Luận Văn Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở Thành Phố Cần Thơ

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở Thành Phố Cần Thơ




    Chương 1. GIỚI THIỆU
    1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Hiện nay, nước ta có gần 9.000 chợ truyền thống trên khắp cả nước và 80% lưu lượng hàng hóa luân chuyển qua kênh phân phối này (Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, 2011), đây thực sự là kênh phân phối hữu hiệu cho hàng Việt cũng như để phát triển sâu rộng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Là một thị trường mới mẻ, đầy tiềm năng của Việt Nam, thành phố Cần Thơ cũng có một hệ thống chợ truyền thống tương đối phát triển, với 102 chợ truyền thống; trong đó có 5 chợ hạng I, 11 chợ hạng II, 53 chợ hạng III, và 33 chợ nhỏ lẻ khác (Sở Công Thương Thành Phố Cần Thơ, 2011).
    Với những ưu thế vốn có của mình, chợ truyền thống đã đáp ứng nhu cầu mua sắm của đông đảo người dân từ bao đời nay, cung cấp hàng hóa đa dạng về chủng loại lẫn giá cả, đặt biệt chợ truyền thống là nơi thuận bán vừa mua, không những thế đây là nơi các tiểu thương lấy hàng sản lượng lớn với giá ưu đãi, .
    Bên cạnh những mặt tích cực, chợ truyền thống vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, nhiều mặt hàng thiết yếu đối người dân bị các tiểu thương tại các chợ truyền thống đẩy lên cao, thậm chí cao hơn giá trong các siêu thị. Mặt khác, phong cách phục vụ tại các chợ truyền thống cùng với chất lượng sản phẩm, cũng như việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, vì những điều này đã khiến người dân đang dần dần quay lưng với chợ truyền thống.
    Chính vì những lí do trên nên việc “Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở Thành Phố Cần Thơ” là rất cần thiết để giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị.




    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1.2.1. Mục tiêu chung:
    Nghiên cứu nhu cầu mua sắm của người dân tại các chợ truyền thống ở quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ nhằm đưa ra biện pháp giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
    - Phân tích thực trạng nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống ở thành phố Cần Thơ.
    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống thống ở thành phố Cần Thơ.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển chợ truyền thống thống ở thành phố Cần Thơ, giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị.
    1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    1.3.1 Không gian:
    Đề tài được thực hiện trong phạm vi quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
    1.3.2 Thời gian
    Đề tài Được thực hiện trong thời gian từ 23/01/2012 đến 22/04/2012
    1.3.3 Phạm vi về nội dung
    Những khách hàng thường xuyên đến mua sắm tại chợ truyền thống Cần Thơ.
    1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    - Nhu cầu mua sắm của người dân Cần Thơ tại chợ truyền thống như thế nào?
    - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc nhu cầu mua sắm của người dân tại chợ truyền thống?
    - Những giải pháp nhằm phát triển chợ truyền thống và giúp các tiểu thương thu hút người tiêu dùng và cạnh tranh với siêu thị ?

