Thạc Sĩ Nghiên cứu những đặc điểm sinh vật học của Cây Cam đường thuộc Họ Cam ở Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình

Thảo luận trong 'Khoa Học Tự Nhiên' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 27/11/12.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề
    Tỉnh Bình Thuận nằm trong vùng khô hạn, ít mưa, nhiều nắng gió, không có
    mùa đông, với phía Đông Bắc giáp tỉnh Ninh Thuận; phía Bắc và Tây Bắc giáp
    tỉnh Lâm Đồng; phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai; phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa -
    Vũng Tàu và phía Đông - Đông Nam giáp biển Đông. Huyện Tuy Phong nằm ở
    phía Bắc của tỉnh có khí hậu khô hạn nhất nước; khí hậu được chia làm 2 mùa
    tương đối rõ rệt, mùa mưa ngắn, lượng mưa trung bình chỉ đạt khoảng 600 – 700
    mm/năm, số ngày mưa trung bình trong năm là 40 – 50 ngày. Trong khí đó nhiệt
    độ ở đây khá cao (trung bình tháng cao nhất là 34,1 0 C); số giờ nắng trung bình
    2919 giờ/năm, với cường độ ánh sáng rất mạnh, lượng bốc hơi trung bình cả năm
    lớn làm cho không khí khô nóng quanh năm [26], [27]. Tình trạng khô hạn đó lại
    được tăng cường do ở vùng đồng bằng đất thấp; các bãi, cồn cát chiếm diện tích
    lớn, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam làm gia tăng sự bốc hơi, độ ẩm không
    khí hạ đến mức thấp nhất. Đi dọc theo quốc lộ 1A, ta thấy một bên là sườn của
    một bình phong núi; một bên là biển xanh được bao bọc bởi các dãi cát trắng
    mênh mông, xen lẫn các trảng cỏ dại và cây bụi lúp xúp, chịu được nắng nóng khô hạn.
    Trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt như vậy, tài nguyên về cây cỏ rất hạn
    chế, chất lượng thảm thực vật không cao, đang có chiều hướng suy thoái dẫn đến
    nguy cơ phá vỡ thế cân bằng sinh thái. Ở đây thường xuyên xuất hiện hiện tượng
    sa mạc hoá, mùa khô cát bay và xâm lấn nhiều làng mạc, đồng ruộng, nương rẫy
    Khí hậu trong những năm gần đây diễn biến ngày càng phức tạp, theo chiều
    hướng x?u d?n, ít mưa, lượng bốc hơi lớn, các nguồn nước ngầm đang cạn kiệt, 2
    môi trường đang bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp chế
    biến hải sản; đồng thời sức ép của sự hoạt động trong các khu dân cư tập trung
    làm cho các quần thể thực vật xung quanh bị xâm hại nghiêm trọng, môi trường
    ven biển không còn đảm bảo các chỉ tiêu về vệ sinh và các cảnh quang thiên
    nhiên nên đã dần mất đi vẻ hấp dẫn đối với khách du lịch.

    Các cấp lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và huyện Tuy Phong từ lâu đã chỉ đạo cho
    các cơ quan chức năng thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát việc trồng rừng, phủ
    xanh các vùng đất trống, đồi trọc. Tuy nhiên, các loài cây được trồng ở đây hầu
    như đều có xuất xứ ngoại lai, trong đó nổi bật là các loài như Keo lá tràm, Keo
    lai, Keo tai tượng, Phi lao, Xoan chịu hạn, Bạch đàn và rãi rác đây đó một vài
    vườn Điều. Công tác chọn giống cây trồng cho Lâm nghiệp chưa được quan tâm
    và đầu tư đúng mức, chưa định hướng rõ ràng về tổ chức sản xuất. Việc sản xuất
    giống cây trồng chưa có quy hoạch lâu dài, chưa có hệ thống chặt chẽ nên việc
    quản lý còn nhiều khó khăn, bất cập.

