Thạc Sĩ Nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao động nông thôn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
    Mô tả bị lỗi font vài chữ chứ tài liệu không bị lỗi nhé

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục biểu ñồ viii
    Danh mục hộp viii
    1. MỞ ðẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài 3
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỌC
    NGHỀ CỦA LAO ðỘNG NÔNG THÔN 5
    2.1 Cơ sở lý luận 5
    2.2 Cơ sở thực tiễn 23
    2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 32
    3. ðẶC DIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
    3.1 ðặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu 37
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
    3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 55
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 58
    4.1 Thực trạng nhu cầu học nghề của lao lao ñộng nông thôn ở Văn
    Giang 58
    4.1.1 Khái quát về tình hình lao ñộng và ñào tạo nghề ở huyện Văn
    Giang 58
    4.1.2 Thực trạng nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn huyện Văn
    Giang 64
    4.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc ñáp ứng nhu cầu học
    nghề của lao ñộng nông thôn 95
    4.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng ñến quyết ñịnh học nghề của lao ñộng
    nông thôn huyện Văn Giang 103
    4.1.5 Những vấn ñề bất cập, phát sinh trong quá trình ñào tạo nghề
    theo nhu cầu cho lao ñộng nông thôn huyện Văn Giang 108
    4.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm ñáp ứng nhu cầu học nghề của
    lao ñộng nông thôn Văn Giang 115
    4.2.1 Quan ñiểm, ñịnh hướng về ñào tạo nghề cho lao ñộngnông thôn 115
    4.2.2 Phương hướng, mục tiêu chung 118
    4.2.3 Các giải pháp chủ yếu 120
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 130 5.1 Kết luận 130
    5.2 Một số kiến nghị 133
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 135
    PHỤ LỤC 137

    1. MỞ ðẦU
    1.1 Tính cấp thiết của ñề tài nghiên cứu
    Quá trình ñô thị hóa (ðTH) và phát triển các khu công nghiêp (KCN),
    cụm công nghiệp (CCN) trên ñịa bàn nông thôn có ý nghĩa tích cực trong việc
    thay ñổi bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, giúp chongười lao ñộng có cơ
    hội tìm kiếm và tạo dựng việc làm, tăng thu nhập vàcải thiện ñời sống.
    ðào tạo nghề cho nông dân có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc ñẩy
    quá trình chuyển dịch cơ cấu lao ñộng ở nông thôn, giải quyết tình trạng thất
    nghiệp ở nông thôn, nâng cao năng lực tạo dựng và tìm kiếm việc làm cho lao
    ñộng nông. Nhận thức ñược vai trò quan trọng của công tác ñào tạo nghề, ðảng
    và Nhà nước ñã ban hành nhiều chủ trương, chính sách lớn như Nghị quyết
    37/2004/QH11 ngày 03/12/2004 về giáo dục; Quyết ñịnh 81/2005/Qð-TTg
    ngày 18/4/2005 về Hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao ñộng nông thôn; Quyết
    ñịnh 1956/2009/Qð-TTg về Phê duyệt ñề án ðào tạo nghề cho LðNT ñến
    2020; Nghị ñịnh 66/2006/Nð - CP về phát triển ngànhnghề nông thôn; Quyết
    ñịnh 103/2008-TTg về Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm Những
    chính sách trên ñã cho thấy sự quan tâm của ðảng, Nhà nước trong việc ñáp
    ứng nhu cầu học nghề của người lao ñộng nói chung và của lao ñộng nông thôn
    nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng ñào tạo một cách tràn lan, không bám
    sát theo nhu cầu của thị trường lao ñộng và chưa ñịnh hướng ñược chính xác
    ngành nghề ñang là những bất cập lớn trong công tácñào tạo nghề cho lao
    ñộng nông thôn.
    Mỗi một vùng miền có những lợi thế nhất ñịnh về ñiều kiện tự nhiên,
    kinh tế, xã hội. Từ ñó nhu cầu học nghề của lao ñộng cũng rất ña dạng và
    phòng phú. Việc nghiên cứu nhu cầu học nghề của laoñộng nông thôn có ý
    nghĩa rất lớn. Một mặt nó giúp các nhà hoạch ñịnh chính sách có cơ sơ khoa
    học trong việc ñưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện, bổ xung và thực thi
    có hiệu quả các chính sách về ñào tạo nghề, là nhântố ñể xác ñịnh và phát
    triển những ngành nghề phù hợp với nhu cầu học nghềcủa lao ñộng nông
    thôn và ñó cũng là cơ sở ñể chuyển ñổi hình thức ñào tạo nghề từ ñào tạo theo
    khả năng sang ñào tạo theo nhu cầu của người học.
