Thạc Sĩ Nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp tỉnh Long An giai đoạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp tỉnh Long An giai đoạn 2011 – 2015

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình vii
    Danh mục các phụ lục viii
    1. MỞ ðẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.2.1 Mục tiêu chung 3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 3
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4 Những câu hỏi ñặt ra trong quá trình nghiên cứu 4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 5
    2.1 Lý luận về nguồn nhân lực trong phát triển kinhtế xã hội 5
    2.1.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế 5
    2.1.2 Nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội 12
    2.1.3 Phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam 17
    2.2 Lý luận về công nghiệp xây lắp và nguồn nhân lực trong lĩnh vực
    xây lắp
    21
    2.2.1 Công nghiệp xây lắp 21
    2.2.2 Nguồn nhân lực trong lĩnh vực xây lắp 24
    2.2.3 Những thành tựu phát triển xây lắp Việt Nam 29
    3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    3.1 Tổng quan về ñịa lý, ñiều kiện tự nhiên tỉnh Long An 33
    3.1.1 Tổng quan về ñịa lý 33
    3.1.2 ðiều kiện tự nhiên 35
    3.2 ðiều kiện kinh tế -xã hội của tỉnh Long An 36
    3.2.1 Cơ cấu dân, lao ñộng 36
    3.2.2 Cơ cấu nền kinh tế 37
    3.2.3 Tăng trưởng trong từng khu vực kinh tế và ñờisống văn hóa, xã hội của
    tỉnh
    39
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 46
    3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 46
    3.3.2 Phương pháp phân tích 50
    3.3.3 Các chỉ tiêu phân tích 50
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
    4.1 Thực trạng ñáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực xây lắp của tỉnh 54
    4.1.1 Thực trạng chung của doanh nghiệp xây lắp 54
    4.1.2 Thực trạng nhân lực ñang làm việc trong lĩnh vực xây lắp của tỉnh 56
    4.1.3 Phân tích các yếu tố tác ñộng ñến sự phát triển hoạt ñộng xây lắp của
    tỉnh
    64
    4.2 ðánh giá và dự báo nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp trong
    lĩnh vực xây lắp tỉnh Long An giai ñoạn 2011 - 2015
    72
    4.2.1 ðánh giá lợi thế phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp của
    tỉnh
    72
    4.2.2 Cơ sở ñể xây dựng dự báo phát triển công nghiệp xây lắp và nguồn
    nhân lực xây lắp của tỉnh
    76
    4.2.3 Dự báo tăng trưởng công nghiệp xây lắp của tỉnh giai ñoạn 2011 –
    2015
    77
    4.2.4 Dự báo nhu cầu nhân lực xây lắp của tỉnh giaiñoạn 2011 - 2015 80
    4.3 Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực ñáp ứng nhu cầu các
    doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp tỉnh Long An giai ñoạn 2011 -2015
    85
    4.3.1 Cơ sở ñề xuất giải pháp 85
    4.3.2 Các giải pháp 86
    5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ XUẤT 107
    5.1. Kết luận 107
    5.2. ðề xuất 107
    Tài liệu tham khảo 110
    Các phụ lục 112

    1. MỞ ðẦU
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
    ðối với một quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố và
    nhiều ñiều kiện khác nhau, nhưng quan trọng bậc nhất vẫn là phụ thuộc vào nhân tố
    con người. Nếu so sánh các nguồn lực với nhau thì nguồn nhân lực có ưu thế hơn cả.
    Do vậy, hơn bất cứ nguồn lực nào khác, nguồn nhân lực luôn chiếm vị trí trung tâm
    và ñóng vai trò quan trọng hàng ñầu trong phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước.
    Trong những thập kỷ gần ñây, nhiều nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
    ñã có những bước phát triển quan trọng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên
    cứu. Các công trình nghiên cứu về sự phát triển kinh tế ðông Á ñều nhấn mạnh tới
    vai trò của nguồn nhân lực, nó có ý nghĩa to lớn quyết ñịnh trong việc ñưa các nước
    này từ nền kinh tế kém phát triển, tài nguyên khan hiếm và kiệt huệ vì chiến tranh ñã
    trở thành những nước công nghiệp mới, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền
    vững, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Sự phát triển thành công của một
    quốc gia là gắn chặt với chính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực của nước
    ñó.
