Nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2011 - 09 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nguyễn Thị Hương Lan
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Hoài Thu; ThS. Nguyễn Bích Liên
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 9 năm 2011/ tháng 9 năm 2012

    2. Tính cấp thiết

    Xây dựng xã hội học tập gắn liền với yêu cầu mọi người dân phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời đã trở thành một xu thế lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới.

    Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế công nghiệp đang chuyển mạnh sang nền kinh tế tri thức trên phạm vi toàn thế giới trong điều kiện tri thức nhân loại phát triển vượt bậc, cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục đạt được những thành tựu kỳ diệu. Do đó nhiều quốc gia đã có chiến lược xây dựng xã hội học tập, trong đó mọi người dân đều có cơ hội, có điều kiện học tập và ai cũng học suốt đời.

    Phù hợp với xu thế đó, Đảng ta đã sớm khẳng định: ngay trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam phải xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được HTSĐ (Học tập suốt đời), học liên tục, học suốt đời ở mọi nơi, mọi lúc.

    Tuy nhiên việc thực hiện mục tiêu xây dựng XHHT (xã hội học tập) vẫn còn gặp nhiều thách thức, đặc biệt, khả năng tiếp cận đối với các cơ hội HTSĐ của người lao động ở nông thôn còn gặp nhiều khó khăn.

    Hải Dương là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng nhưng có cả huyện miền núi và trung du. Vùng núi và trung du chiếm 11% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng chiếm 89% diện tích. Năm 2009 Hải Dương có 1.703.492 người với mật độ dân số 1.044,26 người/km². Dân số của tỉnh Hải Dương tập trung chủ yếu ở nông thôn: 86%, thành thị: 14%. Số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 55% dân số. Toàn tỉnh có tới 10 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đông nhất là dân tộc Kinh. Đến nay, tỉnh Hải Dương đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS (Trung hoc cơ sở), trình độ dân trí ngày càng được nâng lên nhưng việc tiếp cận học tập suốt đời của người lao động nông thôn ở Hải Dương vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, bất cập.

    Vì vậy, việc nghiên cứu những khó khăn của người lao động ở nông thôn trong tiếp cận cơ hội HTSĐ là cần thiết và cấp bách nhằm góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng XHHT giai đoạn 2011-2020.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu những khó khăn của người lao động ở nông thôn trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục cho mọi người và xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2011-2020.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nghiên cứu cơ sở lí luận

    - Nghiên cứu một số khái niệm liên quan (XHHT, HTSĐ, khó khăn trong HTSĐ, GDTX (giáo dục thường xuyên), GDKCQ (Giáo dục không chính quy).
    - Tìm hiểu bối cảnh thời đại và những vấn đề đặt ra đối với HTSĐ ở Việt Nam (Bối cảnh thời đại; những yếu tố tác động tới HTSĐ).
    - Nghiên cứu đặc điểm HTSĐ ở thế kỉ XXI (nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức, )
    - Nghiên cứu những chiến lược, chính sách đối với nông thôn của Đảng và Nhà nước

    Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội HTSĐ (khó khăn về nhận thức; về điều kiện kinh tế- xã hội; về điều kiện địa lí; về chương trình, nội dung học; về mở lớp học; về cơ sở vật chất, .) .

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Nhóm nghiên cứu đề tài giới hạn nghiên cứu những khó khăn trong tiếp cận cơ hội HTSĐ của người lao động nông thôn trong độ tuổi từ 18-60 tuổi ở trung tâm HTCĐ (học tập cộng đồng).

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: phân tích, tổng hợp, so sánh, kết hợp lý thuyết với thực tiễn.