    ðã có nhiều nghiên cứu liên quan ñến nhu cầu học nghề của lao ñộng
    nông thôn, tuy nhiên bản chất của nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn
    chưa ñược làm sáng rõ. Những nghiên cứu trước ñó thường chỉ ñề cập ñến
    nhu cầu ñào tạo nghề của một tổ chức, nhóm tổ chức hay của doanh nghiệp,
    chưa ñi sâu nghiên cứu nhu cầu từ chính phía người lao ñộng và còn nhiều
    hạn chế trong quá trình lý giải cho vấn ñề tại saohọ có nhu cầu học nghề này
    mà không học nghề khác? Những yếu tố nào tác ñộng và tác ñộng như thế nào
    ñến quyết ñịnh học nghề của lao ñộng nông thôn? Lý thuyết về nhu cầu học
    nghề của lao ñộng nông thôn chưa ñược xây dựng một cách hoàn chỉnh, chưa
    trả lời ñược những câu hỏi như: Nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn là
    gì? Gồm những nội dung gì? Các yếu tố nào ảnh hưởngñến nhu cầu học nghề
    của lao ñộng nông thôn? .
    Huyện Văn Giang là huyện tiếp giáp với Thủ ñô Hà Nội và cận kề với
    nhiều KCN, CCN lớn của Hưng Yên. Quá trình ðTH và phát triển các KCN
    trên ñịa bàn huyện cũng ñang diễn ra hết sức mạnh mẽ, ñồng nghĩa với ñó là
    diện tích ñất nông nghiệp ñang dần bị thu hẹp lại, lao ñộng nông nghiệp ñang
    trở nên dư thừa nhiều hơn. Tâm lý chung của lao ñộng nông thôn ở huyện
    hiện nay là tìm kiếm một phương kế sinh sống ổn ñịnh, trong ñó ñược quan
    tâm lớn nhất là công việc ổn ñịnh, thu nhập ổn ñịnh. Các yếu tố trên cộng sức
    thu hút lao ñộng trong tương lai từ các nhà máy, xínghiệp trong huyện và các
    vùng lân cận huyện khiến nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn trong
    huyện ñang trở nên cao hơn và mạnh mẽ hơn.
    ðể làm rõ hơn một số vấn ñề về lý luận và thực tế nhu cầu học nghề của
    lao ñộng nông thôn nói chung và ở huyện Văn Giang nói riêng, tôi tiến hành
    ñề tài: “Nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thônhuyện Văn
    Giang, tỉnh Hưng Yên”nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý thuyết về nhu cầu
    học nghề của lao ñộng nông thôn, thấy ñược những vấn ñề cần quan tâm giải
    quyết trong việc ñáp ứng nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn, ñồng thời
    ñưa ra những gợi mở về các giải pháp ñáp ứng nhu cầu học nghề của lao ñộng
    nông thôn ở ñịa bàn nghiên cứu.
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu của ñề tài
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Tìm hiểu, phân tích và ñánh giá nhu cầu học nghề của lao ñộng nông
    thôn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Từ ñó, gợi mở những giải pháp ñào
    tạo nghề nhằm ñáp ứng nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn trong
    huyện.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu học nghề của
    lao ñộng nông thôn.
    - Tìm hiểu thực trạng và phân tích, ñánh giá nhu cầu học nghề của lao
    ñộng nông thôn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
    - Xác ñịnh những thuận lợi, khó khăn trong chủ yếuviệc ñáp ứng nhu
    cầu học nghề và những vấn ñề bất cập phát sinh trong quá trình ñào tạo theo
    nhu cầu cho lao ñộng nông thôn huyện Văn Giang.
    - ðưa ra những giải pháp góp phần ñáp ứng nhu cầu học nghề của lao
    ñộng nông thôn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
    ðề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn và
    ñịnh hướng các giải pháp ñào tạo theo nhu cầu của người lao ñộng. Chủ thể
    nghiên cứu của ñề tài bao gồm lao ñộng nông thôn; các doanh nghiệp; và cán bộ
    lãnh ñạo chính quần cấp xã. Lao ñộng nông thôn là c hủ thể nghiên cứu chính.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung:ðề tài tập trung nghiên cứu các khía cạnh kinh tế,xã hội
    liên quan ñến nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn. Nhu cầu học nghề là
    một phạm trù rộng, bao gồm nhu cầu về ngành nghề, ñịa ñiểm, thời gian, trình
    ñộ sau khi học, nhu cầu về ñiều kiện cơ sở vật chấtcủa cơ sở dạy nghề, sự hỗ
    trợ của Nhà nước và chính quyền ñịa phương, ñội ngũgiáo viên dạy nghề, .
