Tiến Sĩ Nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 21/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ
    DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Mục đích nghiên cứu 3
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3
    5. Phạm vi nghiên cứu 3
    6. Giả thuyết khoa học 4
    7. Phương pháp nghiên cứu 4
    8. Đóng góp mới của luận án 5
    9. Cấu trúc của luận án 6

    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 7
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 7
    1.2. Xúc cảm 20
    1.2.1. Một số quan điểm tiếp cận nghiên cứu về xúc cảm 20
    1.2.2. Khái niệm “Xúc cảm” 25
    1.2.3. Cấu trúc của xúc cảm 27
    1.2.4. Phân loại xúc cảm 30
    1.2.5. Ảnh hưởng của xúc cảm đến đời sống và hoạt động của con người 33
    1.3. Xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 36
    1.3.1. Xúc cảm tiêu cực 36
    1.3.2. Hoạt động học tập của học sinh tiểu học 37
    1.3.3. Đặc điểm phát triển tâm lý- xúc cảm của học sinh tiểu học 42
    1.3.4. Khái niệm xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 45
    1.3.5. Ảnh hưởng của xúc cảm tiêu cực đến hoạt động học tập của học sinh 46
    1.4. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 47
    1.4.1. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi phi ngôn ngữ 51
    1.4.2. Biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học qua hành vi ngôn ngữ 54
    1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 57
    Tiểu kết Chương 1 61

    CHƯƠNG 2.TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC
    63
    2.1. Tổ chức nghiên cứu 63
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 69
    2.3. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá 73
    Tiểu kết Chương 2 77

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BIỂU HIỆN XÚC CẢM TIÊU CỰC TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 78
    3.1. Thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 78
    3.1.1. Kết quả tổng hợp về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ của học sinh tiểu học 78
    3.1.2. So sánh những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập qua hành vi ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ theo khách thể nghiên cứu 89
    3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 103
    3.3. Nghiên cứu điển hình về biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học 111
    3.4. Một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập ở học sinh đầu tiểu học 117
    Tiểu kết Chương 3 135
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 137
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 141
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 142

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Giáo dục tiểu học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, có nhiệm vụ xây dựng và phát triển các phẩm chất nhân cách và trí tuệ cho trẻ em nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam. "Luật giáo dục" ban hành năm 2007 đã xác định: "Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để tiếp tục học trung học cơ sở"[30, tr.17]. Hoạt động học tập ở cấp học này là hoạt động chủ đạo, có ý nghĩa hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách của trẻ em trong tương lai.
    Xúc cảm là một mặt quan trọng trong đời sống tâm lý nói chung và nhân cách của học sinh tiểu học nói riêng. Trẻ em ngày nay đã khác trước rất nhiều. Giờ đây đã có đủ cơ sở để nói đến sự gia tốc sinh học, sự gia tốc tâm lý và sự gia tốc xã hội. Tuy nhiên, sự biến đổi xã hội diễn ra nhanh chóng khiến cho trẻ em ngày nay thường xuyên phải đối mặt với những tình huống mới lạ, bất ngờ, mà đối với chúng thì đó là các khó khăn. Cách thức ứng xử trong các tình huống đó sẽ để lại những dấu ấn có tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển nhân cách sau này của trẻ. Kết quả của nhiều nghiên cứu xã hội học, giáo dục học, tâm lý học gần gây đã cho thấy sự gia tăng các hiện tượng tiêu cực ở trẻ em như: bạo lực, hành vi xâm kích, biểu hiện trầm cảm với độ tuổi xuất hiện lần đầu ngày càng giảm xuống. Trẻ em hiện nay có xu hướng dễ cô đơn, dễ chán nản, dễ cáu giận và ương bướng hơn. Chúng cũng hay bị căng thẳng, lo lắng, bốc đồng và dễ gây hấn hơn [dẫn theo 41]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho thấy, tỷ lệ trẻ em ở lứa tuổi học đường có dấu hiệu rối nhiễu tâm lý chiếm hơn 20% tập trung nhiều vào các biểu hiện như lo âu, sợ hãi, trầm cảm. Phụ huynh được chọn nghiên cứu thấy có con của họ có 27,4% những rối loạn trong kì thi như đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi .[24].
    Xúc cảm là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh, đặc biệt đối với học sinh tiểu học. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy: Học sinh thường có biểu hiện “căng thẳng” (47%), “lo lắng” (39,5%), “hay hờn dỗi, khóc” (32,4% ở HS khối lớp 1), “cáu giận”(39,9%) hoặc “chán nản” (39,3%) trong học tập và có khó khăn trong việc kiềm chế xúc cảm. Do trải nghiệm thất bại trong học tập, khó khăn trong mối quan hệ với thầy cô, gia đình, bạn bè . làm gia tăng ở học sinh những xúc cảm tiêu cực, điều này có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sự phát triển nhân cách của trẻ [4,5,6,7,12,15]. Đúng như Karen Stone McCown khẳng định: “Cuộc sống xúc cảm của trẻ có ảnh hưởng lớn tới việc học tập của chúng. Phải khỏe về xúc cảm cũng giống như phải giỏi về môn Toán hay môn Văn vậy” [10] và Schutz và Lanehart (2002) đã viết khi đề cập đến một vấn đề đặc biệt của xúc cảm trong giáo dục: "Xúc cảm liên quan mật thiết đến hầu như mọi khía cạnh của quá trình giảng dạy và học tập, do đó, sự hiểu biết về bản chất của xúc cảm trong bối cảnh trường học là rất cần thiết" [101].
    Nhằm nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng giáo dục ở tiểu học, đã có những công trình nghiên cứu chuyên sâu để rà soát, xác định những khó khăn của học sinh trong hoạt động học tập, tìm hiểu nguyên nhân và có các biện pháp dạy học và giáo dục nhằm khắc phục tình trạng trên. Những nghiên cứu này thường chú trọng về giáo dục những phẩm chất cụ thể hoặc phương pháp giảng dạy những môn học cụ thể. Tuy kết quả học tập và chất lượng giáo dục do nhiều yếu tố tác động, nhưng đối với cấp Tiểu học, yếu tố quan trọng nhất tác động đến chúng là xúc cảm của trẻ mà điều này ít được nghiên cứu ở Việt Nam có thể vì điều kiện hạn chế (như kinh phí, thời gian, phương tiện kĩ thuật, sự kiên nhẫn )
    Tóm lại, xúc cảm là mặt quan trọng của nhân cách, phát triển xúc cảm tích cực tạo một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ. Ngược lại, nếu để rơi vào tình trạng trầm cảm, căng thẳng, rối loạn tâm lý, hậu quả để lại cho trẻ những dấu ấn nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, đồng thời cũng gây ra những lo lắng, bức xúc trong xã hội. Từ những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn như trên, đề tài “Nghiên cứu những biểu hiện xúc cảm tiêu cực trong hoạt động học tập của học sinh tiểu học” đã được lựa chọn nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Phát hiện thực trạng biểu hiện xúc cảm tiêu cực (XCTC) trong hoạt động học tập (HĐHT) của học sinh tiểu học (HSTH), trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong HĐHT ở HSTH.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    3.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu biểu hiện XCTC trong HĐHT của HSTH.
    3.2. Xác định thực trạng biểu hiện và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến biểu hiện xúc cảm tiêu cực của học sinh lớp 1 và lớp 2 ở giờ học trên lớp.
    3.3. Đề xuất một số biện pháp tâm lý- giáo dục hạn chế XCTC trong HĐHT ở học sinh đầu tiểu học.
     
Đang tải...