao gồm các phương pháp nghiên cứu, nguồn số liệu
    sử dụng, mẫu nghiên cứu, cách thức và phương pháp chọn mẫu. Chương 4trình bày
    về kết quả nghiên cứu, sẽ phân tích về tình hình nghèo đói của các hộ dân ven biển
    huyện Quảng Trạch và kết quả mô hình kinh tế lượng về các nhân tố ảnh hưởng tới
    nghèo đói của các hộ dân này. Chương sẽ nêu những gợi ý chính sách nhằm giảm
    nghèo cho các xã ven biển từ việc nghiên cứu thực trạngcủa khu vực này đồng thời
    trình bày những hạn chế của mô hình kinh tế lượng trong nghiên cứu.
    5
    Chương 1- TỔNG QUANVỀ NGHÈO ĐÓI
    1.1. Khái niệm về nghèo đói
    Báo cáo của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) về phát triển
    con người có ba quan điểm khác nhau về nghèo đói:
    -Quan điểm thu nhập (tiêu dùng).
    -Quan điểm nhu cầu cơ bản.
    -Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người.
    a.Báo cáo phát triển liên hợp quốc (UNDP) 1997 cho rằng có 3 quan điểm
    khác nhau:
    Quan điểm về thu nhập là một cách hiểu hẹp nhất, một người được cho là vô
    sản nếu như mức thu nhập của anh ta dưới một ngưỡng xác định.
    Quan điểm nhu cầu cơ bản: Quan điểm này không xuất phát từ mức thu nhập
    mà xuất phát từ khả năng mà xã hội có thể cung cấp cho người dân để họ ngăn ngừa
    nghèo đói. Nghĩa là thu nhập của họ không nhiều, họ có thể tự mìnhsản xuất một
    phần sản phẩm nào đấy, còn các nhu cầu khác sẽ được thỏa mãn nhờ các dịch vụ
    miễn phí của Nhà nước như y tế, giáo dục, giao thông, thông tin liên lạc
    Quan điểm khả năng phát triển tiềm năng con người: Người dân không thể có
    được khả năng thỏa mãn một cách đầy đủ mọi nhu cầu căn bản của mình như: ăn,
    mặc, ở Ngoài ra, họ còn bị hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và
    giáo dục, tham gia vào các hoạt động đoàn thể và không được thỏa mãn cả nhu cầu
    về văn hóa xã hội Tóm lại là sự lựachọn của họ bị hạn chế. Áp dụng quan điểm
    tiếp cận này cho phép định nghĩa nghèo đói như là một sự thiếu vắng hàng loạt nhu
    cầu cơ bản và hạn chế sự lựa chọn của con người. Quan điểm này nó bao trùm 2
    quan điểm trên. Nghĩa là cả mức thu nhập và hạn chế khả năng con người thỏa mãn
    những nhu cầu cơ bản của mình. Cách nhìn vấn đề từ quan điểm phát triển con
    người cho phép khảo sát nghèo đói như là một hiện tượng đa chiều, có nguồn gốc
    sâu xa.


    b. Ủy ban kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Thái Lan 1993)đưa ra
    khái niệm về nghèo đói và cũng thường sử dụng ở Việt Nam là:
    "Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn
    các nhu cầu cơ bản của con ngườimà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào sự phát triển
    kinh tế -xã hội và phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được
    xã hội thừa nhận"
    c. Hội nghị thượng đỉnh thế giới Copenhagen -Đan Mạch(1995): “Người
    nghèo là tất cả những ai thu nhập thấp hơn 1USD/ngày/người số tiền được coi như
    đủ để mua nhữngsản phẩm thiết yếu để tồn tại”.
    d. Ngân hàng thế giới (WB 1990)
    Ngèo là tình trạng không có khả năng có mức sống tối thiểu (bao gồm thiếu
    thốn những sản phẩm dịch vụ thiết yếu như y tế, giáo dục, vật chất, vv
    Tóm lại, tất cả nhữngquan niệm về nghèo đóinêu trên đều phản ánh ba khía
    cạnh chủ yếu của người nghèo:
    -Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư.
    -Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thi ểu dành cho
    con người.
    -Thiếu cơ hội được lựa chọn tham gia vào các dịch vụ cơ bản trong quá trình
    phát triển của cộng đồng.
    Nghiên cứu này sử dụng định nghĩa của Ngân hàng thế giới về nghèo đó là
    tình trạng mà cá nhân hoặc hộ gia đình “không có khả năng có mức sống tối thiểu”.
    QUAN ĐIỂM THU
    NHẬP
    QUAN ĐIỂM KHẢ NĂNG
    PHÁT TRIỂN TIỀM NĂNG
    QUAN ĐIỂM
    NHU CẦU CƠ
    Hình 1.1.Các quan điểm về nghèo đói
    7
    1.2. Các phương pháp tiếp cậnđo lườngnghèo đói
    1.2.1. Phương pháp dựa vào chi tiêu
    Theo Sarah Bales (2001) thì tiêuchí chung nhất để xác định nghèo đói đó là
    mức chi tiêu (hay thu nhập) để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người.