    Nghiên cứu này ñược giới hạn về mặt nội dung ở: i) Chỉ tập trung nghiên cứu
    nhu cầu học nghề của lao ñộng nông thôn trên ba loại nhu cầu chủ yếu: a)
    Nhu cầu về ngành nghề ñược học; b) Nhu cầu về trìnhñộ/thời gian học nghề;
    và c) Nhu cầu về ñịa ñiểm học nghề; ii) Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng ñến
    quyết ñịnh học nghề của lao ñộng nông thôn; và iii)Xác ñịnh những thuận
    lợi, khó khăn và những vấn ñề bất cập, phát sinh chủ yếu trong việc ñáp ứng
    nhu cầu học nghề của người lao ñộng nông thôn.
    - Về không gian: huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
    - Về thời gian: ðề tài nghiên cứu các số liệu liên quan ñến thực trạng
    tình hình học nghề của lao ñộng nông thôn trong 3 năm trở lại ñây (từ năm
    2008 - 2011), nghiên cứu khảo sát thực tế nhu cầu học nghề của lao ñộng
    nông thôn huyện Văn Giang năm 2011 và các số liệu dự báo về nhu cầu học
    nghề ñến năm 2020.

    2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NHU CẦU HỌC
    NGHỀ CỦA LAO ðỘNG NÔNG THÔN
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
    2.1.1.1 Khái niệm về nhu cầu
    Nhu cầu là mong muốn của cá nhân, ñơn vị, tổ chức,quốc gia hay quốc
    tế về một ñiều gì ñó ở hiện tại và tương lai.
    Nhu cầu là một trạng thái của nhân cách biểu hiện sự phụ thuộc của nó
    vào những ñiều kiện tồn tại và phát triển cụ thể, là nguồn gốc ở tính tích cực ở
    cá nhân, nó thúc ñẩy con người hành ñộng, hoạt ñộng
    1
    .
    Nhu cầu nói một cách cụ thể là ñòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con
    người về vật chất và tinh thần ñể tồn tại và phát triển. Tùy theo trình ñộ nhận
    thức, môi trường sống, những ñặc ñiểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu
    cầu cụ thể khác nhau
    2
    .
    Nhu cầu là yếu tố thúc ñẩy con người hoạt ñộng. Nhucầu càng lớn, ñòi hỏi
    thời gian cấp bách thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý,
    kiểm soát ñược nhu cầu ñồng nghĩa với việc có thể kiểm soát ñược cá nhân.
    Nhận thức có sự chi phối nhất ñịnh trong ñời sống, nhận thức cao sẽ có khả
    năng kiềm chế sự thỏa mãn nhu cầu, ñiều tiết nhu cầu cho phù hợp với hoàn
    cảnh chung và của mỗi cá nhân.
    Nhu cầu tự nhiên của con người ñược chia thành các thang bậc khác nhau
    từ ”ñáy” lên tới ”ñỉnh”, phản ánh mực ñộ ”cơ bản” của nó ñối với sự tồn tại
    và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể
    xã hội. Nhu cầu bậc thấp bao gồm: nhu cầu cơ bản; nhu cầu an toàn và nhu
    cầu xã hội. Nhu cầu bậc cao bao gồm: Nhu cầu ñược tôn trọng; nhu cầu tự
    hoàn thiện và lòng tự trọng; và nhu cầu về quyền sửhữu và tình cảm
    3
    .
    ðánh giá nhu cầu là xem xét xem mức ñộ mong muốn hay khả năng mong
    muốn biến nhu cầu thành hiện thực của cá nhân, ñơn vị, tổ chức, quốc gia hay
    quốc tế ở chừng mực nào. Hay nói cách khác, ñánh giá nhu cầu là xác ñịnh
    những thiếu hụt cần bù ñắp và những dư thừa cần xử lý của cá nhân, ñơn vị,
    tổ chức, quốc gia hay quốc tế ñể tạo ra môi trường phát triển thuận lợi.
    4
    2.1.1.2 Khái niệm về nghề
    Theo nghĩa nôm của tiếng Việt, thuật ngữ nghề là một thành phần tạo nên
    từ ghép thuần nôm như tay nghề, làm nghề, lành nghề. Trong tiếng Việt từ nghề
    ghép với từ nghiệp thành từ nghề nghiệp,có thể dùng dưới dạng danh từ ñể chỉ
    nghề theo một cách nói khái quát không gắn với một nghề cụ thể nào, cũng có
    thể dùng làm ñịnh ngữ như hoạt ñộng nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp.
    Nghề là thuật ngữ chung chỉ hoạt ñộng lao ñộng chân tay và trí óc
    chuyên làm có thể giúp người ta một phương tiên kiếm sống. Nghề có thể
    thiên về thủ công hoặc trí tuệ, có thể là tự do hay làm tư hoặc làm công ăn
    lương, có thể ñơn giản hoặc phức tạp, có thể ñược ñào tạo hoặc không ñược
    ñào tạo. Phần lớn các nghề thuộc loại làm công ăn lương, thường có trình ñộ
    quy ñịnh theo bậc từ thấp ñến cao và ñòi hỏi ñược ñào tạo. Thuật ngữ nghề
    thường ñi kèm theo một danh từ cụ thể ñể chỉ một lĩnh vực, phạm vi và cả
    trình ñộ hoạt ñộng như nghề thợ tiện, nghề cơ khí, nghề kỹ sư, nghề y tá .
