Luận Văn Nghiên cứu nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành, tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN .1
    1.1 Lý do chọn đề tài .1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 Phạm vi nghiên cứu .2
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu .2
    1.3.2 Không gian nghiên cứu .2
    1.3.3 Thời gian nghiên cứu 2
    1.4 Phương pháp nghiên cứu .2
    1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu .2
    1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu 2
    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu 3
    1.6 Kết cấu của báo cáo .3
    Tóm tắt chương 1 .4
    CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN - MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 5
    Giới thiệu 5
    2.1 Các khái niệm .5
    2.2 Giới thiệu một số giống lúa đang được canh tác phổ biến ở An Giang .8
    2.3 Mô hình nghiên cứu .11
    2.4 Giải thích một số thuật ngữ 13
    Tóm tắt chương 2 .16
    CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17
    Giới thiệu .17
    3.1 Thiết kế nghiên cứu .17
    Bước 1: Hình thành ý tưởng 17
    Bước 2: Xây dựng đề cương (Nghiên cứu sơ bộ) 17
    Bước 3: Nghiên cứu chính thức .18
    3.2 Thang đo 21
    3.2.1 Thang đo định danh (Nominal) .21
    3.2.2 Thang đo thứ bậc (Ordinal) 21
    3.2.3 Thang đo nhị phân (Dichotomous Scale) .21
    3.2.4 Câu hỏi nhiều lựa chọn (Multiple Response) .21
    3.2.5 Thang đo định danh mức độ (Itemized Rating Scale) 22
    3.2.6 Câu hỏi mở 22
    3.3 Mẫu 23
    3.3.1 Quy trình chọn mẫu .23
    3.3.2 Xác định không gian thu thập dữ liệu sơ cấp 24
    3.4 Tiến độ nghiên cứu 26
    Tóm tắt chương 3 27
    CHƯƠNG IV: GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH-KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN CHÂU THÀNH 28
    Giới thiệu .28
    4.1 Giới thiệu tổng quan về Huyện Châu Thành .28
    4.2 Một vài chỉ tiêu chủ yếu của Huyện Châu Thành .28
    Trang ii
    4.3 Diện tích đất đai theo đơn vị hành chính .30
    4.4 Diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện Châu Thành 32
    4.5 Sản lượng các loại cây hàng năm 33
    4.6 Tổng kết tình hình hoạt động nông nghiệp Huyện Châu Thành năm 2008 .34
    4.6.1. Các chỉ tiêu vĩ mô 34
    4.6.2 Trồng trọt: 34
    4.6.3 Công tác phục vụ sản xuất 34
    4.6.4 Tình hình dịch hại .35
    4.6.5 Các công tác chuyên ngành bảo vệ thực vật (BVTV) 35
    4.6.6 Công tác khuyến nông: .36
    Tóm tắt chương 4 .37
    CHƯƠNG V : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .38
    Giới thiệu .38
    5.1 Kết quả về mẫu điều tra 38
    5.1.1 Phân bố mẫu theo xã .38
    5.1.2 Phân bố mẫu theo độ tuổi .38
    5.1.3 Phân bố mẫu theo giới tính .39
    5.1.4 Phân bố mẫu theo số năm kinh nghiệm canh tác lúa 39
    5.1.5 Phân bố mẫu theo trình độ văn hóa .39
    5.1.6 Phân bố mẫu theo diện tích đất canh tác lúa .40
    5.1.7 Phân bố mẫu theo tỷ lệ diện tích lúa thịt và lúa giống 40
    5.2 Tình hình sử dụng giống chất lượng ở huyện Châu Thành vụ đông xuân 2009 41
    5.2.1 Tên giống và cấp chất lượng giống .41
    5.2.2 Sự chuyển dịch cơ cấu cấp giống qua các năm 43
    5.3 Phân tích nhu cầu sử dụng giống chất lượng .46
    5.3.1 Nhu cầu hiện tại 46
    5.3.2 Dự báo nhu cầu giống chất lượng vụ Hè Thu 2009 49
    5.4 Các yếu tố tác động đến nhu cầu sử dụng giống chất lượng của nông dân 53
    5.4.1 Nhận thức của nông dân về tầm quan trọng của công tác chọn giống 53
    5.4.2 Kỹ thuật canh tác 54
    5.4.3 Trình độ và kinh nghiệm của nông dân 55
    5.4.4 Tác động của chính quyền địa phương và các phương tiện thông tin 58
    5.4.5 Giá giống và chất lượng giống 59
    5.5 Một số giải pháp nân cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng Huyện Châu Thành – An Giang 60
    5.5.1 Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương đối với nông dân .60
    5.5.2 Tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật canh tác lúa 60
    5.5.3 Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giống 61
    Tóm tắt chương 5 .62
    CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN .63
    6.1 Kết luận 63
    6.2 Các đề nghị cho hướng nghiên cứu/giải quyết tiếp theo 63

    1.1 Lý do chọn đề tài
    Sản xuất lúa gạo đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Khoảng 80% trong tổng số 11 triệu hộ nông dân có tham gia sản xuất lúa gạo và chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống.