    Việt Nam ñang trong giai ñoạn ñẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñất
    nước và hội nhập kinh tế quốc tế, việc khai thác vàsử dụng có hiệu quả nguồn nhân
    lực là vấn ñề hết sức quan trọng. Trong bối cảnh thế giới bước vào nền kinh tế tri
    thức thì vấn ñề lao ñộng trình ñộ cao ñang thực sự là vấn ñề cấp thiết, ñó nguồn nhân
    lực quan trọng, là hạt nhân của nền kinh tế tri thức. Việt Nam ñang mong muốn phát
    triển nhanh và bền vững thì phải có nguồn nhân lực có trình ñộ cao và không ñể lãng
    phí nguồn nhân lực. Trong cương lĩnh chính trị ðảngvà chính sách của Nhà nước
    luôn nghiên cứu và ñặt ra những yêu cầu cơ bản trước mắt cũng như lâu dài trong
    việc sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả nhất, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy
    những yếu tố tinh thần gắn với truyền thống văn hóadân tộc. Xây dựng mối quan hệ
    gắn bó chặt chẽ giữa khai thác, sử dụng với việc ñào tạo, bồi dưỡng ñể nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực, coi chất lượng nguồn nhân lựclà tiền ñề cơ bản ñể nâng cao
    hiệu quả kinh tế - xã hội của ñất nước. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ñã trở
    thành một trong những nhiệm vụ hàng ñầu của quốc gia, của từng ñịa phương và
    trong từng tổ chức.
    Trong phát triển kinh tế, công nghiệp xây lắp là một trong những ngành kinh tế
    có ñóng góp tỷ trọng cao vào GPD và thu hút nhiều lao ñộng làm việc. Giai ñoạn
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .
    2
    2006 – 2010, kinh tế nước ta luôn ñạt mức tăng trưởng cao, bình quân ñạt 7,5%/năm
    ñây là thành quả của các ngành kinh tế ñóng góp, trong ñó công nghiệp xây lắp có
    vai trò ñặc biệt quan trọng là ñầu tàu, là hạt nhânphát triển của nền kinh tế. Ngày
    nay, nước ta là thành viên của Khu vực tự do thươngmại ASEAN (AFTA) và Tổ
    chức Thương mại thế giới (WTO) trong bối cảnh hội nhập quốc tế, ngành xây dựng
    Việt Nam phải hòa nhập chung và cạnh tranh với ngành xây dựng thế giới. Vì vậy,
    Việt Nam cần chuẩn bị và tiến hành nhanh công tác phát triển nguồn nhân lực, chú
    trọng nâng cao chất lượng lao ñộng ngành xây dựng ñó là bước ñi quan trọng là
    nhân tố quyết ñịnh cho phát triển toàn diện ngành xây dựng nói chung và công
    nghiệp xây lắp nói riêng.
