Thạc Sĩ Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện vụ bản

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ
    NGHIÊN CỨU NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN VỤ BẢN, TỈNH NAM ĐỊNH
    Thực tiễn cho thấy, chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất lớn vào kết quả của quá trình đào tạo và vấn đề đào tạo cán bộ luôn là yếu tố quan trọng được đặt lên hàng đầu trong quá trình thiết lập, triển khai các mô hình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì thế, Đảng ta luôn luôn coi cán bộ là khâu then chốt trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, là nguyên nhân thành, bại của cách mạng
    Xây dựng nông thôn mới là Chương trình mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn, nhằm tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn là một trong 5 nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
    Năm 2010 đồng loại các xã trong huyện triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới. Giai đoạn đầu bước vào thực hiện nhiệm vụ, đội ngũ cán bộ cơ sở đều lúng túng vì thiếu kiến thức về quản lý, xây dựng nông thôn mới. Sau quá trình triển khai, họ đều thấy cần phải được trang bị những kiến thức, kỹ năng để xây dựng nông thôn mới như: kiến thức về quản lý kinh tế, kiến thức về lập kế hoạch, xây dựng dự án phát triển nông thôn, kiến thức về quản lý dự án phát triển nông thôn, kiến thức về quản lý hành chính công, kiến thức về dịch vụ công trong nông nghiệp nông thôn, kiến thức về quản lý tài chính công, kiến thức về vận động quần chúng Do đó, ngay khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới cần đào tạo, bồi dưỡng thật kỹ những nội dung trên cho đội ngũ cán bộ cơ sở.
    Xuất phát từ suy nghĩ trên, trong quá trình nghiên cứu, học tập tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và là người công tác tại Phòng Nội vụ huện Vụ Bản, tỉnh Nam Định tôi nhận thấy có nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh vấn đề đào tạo, bồi dưỡng; nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới. Được sự quan tâm giúp đỡ của các thày giáo, cô giáo và đồng nghiệp, tôi tiến hành chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định”.

    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CÁM ƠN ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
    DANH MỤC BẢNG vii
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix
    DANH MỤC HỘP ix
    1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài. 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu. 4
    1.2.1 Mục tiêu chung. 4
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 4
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu. 4
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu. 5
    2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CẤP CƠ SỞ 6
    2.1 Cơ sở lý luận về nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. 6
    2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về cán bộ cấp cơ sở. 6
    2.1.2 Khái niệm nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. 13
    2.1.3 Vai trò của việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới. 14
    2.1.4 Nội dung cơ bản nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới. 16
    2.1.5 Phương thức đánh giá nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. 26
    2.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. 30
    2.2 Cơ sở thực tiễn về nghiên cứu nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. 30
    2.2.1 Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở một số nước trên thế giới. 30
    2.2.2 Tình hình đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở ở trong nước. 42
    3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 46
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên. 46
    3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội. 51
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 61
    3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu. 61
    3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu. 62
    3.2.3 Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin. 64
    3.2.4 Phương pháp phân tích và dự báo 64
    3.2.5 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. 65
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 66
    4.1 Thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Vụ Bản. 66
    4.1.1 Khái quát thực trạng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở huyện Vụ Bản. 66
    4.1.2 Một số thông tin chung về cán bộ cấp cơ sở được điều tra. 79
    4.1.3 Điều kiện làm việc của cán bộ cấp cơ sở. 83
    4.1.4 Tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới. 84
    4.1.5 Tình hình đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở. 88
    4.1.6 Những khó khăn đối với cán bộ cấp cơ sở hiện nay. 94
    4.2 Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới. 98
    4.2.1 Những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cần có của cán bộ cấp cơ sở. 98
    4.2.2 Những kỹ năng, kiến thức nghiệp vụ đã có của cán bộ cấp cơ sở. 100
    4.2.3 Khoảng thiếu hụt về kỹ năng kiến thức của cán bộ cấp cơ sở. 104
    4.2.4 Nhu cầu cần được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng kiến thức nghiệp vụ đối với cán bộ cấp cơ sở. 107
    4.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở trong xây dựng NTM. 115
    4.3 Một giải pháp tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở phục vụ xây dựng nông thôn mới. 116
    4.3.1 Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ trên cơ sở đó để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn kế cận. 116
    4.3.2 Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp cơ sở. 119
    4.3.3 Xác định đúng đối tượng đào tạo, bồi dưỡng. 120
    4.3.4 Xây dựng chương trình và nội dung đào tạo hợp lý cho cán bộ cấp cơ sở. 121
    4.3.5 Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng. 122
    4.3.6 Mở rộng hệ thống cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức. 123
    5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 124
    5.1 Kết luận. 124
    5.2 Kiến nghị. 126
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
    PHỤ LỤC 129
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...