    Trong gần ba thập kỷ qua nhờ có sự đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nên Việt Nam đã đạt được những thành tựu lớn trong sản xuất lúa gạo, không những đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà hàng năm còn xuất khẩu được 3-4 triệu tấn gạo. Hiện nay năng suất lúa bình quân của cả nước đã khá cao đạt khoảng 4,5 tấn/ha, song giữa các vùng sinh thái khác nhau trong nước lại có sự chênh lệch đáng kể về năng suất lúa. Lượng gạo tham gia vào các kênh lưu thông chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn cung cấp chính đó là Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH).
    (Nguồn: http://www.agro.gov.vn/news/chitiet_nghiencuu.asp - Báo cáo mặt hàng lúa gạo – Nguyễn Ngọc Quế - Ngành gạo Việt Nam - Trang 47)
    An Giang là tỉnh đứng đầu cả nước về sản xuất lúa gạo và đã góp phần đáng kể cùng các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đảm bảo an ninh lương thực và xuất khẩu gạo của cả nước. Cụ thể những năm vừa qua, diện tích gieo trồng và sản lượng lúa gạo của tỉnh không ngừng gia tăng: từ 477.180 ha (năm 2002) đạt sản lượng 2,59 triệu tấn; 523.037 ha (năm 2004) sản lượng là 3,00 triệu tấn; 503.464 ha (năm 2006) đạt 2,90 triệu tấn. An Giang với hơn 70% dân số của tỉnh sống bằng nghề trồng lúa, đây là nghề được xem là thu nhập chủ yếu, là nền kinh tế chính của gia đình.
    (Nguồn: Cục Thống Kê An Giang – Phòng Thống Kê Huyện Châu Thành – Niên Giám Thống Kê Huyện Châu Thành Năm 2007).
    Bước vào thời kỳ kinh tế hội nhập, nghề trồng lúa đòi hỏi phải có sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ để nâng cao sức cạnh tranh. Nông nghiệp Việt Nam cạnh tranh thể hiện ngày một rõ nét hơn khi gia nhập WTO, chủ yếu trên cơ sở phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao . Trong nước, giữa nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cũng có sự cạnh tranh về diện tích đất, mặt nước và nhất là nhân lực, khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh. Trong nông nghiệp, sự cạnh tranh này cũng xảy ra ở nhiều mặt: như giữa trồng trọt và chăn nuôi/thả tôm cá. Người nông dân luôn chọn giải pháp công nghệ hợp lý trong điều kiện của mình, nhất là những cây trồng, vật nuôi với những giống phù hợp nhất để sản xuất cho lợi nhuận cao nhất.
    Với môi trường cạnh tranh như trên, người sản xuất nào có sản phẩm chất lượng cao nhất và giá thành hạ nhất mới có thể tiến đến thành công. Giống tốt được coi như một trong những công cụ quan trọng nhất giúp nông dân tăng nhanh hơn hàm lượng chất xám trong nông sản.
    (http://www.hoinongdan-quangtri.org.vn - WTO với Nông dân - GsTs Nguyễn Văn Luật - Nông Nghiệp Cạnh Tranh Thời Hội Nhập WTO – cập nhật Thứ Năm, 7 - 5 – 2009)
    GS-TS Võ Tòng Xuân, người đã có nhiều năm gắn bó với cây lúa vùng ĐBSCL trăn trở: “Nước ta gia nhập WTO sẽ đem về nhiều hợp đồng xuất khẩu gạo lớn. Tuy nhiên, chất lượng gạo đòi hỏi cao và giá phải cạnh tranh. Để có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan, người nông dân phải liên kết chặt chẽ với nhau và liên kết với các doanh nghiệp. Nông dân trồng lúa muốn làm giàu, không thể sử dụng kỹ thuật cũ. Trước đây, nông dân thường lấy giống mới
    Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
    GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 2
    trồng theo kỹ thuật cũ. Còn ngày nay, nông dân phải lấy giống mới trồng theo kỹ thuật mới. Có như vậy thì doanh nghiệp và nông dân mới giàu được”.