    Long An nằm trong vùng kinh tế trọng ñiểm phía nam,là cửa ngõ duy nhất nối
    liền miền ðông với miền Tây Nam Bộ. Là tỉnh tiếp giáp với Tp.HCM có nền kinh tế
    năng ñộng bậc nhất cả nước, nên nhận ñược sự lan tỏa về phát triển công nghiệp ñặc
    biệt với 4 huyện giáp ranh Tp.HCM. Vì vậy, Long An có nhiều lợi thế phát triển
    kinh tế nói chung và hoạt ñộng công nghiệp xây lắp nói riêng. Công nghiệp xây lắp
    Long An là ngành công nghiệp then chốt ñóng góp to lớn vào tổng sản phẩm quốc
    nội (GDP) của tỉnh, thu hút nhiều lao ñộng làm việc. Giai ñoạn 2006 – 2010, tỷ
    trọng giá trị sản xuất Khu vực Công nghiệp xây dựngchiếm 32,4% trong cơ cấu
    GDP của tỉnh, riêng lĩnh vực xây lắp chiếm ñến 14% GDP của tỉnh. So sánh nội bộ
    Khu vực Công nghiệp xây dựng thì giá trị sản xuất xây lắp chiếm ñến 43%. Từ ñó
    cho thấy rằng công nghiệp xây lắp có vai trò quan trọng là ñầu tàu, là hạt nhân phát
    triển kinh tế của tỉnh, trong quá trình phát triển của nó có nhiều yếu tố tác ñộng
    trong ñó yếu tố nguồn nhân lực chiếm vị trí ñặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, trong
    thời gian qua nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, nhất là hạn chế về chất lượng lao
    ñộng làm việc trong lĩnh vực xây lắp chưa ñược quantâm chú trọng ñào tạo. Vì vậy,
    năng suất lao ñộng thấp dẫn ñến thu nhập của lao ñộng xây lắp thấp là rào cản thu
    hút lao ñộng làm việc trong lĩnh vực này, dẫn ñến tình trạng nhân lực xây lắp không
    phát triển thuận lợi, nhiều lúc biến ñộng khó lườnggây khó khăn cho hoạt ñộng của
    doanh nghiệp xây lắp.
    Xuất phát từ mục tiêu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình phát
    triển kinh tế xã hội của tỉnh, ñảm bảo lực lượng lao ñộng có chất lượng, ñủ số lượng
    cho hoạt ñộng doanh nghiệp xây lắp trong thời gian tới, tôi chọn ðề tài “Nghiên
    cứu nhu cầu nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp tỉnh
    Long An giai ñoạn 2011 – 2015”. Qua quá trình nghiên cứu tìm ra các giải pháp
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .
    3
    thực hiện quản trị nguồn nhân lực về lĩnh vực xây lắp phù hợp yêu cầu phát triển,
    ñạt hiệu quả cao trong sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung
    ðề tài ñược chọn nhằm hướng ñến mục tiêu nghiên cứuphù hợp với việc thu
    thập thông tin và ñánh giá các tác ñộng nguồn nhân lực ñến mục tiêu tăng trưởng và
    phát triển doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp. Trên cơ sở ñó ñề tài ñưa ra giải pháp
    thích hợp cho việc phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng ñáp ứng nhu
    cầu thị trường lao ñộng lĩnh vực xây lắp của tỉnh.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Tổng quan lý luận nguồn nhân lực và nhu cầu nhân lực của doanh nghiệp xây
    lắp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện ñại hóa ñấtnước.
    - ðánh giá thực trạng ñáp ứng của nguồn nhân lực vàdự báo nhu cầu nguồn
    nhân lực trong lĩnh vực xây lắp tỉnh Long An giai ñoạn 2011-2015.
    - ðề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực xây lắp của tỉnh.
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
    - ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là quản trị nguồnnhân lực trong lĩnh vực xây
    lắp.
    - ðối tượng ñược chọn ñể khảo sát là lao ñộng làm việc trong lĩnh vực xây lắp,
    năng lực hệ thống cơ sở ñào tạo nghề, quy mô doanh nghiệp trong lĩnh vực xây lắp,
    chính sách nhà nước thực hiện trong giai ñoạn 2006-2010.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.2.1 Về nội dung
    - Nghiên cứu lao ñộng, việc làm, hệ thống cơ sở ñàotạo nghề, quy mô doanh
    nghiệp trên ñịa bàn tỉnh. Nghiên cứu trên cơ sở số liệu thu thập trong giai ñoạn 2006-2010 và phân tích ñánh giá các chỉ tiêu.
    - Nghiên cứu doanh nghiệp và lao ñộng trong lĩnh vực xây lắp. Dự báo nhu cầu
    lao ñộng và ñề xuất các giải pháp phù hợp ñể quản trị nguồn nhân lực trong lĩnh vực
    xây lắp tỉnh Long An giai ñoạn 2011-2015.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .
    4
    1.3.2.2 Về không gian và thời gian
    - Phạm vi nghiên cứu của ñề tài giới hạn trong tỉnhLong An trên cơ sở sử
    dụng các chỉ tiêu so sánh của cả nước.
    - Số liệu kinh tế - xã hội trong ñó tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu doanh
    nghiệp và nguồn nhân lực xây lắp giai ñoạn 2006 – 2010. Số liệu dùng ñể phân tích
    ñược sử dụng trong 3 năm 2008-2010.
    1.4 Những câu hỏi ñặt ra trong quá trình nghiên cứu
    - Nhu cầu nguồn nhân lực cho doanh nghiệp xây lắp của tỉnh trong giai ñoạn
    2011-2015 ra sao? Giải pháp gì nên ñược thực thi nhằm ñáp ứng nhu cầu nhân lực
    xây lắp của tỉnh?
    - Vì sao cung lao ñộng lại dư thừa và cầu lao ñộng luôn thiếu, lý do và ñịnh
    hướng khắc phục yếu ñiểm này? Doanh nghiệp cho rằngtuyển dụng lao ñộng luôn
    là khó khăn không ñáp ứng ñủ nhu cầu của họ, trong khi tình trạng thiếu việc làm,
    thất nghiệp vẫn ñang xảy ra với tỷ lệ cao.
    - Vì sao chất lượng ñào tạo không ñáp ứng yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp?
    Chất lượng lao ñộng ñược ñánh giá ngày càng tăng, trong khi doanh nghiệp luôn
    than phiền nguồn nhân lực không ñáp ứng yêu cầu sử dụng, mâu thuẫn này xuất phát
    từ ñâu?
    - Một vấn ñề cần quan tâm là tại sao người sử dụng lao ñộng ñòi hỏi người lao
    ñộng phải ñáp ứng về trình ñộ chuyên môn, tay nghề theo yêu cầu sản xuất, khi mà
    trách nhiệm của họ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thường chưa có
    giải pháp rõ ràng và không có biện pháp chế tài cụ thể. Có phải phát triển nguồn
    nhân lực, trong ñó ñào tạo kỹ năng tay nghề cho laoñộng không thuộc trách nhiệm
    của doanh nghiệp?
    - Mức sống và thu nhập của người lao ñộng khi tham gia làm việc tại doanh
    nghiệp trên ñịa bàn tỉnh Long An hiện nay như thế nào? Có phải khi nâng cao chất
    lượng nguồn nhân lực bằng việc tăng cường ñầu tư dạy nghề thì thu nhập của lao
    ñộng sẽ tăng lên tương ứng hoặc cao hơn? Nguồn vốn Nhà nước cần ñầu tư bao
    nhiêu ñể nâng cao chất lượng lao ñộng xây lắp giai ñoạn 2011-2015?
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .
    5
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1 Lý luận về nguồn nhân lực trong phát triển kinhtế xã hội
    2.1.1 Tăng trưởng và phát triển kinh tế
    2.1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
    Tăng trưởng kinh tế là sự tăng thêm hay là sự gia tăng về quy mô sản lượng
    của một nền kinh tế trong một thời kỳ nhất ñịnh. Tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ tăng
    sản lượng thực tế, là kết quả của các hoạt ñộng sảnxuất, kinh doanh dịch vụ của một
    nền kinh tế tạo ra. Sự tăng trưởng kinh tế ñược so sánh với các năm gốc kế tiếp nhau
    ñược gọi là tốc ñộ tăng trưởng kinh tế. [13, tr.13]
    Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường ñược ñánh giá theo những
    dấu hiệu chủ yếu như: ổn ñịnh, tăng trưởng và công bằng xã hội. Trong ñó, tăng
    trưởng kinh tế là cơ sở ñể thực hiện hàng loạt vấn ñề kinh tế, chính trị, xã hội. Trước
    hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất lượng hàng hoá,
    dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do ñó tăng trưởng kinh tế là tiền ñề vật chất ñể
    giảm bớt tình trạng ñói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn ñề có ý nghĩa quyết
    ñịnh ñối với mọi quốc gia trên con ñường vượt lên khắc phục sự lạc hậu, hướng tới
    giàu có, thịnh vượng.