    Qua kết quả nghiên cứu và điều tra sơ bộ các loài cây bản địa, quý hiếm ở
    Việt Nam trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện được một số
    loài cây vùng ven biển huyện Tuy Phong vừa có sức sống mãnh liệt, vừa có giá
    trị kinh tế cao, chứa các hoạt tính sinh học tốt để phục vụ các nhu cầu về dinh
    dưỡng, làm thuốc chữa bệnh, làm mỹ phẩm Các loài cây này rất đa dạng về
    mặt sinh học, chúng sống tạo thành các quần hệ thực vật chịu được khô hạn, nắng
    gió; Đó là các quần thể cây gỗ thấp, cây bụi rậm rạp xen lẫn các loài cỏ cứng
    mọc trên các cồn cát đã góp phần cố định cát, ngăn chặn cát bay. Cây cỏ tuy ít
    loài nhưng số cá thể trong mỗi loài khá phong phú, đặc trưng bởi các đặc tính
    chịu được nắng hạn, thường có lá cứng, phân cành thấp, xanh quanh năm và có
    nhiều gai móc.

    Trong số các loài cây đặc sắc của vùng đồi cát ven biển, nổi bật có cây Cam
    đường (Limnocitrus littoralis (Miq.)Sw.) thuộc họ Cam ( Rutaceace Juss.1789)
    được người dân khai thác sử dụng từ lâu đời như dùng lá phơi khô để trừ muỗi, lá
    tươi để đun nước tắm sát trùng và phơi khô quả để làm thuốc trị ho Qua khảo
    sát và điều tra sơ bộ, chúng tôi nhận thấy đây là một loài cây cần được quan tâm
    nghiên cứu vì:
    1/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) – một trong những loài
    cây thường gặp ở vùng đồi cát, phát triển rất tốt trên nền đất cát ven biển nghèo
    dinh dưỡng, chịu được các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như: nắng nóng, gió
    bão .
    2/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) được người dân địa
    phương sử dụng nhiều trong việc trị các bệnh thông thường. Các thầy thuốc Đông
    y của tỉnh cũng đã nghiên cứu, chế biến nhiều bài thuốc chữa bệnh có giá trị từ
    loài cây này [28]. Đặc biệt, qua phân tích bước đầu cho thấy hàm lượng tinh dầu
    trong lá khá cao, có mùi thơm độc đáo và chứa nhiều hoạt tính có giá trị.
    3/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) là loài cây đặc hữu cho
    vùng đất cát ven biển Việt Nam, phân bố chủ yếu ở vùng Nam Trung bộ trở vào,
    trung tâm phân bố của loài thuộc vùng đất của 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
    Các quần thể Cam đường thuộc huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận rất phong
    phú xen lẫn với các cây bụi gai vùng khô hạn, nhu cầu vế sinh lý – sinh thái của
    cây Cam đường rất phù hợp với hoàn cảnh sống ở vùng đất cát ven biển. Đặc
    biệt cây có sức sống rất mãnh liệt. Vào các tháng khô hạn kéo dài, trong khi các
    loài cây khác đều chết hoặc rụng hết lá thì các cây bụi Cam đường vẫn xanh tươi
    ra hoa kết trái.
    4/ Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) có hệ rễ đâm sâu, lan
    rộng rất thích hợp cho việc cố định cát, ngăn chặn được các cồn cát di động, phủ
    4
    xanh các vùng đất trống đồi trọc rất tốt. Ngoài ra, sức sống của loài cây này hơn
    hẳn các loài cây được dùng để trồng rừng ở đây.
    5/ Các công trình nghiên cứu về cây Cam đường ở vùng này còn rất ít. Đặc
    biệt chưa thấy công trình nào nghiên cứu cụ thể các đặc điểm sinh học, về sự
    phân bố, về sinh trưởng – phát triển, về các đặc điểm thực vật học của loài cây
    này để làm cơ sở cho việc bảo vệ, khai thác hợp lý và phát triển bền vững nguồn
    tài nguyên thực vật có giá trị ở địa phương.

    Trên cơ sở những hiểu biết bước đầu về cây Cam đường cùng với các lý
    do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu những đặc điểm sinh vật học của
    Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) thuộc Họ Cam (Rutaceae
    Juss. 1789) ở Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận” để nghiên cứu sâu hơn
    các đặc tính sinh vật học của loài cây này. Từ đó, đề xuất hướng giải quyết cho
    việc trồng cây Cam đường trên quy mô lớn nhằm vừa tạo nguồn nguyên liệu cho
    việc sản xuất tinh dầu trong nước và xuất khẩu, vừa góp phần giải quyết các vấn
    đề phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường, bảo vệ hệ sinh thái, duy trì đa
    dạng sinh học và đảm bảo phát triển bền vững ở địa phương.