    (http://www.vietlinh.com.vn/docbao/tintucnongnghiep.asp - trồng trọt - “Mắc cạn” vì giống lúa chất lượng thấp - cập nhật 22/11/2008)
    Thay đổi giống chất lượng cao, nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, chuyện nói từ lâu nhưng để làm được điều này không phải dễ, bởi vì còn tồn động nhiều nguyên nhân (cả khách quan và chủ quan). Chính vì thế đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang” sẽ tìm ra các giải pháp giúp nông khắc phục các khó khăn và nhanh chóng chuyển sang sử dụng giống chất lượng.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    Với các vấn đề vừa nêu ở trên thì mục tiêu đặt ra cho nghiên cứu như sau:
    - Nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống lúa của nông dân huyện Châu Thành
    - Xác định nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân.
    - Đề ra một số giải pháp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa chất lượng.
    1.3 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là nông dân huyện Châu Thành, có diện tích canh tác lúa từ 1 ha trở lên.
    Ngoài ra, đề tài này cũng có thu thập thông tin từ các đơn vị sản xuất lúa giống và công ty xuất khẩu gạo trong tỉnh An Giang.
    1.3.2 Không gian nghiên cứu(1)
    Do hạn chế về thời gian và kinh phí, tác giả chỉ chọn 5 xã thí điểm trong 12 xã và 1 thị trấn của huyện Châu Thành để nghiên cứu, đó là Hòa Bình Thạnh, An Hòa, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An.
    1.3.3 Thời gian nghiên cứu
    Thời gian nghiên cứu bắt đầu từ ngày 2/2/2009 đến ngày 5/5/2009
    1.4 Phương pháp nghiên cứu
    1.4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
    - Thông tin thứ cấp: Thu thập dữ liệu có sẵn từ các phương tiện thông tin đại chúng như: Sách, báo, internet, Ngoài ra đề tài còn sử dụng các thông tin từ các báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Châu Thành, phòng Nông nghiệp huyện Châu Thành và một số cơ sở sản xuất lúa giống trên địa bàn nghiên cứu.
    - Thông tin sơ cấp: Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp với nông dân, tham khảo ý kiến chuyên gia, thảo luận nhóm, phát bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp, điều tra nông dân bằng bảng câu hỏi đã dược thiết kế sẵn.
    1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
    Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng: Thực hiện những cuộc nghiên cứu thông qua bảng thảo luận nhóm với một số nông dân và nhà cung cấp lúa giống chất lượng trong
    1 Thông tin chi tiết ở phần phương pháp nghiên cứu (trang 25) và bảng đồ ở phụ lục 7
    Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
    GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 3
    huyện Châu Thành nhằm tìm ra khía canh có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở cho việc chỉnh sửa, bổ sung các biến, yếu tố trong bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn chính thức. Dựa vào những ý kiến đã thu thập ở phần phỏng vấn sơ bộ để xây dựng bảng câu hỏi, thu thập và xử lý số liệu. Sau đó đưa ra kết quả nghiên cứu, một số kiến nghị và giải pháp để làm rõ hơn, thuyết phục hơn vấn đề đang nghiên cứu. Dữ liệu sau khi thu thập mang về mã hóa xử lý và làm sạch được hỗ trợ bởi phần mềm SPSS (Statistical Package For Social Sciences) 13.0 và Microsoft Excel.
    1.5 Ý nghĩa nghiên cứu
    Với mục tiêu nghiên cứu như trên, đề tài này mang lại lợi ích thiết thực không chỉ đố với nông dân mà còn là nguồn thông tin tham khảo rất đáng giá đối với các nhà sản xuất lúa giống, cụ thể:
    - Đối với nông dân: Giúp cho nông dân nhận ra được những tín năng và ưu điểm của hạt giống chất lượng, nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống trong ngành sản xuất lúa, tìm ra giải pháp giúp họ có thể tiếp cận nguồn lúa giống chất lượng, nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng.
    - Đối với nhà sản xuất lúa giống: Biết được hiện trạng sử dụng giống của nông dân ở hiện tại, và dự báo nhu cầu đối với giống lúa chất lượng. Từ đó nhà sản xuất có kế hoạch sản xuất hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của bà con nông dân trong huyện Châu Thành. Dần dần tạo được uy tín đối với nông dân giúp cho tỷ lệ nông dân sử dụng giống chất lượng ngày càng tăng, tạo thêm doanh thu cho nhà sản xuất giống.