    7. Kết cấu của đề tài


    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài
    1.1. Một số khái niệm có liên quan
    1.2. Bối cảnh thời đại và những vấn đề đặt ra đối với học tập suốt đời
    1.3. Đặc điểm học tập suốt đời ở thế kỉ XXI
    1.4. Những chiến lược chính sách đối với nông thôn của Đảng và Nhà nước ta

    Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
    2.1. Tình hình kinh tế - xã hôi, giáo dục của tỉnh Hải Dương
    2.2. Thực trạng điều tra, khảo sát về những khó khăn trong tiếp cận cơ hội HTSĐ của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương

    Chương 3: Một số giải pháp tăng cường cơ hội tiếp cận học tập suốt đời của người lao động ở nông thôn hiện nay
    3.1. Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và người lao động nông thôn về HTSĐ
    3.2. Giải pháp phát triển kinh tế - xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động nông thôn
    3.3. Giải pháp sư phạm nhằm tăng cường cơ hội HTSĐ cho người lao đông ở nông thôn.

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã làm rõ những khái niệm, quan niệm có liên quan như: học tập suốt đời, xã hội học tập, khó khăn trong học tập suốt đời, giáo dục thường xuyên, giáo dục không chính quy và đề tài đã tổng quan được bối cảnh thời đại và những vấn đề đặt ra đối với HTSĐ; đặc điểm HTSĐ ở thế kỉ XXI; những chiến lược, chính sách đối với nông thôn của Đảng và Nhà nước để thấy được thế kỉ XXI là thế kỉ của HTSĐ và việc xây dựng XHHT là một xu thế tất yếu trong thời đại KHKT-CN phát triển.

    Nhóm đề tài đã tiến hành điều tra những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời.

    Qua đó, nhóm đề tài thấy rằng, người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời đã gặp những khó khăn sau:

    Khó khăn về chủ quan: khó khăn trong nhận thức, khó khăn về trình độ, khó khăn về tư tưởng mặc cảm, tư ti.

    Khó khăn về khách quan:

    - Khó khăn về quản lí, chỉ đạo;
    - Khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội;
    - Khó khăn về các yếu tố sư phạm.

    Từ việc nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn tỉnh Hải Dương trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời, nhóm đề tài đã có những đề xuất một số giải pháp tăng cường cơ hội tiếp cận học tập suốt đời của người lao động ở nông thôn hiện nay như sau:

    - Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL và người lao động nông thôn về HTSĐ.
    - Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội nhằm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động nông thôn.
    - Giải pháp về sư phạm nhằm tăng cường cơ hội HTSĐ cho người lao động ở nông thôn.

    Từ kết quả nghiên cứu trên, nhóm đề tài đề nghị Viện KHGDVN cho phép được triển khai nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn trong tiếp cận cơ hội học tập suốt đời của các tỉnh đại diện cho các vùng miền trong cả nước.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Xây dựng XHHT là một xu thế tất yếu trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của KHKT-CN ; Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập; Sự xuất hiện ngày càng nhiều nền kinh tế thị trường. HTSĐ là tiền đề để xây dựng XHHT.

    Nhóm đề tài nghiên cứu những khái niệm có liên quan; nghiên cứu bối cảnh thời đại và những vấn đề đặt ra đối với HTSĐ; đặc điểm HTSĐ ở thế kỉ XXI (nhu cầu, mục đích, nội dung, hình thức, )

    Từ đó, nhóm đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường cơ hội HTSĐ cho người lao động nông thôn, tiến tới xây dựng XHHT như sau:
    - Giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBQL và người lao động nông thôn về HTSĐ
    - Giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội nhằm nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động nông thôn
    - Giải pháp về sư phạm nhằm tăng cường cơ hội HTSĐ cho người lao động ở nông thôn.

    Khuyến nghị

    Với Viện KHGDVN: Đề nghị cho phép đề tài được triển khai nghiên cứu trên quy mô rộng hơn, có các tỉnh đại diện cho các vùng miền trong cả nước.
    Với Bộ GD-ĐT: Có thể sử dụng nghiên cứu những khó khăn của người lao động nông thôn trong tiếp cận HTSĐ là để làm căn cứ cho việc chỉ đạo, đề xuất các giải pháp tăng cường cơ hội HTSĐ cho người lao động nông thôn, xây dựng XHHT ở các địa phương.


    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...