    ðể làm phong phú thêm tiếng Việt và có sự phân biệtrõ nghĩa hơn về các từ
    ngữ này, nên chăng chúng ta dùng từ nghề ñể chỉ cácnghề ñơn giản thiên về
    thủ công, thực hành, còn dùng từ nghề nghiệp ñể chỉcác nghề phức tạp thiên
    về trí tuệ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Cao Văn Sâm, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, Hiện trạng
    công tác dạy nghề một số vấn ñề về Giới trong dạy nghề tại doanh
    nghiệp.
    2. Chu Tiến Quang, “Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp”,
    NXB Nông nghiệp, 2001
    3. Dự thảo ñề án ñào tạo nghề cho lao ñộng nông thôn ñến năm 2020, Bộ
    Lao ñộng - Thương binh và Xã hội, tháng 4 năm 2009
    4. ðề án tăng cường ñào tạo cho lao ñộng nông thôn giai ñoạn 2008-2015
    và ñịnh hướng ñến 2020, Bộ NN&PTNN
    5. ðề án Chiến lược và lao ñộng và phát triển nguồn nhân lực trong nông
    nghiệp và nông thôn thời kì công nghiệp hoá, hiện ñại hoá (1999 -
    2020)
    6. Hộ ñồng Quốc gia chỉ ñạo biên soạn (1995), Từ ñiển bách khoa Việt
    Nam. Cục xuất Bộ Văn hóa Thông tin
    7. Hội nghị dạy nghề ñáp ứng nhu cầu, Tổng cục dạy nghề, 2008
    8. Lê Văn Chương, 2008: Tổng quan hệ thống dạy nghề ở Việt NamNghiên cứu chuyên ñề
    9. Mạc Văn Tiến, Tổng quan hệ thống dạy nghề, Báo cáo chuyên ñề, 2008
    10. Mai Thanh Cúc, Nhu cầu ñào tạo nguồn nhân lực cho ngành kinh tế phát
    triển thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam -Thực trạng và giải pháp,
    năm 2009.
    11. Nguyễn Lan Hương, Nguyễn Thị Bích Thúy, Nhu cầu họcnghề của lao
    ñộng nông thôn, Báo cáo chuyên ñề, 2008
    12. Nguyễn Tiến Mạnh, 2008, Các giải pháp hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu
    số ñã qua ñào tạo nghề tự tạo việc làm trong thời kỳ công nghiệp hóa,
    hiện ñại hóa, Nghiên cứu chuyên ñề.
    13. Phạm Bảo Dương, Phùng Giang Hải, Báo cáo kết quả nghiên cứu:
    Nghiên cứu, ñề xuất chính sách ñào tạo nghề cho laoñộng nông thôn
    ñến năm 2020, ðề tài cấp Bộ năm 2009.
    14. Phạm Vân ðình, Quyền ðình Hà và các ñồng nghiệp, Báo cáo kết quả
    nghiên cứu: Nghiên cứu chính sách phát triển nguồn nhân lực nông
    thôn ñến năm 2020, ðề tài cấp Bộ năm 2011.
    15. Phan Chính Thức (2006). Phát triển ñào tạo nghề góp phần ñáp ứng nhu
    cầu nhân lực cho sự nghiệp CNH - HðH tiến tới nền kinh tế tri thức ở
    tỉnh Phú Thọ.
    16. Phùng Văn Chấn, Tổng quan chính sách dạy nghề, Báo cáo chuyên ñề,
    2008
    17. Quyền ðình Hà, 2004, Công tác ñào tạo nghề của các trờng ðại học kỹ
    thuật góp phần phát triển kinh tế các ñịa phơng trong thời kỳ CNHHðH nông nghiệp nông thôn, Hội thảo khoa học “Các trường ðại
    học kỹ thuật với sự phát triển kinh tế xã hội các ñịa phương”, Lạng
    Sơn, 2004.
    18. Trang Web Hanoimoi online ngày 31/1/2010, Bài toán “ðào tạo nghề
    cho nông dân”: Vẫn loay hoay tìm lời giải.
    19. Trương Anh Dũng, ðề xuất chính sách hỗ trợ phát triển hệ thống cơ sở
    dạy nghề, Báo cáo chuyên ñề, 2008
    20. Vũ Thị Liên, ðánh giá nhu cầu ñào tạo và bồi dưỡng cán bộ văn hóa cơ
    sở tỉnh Ninh Bình, năm 2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...