    Tăng trưởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cưtăng, phúc lợi xã hội và
    chất lượng cuộc sống của cộng ñồng ñược cải thiện như: kéo dài tuổi thọ, giảm tỷ lệ
    suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp phát triểngiáo dục, y tế, văn hoá .
    Tăng trưởng kinh tế tạo ñiều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất
    nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên
    nhân quan trọng là ñã sử dụng tốt hơn lực lượng laoñộng. Vì vậy, tăng trưởng kinh
    tế nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quanhệ giữa tăng trưởng thực tế và
    tỷ lệ thất nghiệp ở nước phát triển ñã ñược lượng hoá theo ñịnh luật Okun. ðịnh luật
    Okun cho rằng % thay ñổi của GDP thực bằng 3% trừ ñi 2x thay ñổi của tỷ lệ thất
    nghiệp. Nghĩa là nếu tỷ lệ thất nghiệp không thay ñổi thì GDP thực sẽ tăng trưởng
    3%, tỷ lệ tăng trưởng này là tỷ lệ tăng trưởng bìnhthường do tăng dân số, do tích tụ
    vốn và do tiến bộ kỹ thuật.
    Tăng trưởng kinh tế tạo tiền ñề vật chất ñể củng cố an ninh quốc phòng, củng
    cố chế ñộ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lýcủa nhà nước ñối với xã hội. ðối
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .
    6
    với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn là ñiều kiện tiên
    quyết ñể khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước ñang phát triển.
    Như vậy, tăng trưởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các quốc
    gia, nhưng sẽ là không ñúng nếu theo ñuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Thực tế
    cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội như
    mong muốn, ñôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai mặt, như tăng trưởng kinh
    tế quá mức có thể dẫn ñến tình trạng nền kinh tế “quá nóng” hoặc tăng trưởng “bong
    bóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu lên, nhưng
    ñồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội tăng lên. Vì vậy,
    ñòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ranhững biện pháp tích cực ñể ñạt
    ñược sự tăng trưởng hợp lý, bền vững.
    Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng trưởng kinh tếñạt mức tương ñối cao, ổn
    ñịnh trong thời gian tương ñối dài (ít nhất từ 20 -30 năm) và giải quyết tốt vấn ñề
    tiến bộ xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.
    Những yếu tố quyết ñịnh cho sự tăng trưởng kinh tế [13, tr.147]:
    + Vốn ñầu tư.
    + Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
    + Khoa học kỹ thuật công nghệ.
    + Các yếu tố về tài nguyên môi trường.
    + Trình ñộ chuyên môn hoá của nền kinh tế.
    Trong ñó nhân tố số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực có vai trò quan
    trọng ảnh hưởng trực tiếp ñến sự tăng trưởng kinh tế .
    2.1.1.2 Phát triển kinh tế
    Phát triển kinh tế là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong
    một thời gian nhất ñịnh. Phát triển kinh tế bao hàmcác sự tăng trưởng kinh tế tức là
    tăng về qui mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinhtế và sự tiến bộ về xã hội. [13,
    tr.28]
    Phát triển là một quá trình xã hội ñạt ñến việc thỏa mản các nhu cầu mà xã hội
    coi là cơ bản. Sự biến ñổi về cơ cấu kinh tế, tỷ trọng ngành nghề, trong ñó người ta
    quan tâm ñến sự thay ñổi tỷ trọng sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Bộ Giáo dục và ðào tạo (2011), Những ñiều cần biết về tuyển sinh ñại học và
    cao ñẳng năm 2011, Nhà xuất bản Giáo dục Việt nam, Hà Nội.
    2. Bộ Xây dựng (2009), Giáo trình Kinh tế xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng,
    Hà Nội.