    1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.2.1. Đối tượng nghiên cứu
    Cây Cam đường (Limnocitrus littoralis (Miq.) Sw.) trong vườn ươm và mọc
    tự nhiên tại một số vùng thuộc Huyện Tuy Phong – Tỉnh Bình Thuận.
    1.2.2.Phạm vi nghiên cứu và hạn chế vấn đề
    Với thời gian hạn hẹp khoảng một năm, trong phạm vi khảo sát một số đặc
    điểm cơ bản về cây Cam đường, chúng tôi chỉ có thể tập trung nghiên cứu các
    vấn đề sau:
    _ Nghiên cứu hoàn cảnh sống, vật hậu và phân bố của cây Cam đường trong
    các khu vực khảo sát thuộc huyện Tuy Phong – Bình Thuận để nắm được các đặc
    điểm thích nghi của cây ở ngoài thiên nhiên cùng với các giai đoạn sinh trưởng –
    phát triển, sinh sản của cây trong năm.
    _ Phân tích đất tại một số nơi có cây Cam đường phân bố để biết thêm về
    hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất cần cho sự sinh trưởng và phát triển
    bình thường của cây.
    _ Nghiên cứu hình thái, giải phẫu các bộ phận cơ quan của cây Cam đường
    để thấy rõ hơn các đặc điểm giải phẫu hình thái thực vật của cây.
    _ Phân tích hình thái so sánh và tra cứu theo các khoá tra để định danh chính
    xác về tên khoa học của loài.
    _ Nghiên cứu hạt giống, nẩy mầm và các giai đoạn sinh trưởng – phát triển
    của cây Cam đường trong vườn ươm để theo dõi sự sinh trưởng – phát triển và sự
    thích nghi với các điều kiện sống khác nhau của cây con. Từ đó chọn ra công
    thức ươm gieo tốt nhất làm chuẩn để đề xuất hướng gieo trồng đại trà phục vụ
    cho công tác trồng rừng ở địa phương.
    _ Phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong lá và vỏ quả của cây Cam
    đường để biết được hàm lượng các chất trong những bộ phận này. Trên cơ sở đó,
    so sánh với các thành phần dinh dưỡng ở một số loài khác trong Họ Cam để thấy
    được giá trị của loài cây này trong các ngành công nghiệp hương liệu, dược liệu,
    mỹ phẩm.

    1.3. Mục tiêu nghiên cứu
    _ Xác định tên khoa học của cây Cam đường và vị trí bậc phân loại trong hệ thống sinh tiến hoá.
    _ Mô tả các đặc điểm hình thái, minh họa bằng các hình chụp thân, lá, hoa, quả
    _ Thu mẫu, làm tiêu bản cây Cam đường. 6
    _ Mô tả các đặc điểm giải phẫu các bộ phận thân, lá, rễ của cây Cam đường.
    Minh họa bằng hình chụp vi phẫu các bộ phận này.
    _ Phân tích một số thành phần dinh dưỡng trong lá, vỏ quả của cây Cam đường.
    _ Xác định được các điều kiện khí hậu thích hợp cho cây con phát triển ở giai
    đoạn vườn ươm. Từ đó tìm ra được công thức ươm gieo tốt nhất.

    1.4. Những đóng góp của luận văn:
    Cung cấp tư liệu về một loài cây đặc hữu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong
    chương trình trồng rừng ở địa phương. Đặc biệt có thể phát hiện, sử dụng được
    cây tài nguyên ở địa phương, góp phần cung cấp nguồn nguyên liệu tự nhiên cho
    một số ngành công nghiệp mỹ phẩm, hương liệu, dược liệu, thực phẩm

    1.5. Bố cục của luận văn: Luận văn gồm 5 chương:
    Chương 1: Mở đầu.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Tổng quan tài liệu.
    Chương 4: Kết quả và thảo luận.
    Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...