    Ngân hàng thế giới (WB 2007), Cách tiếp cận phổ biến nhất hiện nay trong
    đo lường phúc lợi kinh tế đó là dựa vào chi tiêu hay thu nhập của hộ gia đình nếu
    chúng ta chia đều cho các thành viên của hộ thì được chỉ tiêu chi tiêu hay thu nhập
    bình quân đầu người.(WB 2005) thì các nước phát triển sử dụng thu nhập để xác
    định nghèo đói vì nó mang tính ổn định cao hơn, đối với các nước đang phát triển thì
    dùng chỉ tiêu chi tiêu vì dễ thấy và dễ dàng hơn.
    Nội dung của phương pháp này dựa vào các cuộc điều tra về thông tin chi tiết
    chi tiêu của hộ, từ đó là cơ sở để tính toánchuẩn nghèo và được đo bằng mức chi
    tiêu cần thiết để đảm bảo đủ 2100 Kcalo trong một ngày, dựa vào cách mà hộ phân
    bổ chi tiêu giữa những nhu cầu khác nhau trong cuộc sống như lương thực và phi
    lương thực. Trên cơ sở đó những hộ có mức chi tiêu bình quânđầu người dưới
    chuẩn nghèo là những hộ nghèo và tỷ lệ nghèo là tỷ lệ dân số có mức chi tiêu dưới
    chuẩn nghèo. Tuy nhiên phương pháp này cũng có những nhược điểm như là chi phí
    lớn, điều tra chi tiêu đầu người mẫu thường nhỏ và sai số trong quá trình ước tính
    nghèo đói có thể xảy ra rất cao. Phương pháp này thường cho kết quả khả quan và
    đáng tin cậy với cấp độ tính toán trên phạm vi rộng từ cấp vùng hoặc tỉnh trở lên.
    1.2.2. Phương pháp dựa vào thu nhập
    Việc áp dụng phương pháp tính toán và xác định nghèo đói theo phương pháp
    dựa vào thu nhập được Bộ LĐTB&XH nước ta áp dụng và triển khai trong điều tra
    đánh giá mức sống dân cư năm 1998 và 2002. Nội dung chủ yếu của phương pháp
    này đó là điều tra những thông tin liên quan đến thu nhập của một hộ gia đình trong
    một năm và lấy bình quân theo đầu người của hộ đó, trên cơ sở số liệu đó đối chiếu
    với chuẩn nghèo được ban hành đối với khu vực hộ đó đang cư trú. Ở Việt Nam, Bộ
    Lao động Thương binh và Xã hội dựa trên điều tra gồm những câu hổi về tài sản và
    về thu nhập từ c á c nguồn khác nhau. Thu nhập từ tất cả các nguồn này được cộng
    8
    lại, chia cho số người trong hộ và so sánh với một trong hai chuẩn nghèo tùy theo xã
    đó thuộc vùng nào.
    Năm 2005 (QĐ s ố 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005, chuẩn nghèo áp dụng
    cho Việt Nam giai đoạn 2006-2010).
    Chuẩn nghèo ở thành thị: 260.000 đ/người/tháng
    Nông thôn: 200.000 đ/người/tháng.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình (2009), Niên giám thống kê tỉnh Quảng
    Bình năm 2009. Đồng Hới-2009.
    2. Đào Công Thiên (2008), Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nghèo đói
    của các hộ ngư dân ven đầm Nha Phu, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh
    Hòa.Đại học Nha Trang.
    3. Hoàng Ngọc Nhậm (1997), Giáo trình kinh tế lượng, NXB Khoa học
    Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh
    4. Hoàng Trọng (2002), Xử lý dữ liệu nghiêncứu với SPSS for Windows,
    NXB Thống kê, Hà Nội.
    5. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình (2010), Báo cáo
    mục tiêu Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Quảng Bình giai đoạn
    2006-2010.
    6. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Bình (2009), Báo cáo
    mục tiêu Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Quảng Bình năm 2009
    và giai đoạn 2006-2009.
    7. Ủy ban nhân dân huyện Quảng Trạch (2010), Báo cáo tình hình thực
    hiện mục tiêu Chương trình xóa đói giảm nghèo huyện Quảng Trạch
    giai đoạn 2006-2009.
    8. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2006), Tài liệu tập huấn cán bộ
    giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
    9. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (2003), Tài liệu tập huấn cán bộ
    giảm nghèo cấp xã, NXB Lao động-Xã hội, Hà Nội.
    10. Báo cáo Phát triển Việt Nam năm 2000, Tấn công nghèo đói.
    11. Báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ cho
    Việt Nam, Nghèo, Hà Nội, 12/2003.
    12. Báo cáo quốc gia MDG 2010, Việt Nam trên con đường hoàn thành các
    mục tiêu thiên nhiên kỷ, Thành phố Hồ Chí Minh, 6/2010.
    Tài liệu tiếng Anh
    13. World Bank, Poverty Manual,
    14. World Bank (2004), Republic of Korea: Four Decades of Equitable
    Growth,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...