    1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
    Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu Marketing tác giả đã tham khảo một số bài nghiên cứu liên quan đến nội dung phân tích cụ thể như sau:
    Nguyễn Thị Phương Dung và Bùi Thị Kim Thanh (2010). “So sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với các loại hình siêu thị và chợ truyền thống: trường hợp ngành hàng tiêu dùng tại thành phố Cần Thơ”, Trường Đại Học Cần Thơ.
    Đề tài này tập trung so sánh hành vi lựa chọn nơi mua sắm của người tiêu dùng đối với loại hình siêu thị và chợ truyền thống của ngành hàng tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ, qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hai loại hình siêu thị và chợ truyền thống. Thông qua việc thu thập số liệu sơ cấp từ người tiêu dùng, tiểu thương bán hàng và người quản lí siêu thị và việc kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả và mô hình phân tích chuyên biệt tác giả cho thấy được đối tượng khách hàng đến siêu thị tác động bởi: sản phẩm được giao hàng tận nơi, giá cố định, tốn chi phí đi lại vì xa nhà; đối tượng khách hàng đến chợ truyền thống bị tác động bởi: sản phẩm được làm tại chổ, được mua thiếu, giá cả có thể thương lượng. Tuy nhiên, chợ truyền thống vẫn còn nhược điểm về vệ sinh chợ, chất lượng hàng hóa không rõ nguồn gốc, cân đo, đông, đếm không đúng.
    Thông qua kết quả phân tích và đánh giá tác giả cũng đề xuất ra nhiều biện pháp để giải quyết các vấn đề tồn tại như: xây dựng chợ theo hướng văn minh hiện đại, đảm bảo vệ sinh môi trường, sạch sẽ, thoáng mát; cải thiện hoạt động của bộ máy quản lí chợ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho những người quản lí trực tiếp tại chợ; qui định khu vực bán hàng ở các chợ sao cho người mua có thể dễ dàng tiếp cận, để chợ truyền thống có thể dễ dàng cạnh tranh với siêu thị.
    Nguyễn Quốc Nghi (2010). “Mạng lưới bán lẻ ở thành phố Cần Thơ: Thực trạng và giải pháp”. Tác giả phân tích chặt chẽ thực trạng về điểm mạnh, điểm yếu của mạng lưới bán lẻ và đề ra các giải pháp để phát triển hệ thống bán lẻ tại thành phố Cần thơ, Trường Đại Học Cần Thơ.


    Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN:
    2.1.1. Nhu cầu:
    Từ điển Bách khoa Toàn thư triết học của Liên Xô định nghĩa: “Nhu cầu là sự cần hay sự thiếu hụt một cái gì đó thiết yếu để duy trì hoạt động sống của cơ chế một cá nhân con người, một nhóm xã hội hay xã hội nói chung, là động cơ bên trong của tính tích cực”. Như vậy, đặc trưng cơ bản của nhu cầu là trạng thái thiếu hụt của cơ thể cần phải được bù đắp để tồn tại và phát triển bình thường.
    Theo Nguyễn Bá Minh, “Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý của con người, nó chi phối một cách mãnh liệt đến đời sống tâm lý nói chung, đến hành vi của con người nói riêng.
    Theo sư Thích Thái Hòa, những nhu cầu con người là những nhu cầu vô hạn. Vì sao? Vì con người sống trong tự tính duyên khởi và vô thường. Do vô thường, nên vô hạn. Do duyên khởi, nên vô ngã và vô cùng. Bao gồm: nhu cầu sinh hoc và nhu cầu tâm học
    Ở mỗi người Nhu cầu được định nghĩa khác nhau nhưng ta có thể hiểu nhu cầu là là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
    Theo Lý thuyết thứ bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs Theory) của Abraham Maslow Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc khác nhau từ thấp đến cao, phản ánh mức độ cơ bản của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội.
    Ở mỗi người sẽ có cách định nghĩa khác nhau về nhu cầu nhưng ta có thể hiểu nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.
    2.1.2. Mua sắm:
    Mua sắm là các hoạt động mua hàng hóa, có thể dưới các hình thức mua sắm trực tiếp, hay mua sắm trực tuyến gián tiếp qua Internet. Các chứng chỉ xác nhận các hoạt động mua sắm có thể là hóa đơn, hợp đồng mua sắm. Có các dạng hoạt động mua sắm chính sau:
    · Mua sắm cá nhân
    · Mua sắm (dự án), mà chủ thể của hoạt động là một tổ chức trong một dự án: như chính phủ của một quốc gia trong mua sắm chính phủ, chủ đầu tư trong dự án đầu tư, nhà thầu (tổng thầu) trong các loại dự án tổng thầu xây dựng như: dự án chìa khóa trao tay (turn key),
    2.1.3. Chợ:
    Chợ là nơi mà diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ bằng tiền tệ hoặc hiện vật (hàng đổi hàng).
    Theo định nghĩa ở các từ điển tiếng Việt đang lưu hành : Chợ là nơi công cộng để nhiều người đến mua bán vào những buổi hoặc những ngày nhất định; chợ là nơi gặp gỡ nhau giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, vốn ; là nơi tập trung hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán và người tiêu dùng; chợ là nơi tụ họp để mua bán trong những buổi ngày nhất định.
    Theo khái niệm thường dùng trong lĩnh vực thương mại : chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta ; chợ là hiện thân của hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các vùng đô thị các thành phố lớn.
    Theo khái niệm thường dùng trong lĩnh vực thương mại : chợ là loại hình thương nghiệp truyền thống phát triển khá phổ biến ở nước ta ; chợ là hiện thân của hoạt động thương mại, là sự tồn tại của không gian thị trường mỗi vùng, nhất là vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới và tập trung nhiều nhất ở các vùng đô thị các thành phố lớn.
    Khái niệm về chợ theo quy định của Nhà nước, theo Thông tư 15-TM/CSTTTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại: “Chợ là mạng lưới thương nghiệp hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội”.
    2.1.4. Phân loại chợ Việt Nam:
    Nghị định 02/2003/NĐ-CP và Nghị định 114/2009/NĐ-CP xác định chợ truyền thống được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư. Theo Nghị định trên, chợ được phân loại như sau:
    Theo mặt hàng kinh doanh: Chợ đầu mối, chợ chuyên doanh, chợ tổng hợp, chợ dân sinh. Các loại chợ trên đều có trong thành phố, nhưng tập trung vào chợ tổng hợp và chợ dân sinh.
    Kiến trúc chợ: Chợ kiên cố (có thời gian sử dụng trên 10 năm); Chợ bán kiên cố (có thời gian sử dụng từ 5 -10 năm); Chợ tạm là chợ nằm trong quy hoạch nhưng chưa được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố; Điểm kinh doanh tại chợ bao gồm quầy hàng, sạp hàng, ki-ốt, cửa hàng có diện tích quy chuẩn tối thiểu là 3m[SUP]2[/SUP]/điểm.
    Chợ phân bố theo vùng địa lý: Chợ biên giới, chợ nông thôn, chợ miền núi, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
    Phân loại theo cơ quan quản lý: Chợ do doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh, quản lý chợ. Chợ có Ban quản lí do doanh nghiệp, HTX thành lập; Nơi chưa có doanh nghiệp, HTX thì đơn vị sự nghiệp lập Ban quản lí, quản lí một hoặc nhiều chợ.
    Phân loại tổng hợp:
    · Chợ loại 1: Là chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố, hiện đại theo quy hoạch; Được đặt ở các vị trí trung tâm kinh tế thương mại quan trọng của tỉnh, thành phố hoặc là chợ đầu mối của ngành hàng, của khu vực kinh tế và được tổ chức họp thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức đầy đủ các dịch vụ tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường, dịch vụ kiểm tra chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ khác.
    · Chợ loại 2: Là chợ có trên 200 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch; Được đặt ở trung tâm giao lưu kinh tế của khu vực và được tổ chức họp thường xuyên hay không thường xuyên; Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động chợ và tổ chức các dịch vụ tối thiểu tại chợ: trông giữ xe, bốc xếp hàng hoá, kho bảo quản hàng hoá, dịch vụ đo lường.
    · Chợ loại 3: Là các chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc các chợ chưa được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân trong xã, phường và địa bàn phụ cận.
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
    2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
    · Số liệu thứ cấp: nguồn dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ nguồn của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Sở công thương Cần Thơ.
    · Đề tài sử dụng số liệu sơ cấp qua thu thập phỏng vấn trực tiếp cá nhân bằng bảng câu hỏi.
    Cỡ mẫu

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    Đề tài sử dụng công thức sau để tính cỡ mẫu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...