Luận Văn Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU NHU CẦU DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA NGƯỜI DÂN HÀ NỘI.


    Thế giới bước vào nền kinh tế tri thức, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhân loại đã chứng kiến một sự bùng nổ của hoạt động du lịch trên phạm vi toàn cầu. Nền kinh tế không ngừng phát triển, đời sống văn hoá - xã hội ngày càng được nâng cao thì du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống của nguời dân. Theo số liệu của Tổ chức du lịch thế giới (WTO) năm 2002 lượng khách đi du lịch là 716,6 triệu lượt, thu nhập 474 tỷ USD và dự tính tới năm 2010 là 1.006 triệu lượt, thu nhập 900 tỷ USD.

    Nền kinh tế phát triển, các quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá tăng lên, càng thúc đẩy du lịch phát triển, đó là xu hướng phát triển chung trên thế giới. Các thành phố của nước ta, đặc biệt là thủ đo Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế đó. Mật độ dân số cao, sự ô nhiễm môi trường, tiếng ồn, bụi, khói xe, khói công nhiệp . Tất cả những mặt trái của một đô thị đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân khiến họ luôn thấy ngột ngạt, cang thẳng, ức chế, uể oải Stress . Để lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống, hàng năm số lượng người Hà Nội đi nghỉ vào những vào những ngày cuối tuần ở những vùng ngoại vi và phụ cận khá lớn. Đó chính là hoạt động du lịch cuối tuần. Có thể khẳng định rằng : Trong tương lai không xa, du lịch cuối tuần sẽ là một loại hình du lịch phổ biến đối với người dân các đô thị Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. Nghiên cứu những nhu cầu nghỉ cuối tuần và đưa ra hướng phát triển nhằm tạo ra điều kiện để thoả mãn tối đa nhu cầu của con người là một yêu cầu mang tính khách quan và cần thiết. Để xây dựng cơ sở khoa học cho việc phát triển du lịch cuối tuẩn của thủ đô Hà Nội, đáp ứng xu thế phát triển của du lịch Việt Nam em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội ”.



    CHƯƠNG I

    MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN VÀ NHU CẦU DU LỊCH


    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU DU LỊCH VÀ DU LỊCH CUỐI TUẦN.

    1. Khái niệm về du lịch.


    Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở cả các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cuộc sống con người ngày càng được cải thiện thì nhu cầu du lịch ngày một tăng. Du lịch dần trở thành một nét sinh hoạt không thể thiếu trong cuộc sống. Du lịch được coi là một ngành kinh tế có tác dụng góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách mở cửa, thúc đẩy sự đổi mới và phát triển của nhiều ngành kinh tế, Du lịch tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, đồng thời du lịch còn tạo điều kiện cho việc mở rộng mối giao lưu văn hoá, xã hội giữa các vùng trong nước, tăng cường tính đoàn kết hữu nghị hoà bình và sự hiểu biết lẫn nhau trong các dân tộc.

    Trong vòng 6 thập kỷ qua, kể từ khi thành lập Hiệp Hội Quốc Tế các tổ chức du lịch IOUTO(Internation Of Union Oficical Travel Organization) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm về du lịch luôn là vấn đề được bàn luận. Đúng như giáo sư, tiến sỹ Berneker một chuyên gia hàng đầu về du lịch trên thế giới đã nhận định: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiu định nghĩa.”

    Điều này nói lên sự đa dạng của hoạt động du lịch và nó có thể được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.

    - Trên góc độ của người đi du lịch:

    Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú tạm thời ở ngoài nơi lưu trú thường xuyên của cá thể, nhằm thoả mãn các nhu cấu khác nhau, với mục đích hoà bình và hữu nghị. Với họ du lịch như một cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, sự thoả mãn một số các nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình.

    - Trên góc độ người kinh doanh du lịch:

    Du lịch là quá trình tổ chức các điều kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người di du lịch. Các doanh nhiệp du lịch coi du lịch như là một cơ hội để bán các sản phẩm mà họ sản xuất ra, nhằm thoả mãn nhu cầu của khách (người di du lịch), đồng thời thông qua đó đạt được mục đích số một của mình là tối đa hoá lợi nhuận.

    - Trên góc độ của chính quyền địa phương:

    Trên góc độ này du lịch được hiểu như là một việc tổ chức các điều kiện về hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ký thuật để phục vụ du khách. Du lịch là tổng hợp các hoạt động kinh doanh đa dạng, được tổ chức nhằm giúp đỡ việc hành trình và lưu trú tạm thời của cá thể.

    Du lịch là một cơ hội để bán các sản phẩm địa phương, tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp, đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.

    - Trên góc độ cộng đồng dân cư sở tại:

    Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Với họ hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại những cơ hội để tìm hiểu về văn hoá và phong cách của người ngoài địa phương, người nước ngoài, là cơ hội để tìm kiềm việc làm, để phát sinh và phát triển các nghề cổ truyền các nghề thủ công truyền thống của dân tộc. Thông qua du lịch, một mặt có thể tăng thu nhập , nhưng mặt khác có thể gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân sở tại như: về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn chốn ở .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...