Tiểu Luận Nghiên cứu những mâu thuẫn chủ yếu trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu những mâu thuẫn chủ yếu trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và giải pháp giải quyết những mâu thuẫn đó

    LỜI NÓI ĐẦU

    Từ sau Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI đến nay, nước ta có nhiều đổi mới quan trọng, đặc biệt là chuyển đổi nền kinh tế tập trung, hành chính, quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, mở cửa vận hành theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế mở cửa đã tạo điều kiện cho nhiều lĩnh vực kinh tế hoạt động, giao lưu và hội nhập những khoa học công nghệ tiên tiến trên thế giới, bước đầu đã gặt hái được những thành công đáng kể như kiềm chế được lạm phát trong điều kiện nền kinh tế phải đối phó với nhiều khó khăn và nguồn viện trợ từ bên ngoài rất hạn chế, lạm phát năm 1986 là 487% đến năm 1994 chỉ còn 14%.
    Trong nông nghiệp, thu nhập tăng 60% khoảng từ năm 1993-1998, ngoài ra hiện nay Việt nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan. Quan hệ kinh tế- thương mại quốc tế tăng nhanh, mở rộng giao lưu với nhiều bạn hàng trên thế giới, đặc biệt tăng cường mối quan hệ Việt- Mỹ. Kim nghạch xuất nhập khẩu tăng 28% trong những năm 1989-1991. Thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI vào Việt Nam, mỗi năm có khoảng 400 dự án với số vốn đăng kí khoảng 3 tỷ USD.
    Tuy nhiên bên cạnh những thành công, Việt Nam còn gặp không ít những hạn chế như vẫn còn khoảng 85% số người nghèo sống ở nông thôn và 79% số người nghèo lao động trong nông nghiệp, chiếm 1/4 GDP và 1/3 tổng kim nghạch xuất nhập khẩu .
    Tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả hoặc không có lãi đến cuối năm 1999 theo ước tính chính thức là 126 nghìn tỷ VND ( tương đương gần 9 tỷ USD hay chiếm 32% GDP ) và làm suy yếu các hệ thống ngân hàng Thương mại quốc doanh, ít nhiều làm suy giảm nền kinh tế đất nước.
    Những hạn chế trên là do nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn TBCN. Mặt khác sau ngày giả pháng ( 30-4-1975) chúng ta áp dụng máy móc phương thức sảm xuất của Liên xô (cũ), xoá bỏ nền kinh tế hàng hoá, phủ định những quy luật khách quan như quy luật Cung-Cầu, quy luật Phân phối .
    Phải đến năm 1986 chúng ta nhận thức lại chủ nghĩa Marx-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, công nhận sự phát triển của kinh tế hàng hoá như một tất yếu của thời kì quá độ nhưng phải dưới sự quản lý của nhà nước.
    Nền kinh tế nước ta còn gặp nhiều khó khăn và trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, nhà nước cần phải có những bước đi chắc chắn và dứt khoát nếu không nền kinh tế dễ dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ gây ảnh hưởng tới quá trình phát triển đi lên CNXH ở nước ta hiện nay.
    Để giải quyết những khó khăn và trả lời những câu hỏi ?. Làm thế nào để khắc phục được cái nghèo và nguy cơ tụt hậu so với các nước trên thế giới và trong khu vực?. Làm thế nào để phát triển kinh tế theo mục tiêu định hướng, dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh? Làm thế nào để tiến lên con đường XHCN một cách ngắn nhất?. Chúng ta cần nghiên cứu những mâu thuẫn cơ bản của nền kinh tế, tìm ra giải pháp và giải quyết những mâu thuẫn đó, nền kinh tế tất nhiên sẽ đi đúng hướng XHCN mà đảng và nhà nước ta đã lựa chọn.
    Đề tài “Nghiên cứu những mâu thuẫn chủ yếu trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay và giải pháp giải quyết những mâu thuẫn đó” , là đúng đắn và có giá trị thực tiễn trong thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nay.
    Đề tài này có 4 phần chủ yếu sau:
    Chương I: Sự cần thiết phải nghiên cứu những mâu thuẫn chủ yếu trong việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    Chương II: Những mâu thuẫn chủ yếu trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
    Chương III: Những khuyết tật của nền kinh tế hàng hoá đem lại

    Chương IV: Một số giải pháp và kiến nghị giải quyết những mâu thuẫn nhằm phát triển kinh tế hàng hoá theo định hướng XHCN.
     
Đang tải...