    3. Cục Thống kê tỉnh Long An (2010), Niêm giám thống kê tỉnh Long An năm
    2009, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
    4. Cục Thống kê tỉnh Long An (2009), Niêm giám thống kê tỉnh Long An năm
    2008, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Cục Thống kê tỉnh Long An (2008), Niêm giám thống kê tỉnh Long An năm
    2007, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
    6. Cục Thống kê tỉnh Long An (2007), Niêm giám thống kê tỉnh Long An năm
    2006, NXB Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
    7. ðảng bộ tỉnh Long An (2010), Văn kiện ðại hội ñảng bộ tỉnh lần thứ IX
    nhiệm kỳ 2010-2015, Long An.
    8. ðảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ðại hội ñại biểu toàn quốc lần
    thứ XI, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
    9. Nguyễn Bảo Vệ, Nguyễn Huy Tài (2009), Giáo trình Phương pháp nghiên
    cứu khoa học, Trường ðại học Cần Thơ, Cần Thơ.
    10. Nguyễn ðình Luận (2002), Một số giải pháp chiến lược phát triển nguồn
    nhân lực ñể công nghiệp hóa, hiện ñại hóa nông nghiệp, nông thôn Vùng
    ñồng bằng sông Cửu Long ñến năm 2010, Luận án tiến sỹ, ðại học Kinh tế
    thành phố Hồ Chí Minh.
    11. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người ñối tượng và những hướng
    chủ yếu. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
    12. Phạm Sỹ Liêm (2007), “Phát triển mạnh mẽ nguồn nhânlực ngành xây dựng
    nước ta”, Hội thảo: Phát triển nguồn nhân lực ngành xây dựng, ngày
    07/12/2007, Hà Nội.
    13. Phan Thúc Huân (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, Trường ðại học Kinh
    tế thành phố Hồ Chí Minh.
    14. Sở Xây dựng (2011), Chương trình hành ñộng thực hiện nhiệm vụ, công tác
    Ngành Xây dựng 5 năm 2011- 2015, Long An.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế .
    113
    15. Sở Xây dựng Long An (2010), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng chất lượng
    công trình xây dựng trong tỉnh Long An, ñề xuất cácgiải pháp khắc phục,
    Báo cáo ñề tài Kiểm ñịnh chất lượng công trình xây dựng, 20/5/2010, Long
    An.
    16. The Encyclopedia of Earth (2008), Economic, social, and environmental
    elements of development
    Source: http://www.eoearth.org/article/Economic,_social,_and_
    environmental_elements_of_development#gen0#gen0
    17. Tỉnh ủy Long An (2010), Báo cáo chính trị của Ban chấp hành ðảng bộ tỉnh
    khóa VIII, ngày 05/10/2010, Long An.
    18. Tỉnh ủy Long An (2010), Báo cáo tổng kết chương trình giải quyết việc làm
    giảm nghèo của tỉnh giai ñoạn 2001 – 2010, ngày 10/4/2010, Long An.
    19. Tổng cục Thống kê (2010), Tổng ñiều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm
    2009, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội.
    20. Tổng cục Thống kê (2009), Số liệu thống kê dân số lao ñộng – tài khoản quốc
    gia, Nguồn: http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=427&idmid=3
    21. Trần Kim Dung (2011), Quản trị nguồn nhân lực, Nhà xuất bản tổng hợp,
    thành phố Hồ Chí Minh.
    22. Trung Tâm Tài nguyên Môi trường (1995), “Tiến tới môi trường bền vững”,
    ðại học Tổng hợp Hà Nội.
    23. Ủy ban nhân dân tỉnh Long An (2010), Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
    năm 2011 – 2015, ngày 20/8/2010, Long An.
    24. Viện Môi trường và Phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ
    thuật Việt Nam (2003), “Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững
    cấp quốc gia ở Việt Nam - giai ñoạn I”, Hà Nội.
    25. Wikipedia (2011), Phát triển bền vững,
    Source: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_b%
    E1%BB%81n_v%E1%BB%AFng
    26. Wikipedia (2011), Chỉ số phát triển con người,
    Source: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%89_s%E1%BB%91_
    ph%C3%A1t_tri%E1%BB%83n_con_ng%C6%B0%E1%BB%9Di
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...