    1.6 Kết cấu của báo cáo: (có 6 chương)
    - Chương 1: Tổng quan: Trình bày các cơ sở để thực hiện dự án nghiên cứu, hoàn cảnh và sự cần thiết của nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu.
    - Chương 2: Cơ sở lý thuyết – Mô hình nghiên cứu: chương này trình bày các định nghĩa, khái niệm nhằm giải thích về vấn đề nghiên cứu và phần sơ lược về tình hình sản xuất và tiêu thụ giống lúa chất lượng hiên nay.
    - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Mô tả nội dung cơ bản, cách nghiên cứu (Định tính hay định lương), cách lấy mẫu, lý do chọn mẫu, cách thu thập thông tin và các thông tin cần thu thập trong nghiên cứu.
    - Chương 4: Giới thiệu khái quát về tình hình kinh tề - xã hội Huyện châu Thành: tác giả sẽ giới thiệu một vài nét cơ bản về Huyện Châu Thành (Địa bàn được chọn nghiên cứu) để cho đọc giả có thể hình dung một cách tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội của Huyện.
    - Chương 5: Kết quả nghiên cứu: Đây là phần cốt lõi của đề tài nghiên cứu, trình bày tổng hợp kết quả nghiên cứu được về “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang”.
    - Chương 6: Phần kết luận và khiến nghị: Phần này đúc kết tất cả các thông tin và kiến thức thu thập được trong suốt quá trình nghiên cứu. Để từ đó đưa ra các giải pháp giúp nông dân nhận thức được tầm quan trọng của công tác chọn giống và sử dụng giống trong canh tác, đồng thời cũng giúp nhà sản xuất lúa giống biết được nhu cầu về giống chất lượng của nông dân để có các kế hoạch sản xuất hợp lý. Các giải pháp do tác giả suy luận dựa trên kết quả nghiên cứu.
    Nghiên Cứu Nhu Cầu Sử Dụng Giống Lúa Chất Lượng Của Nông Dân Huyện Châu Thành Tỉnh AG
    GVHD: ThS. Trần Minh Hải SVTH: Mai Hoàng Tiến Trang 4
    Tóm tắt chương 1
    Trong chương 1, Tác giả nêu lên hoàn cảnh và tính cấp thiết để thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân huyện Châu Thành Tỉnh An Giang”. Đề tài được thực hiện với 3 mục tiêu chính: (1) nghiên cứu hiện trạng sử dụng giống lúa của nông dân huyện Châu Thành, (2) xác định nhu cầu sử dụng giống lúa chất lượng của nông dân, (3) đề ra một số giải pháp nâng cao tỷ lệ nông dân sử dụng giống lúa chất lượng. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày phạm vi, phương pháp, và ý nghĩa của nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là nông dân sản xuất lúa ở 5 xã: Hòa Bình Thạnh, An Hòa, Vĩnh Hanh, Vĩnh Nhuận và Vĩnh An của Huyện Châu Thành – An Giang với điều kiện là có diện tích canh tác 1 ha trở lên, thời gian thực hiện nghiên cứu từ ngày 2/2/2009 đến ngày 5/5/2009.
    Về phương pháp thu thập dữ liệu gồm có dữ liệu thứ cấp (Thu thập dữ liệu từ các phương tiện thông tin đại chúng như: Sách, báo, internet, các báo cáo tổng kết của trạm khuyến nông huyện Châu Thành, phòng Nông Nghiệp huyện Châu Thành và một số cơ sở sản xuất lúa giống trên địa bàn nghiên cứu) và dữ liệu sơ cấp (Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn trực tiếp với nông dân), dữ liệu được phân tích theo phương pháp phân tích định tính và định lượng, việc phân tích dữ liệu được hổ trợ bởi các phần mềm máy tính như: SPSS 13.0 và Microsoft Excel.
    Ý nghĩa nghiên cứu: Giúp cho nông dân nhận ra được những tín năng và ưu điểm của hạt giống chất lượng, nhận thức được tầm quan trọng của hạt giống trong ngành sản xuất lúa và giúp nhà sản xuất giống biết được hiện trạng sử dụng giống của nông dân ở hiện tại, và nhu cầu của họ đối với giống lúa chất lượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...