Thạc Sĩ Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm của các hộ chăn nuôi lợn thịt huyện Việt yên, tỉnh Bắc giang

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG . v
    DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH vii
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
    1. MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
    1.2 Mục tiêu của đề tài . 3
    1.2.1 Mục tiêu chung 3
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu . 4
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu . 4
    2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
    2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài 5
    2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 5
    2.1.2 Bản chất của bảo hiểm 6
    2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm 7
    2.1.4 Khái niệm về không chắc chắn và rủi ro . 10
    2.1.5 Phân biệt giữa rủi ro và sự không chắc chắn . 13
    2.1.6 Tổng quan về cầu, nhu cầu . 14
    2.1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu bảo hiểm trong chăn nuôi
    lợn thịt 18
    2.1.8 Lý luận về phương pháp tạo dựng thị trường (Contigent
    Valuation Method -CVM) xác định mức sẵn lòng chi trả
    của người dân về bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt . 20
    2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài . 25
    2.2.1 Chương trình bảo hiểm của một số nước trên thế giới và Việt
    Nam . 25
    3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 34
    3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu . 34
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 34
    3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 38
    3.1.3 Nhận xét chung 44
    3.2 Phương pháp nghiên cứu. 45
    3.2.1 Khung phân tích nghiên cứu . 45
    3.2.2 Phương pháp chọn điểm và mẫu điều tra . 47
    3.2.3 Phương pháp thu thập thông tin 48
    3.2.4 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 50
    3.2.5 Phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng 53
    3.2.6 Phương pháp phân tích thống kê . 54
    4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN . 55
    4.1 Thực trạng chăn nuôi lợn . 55
    4.1.1 Vài nét về phát triển chăn nuôi lợn của huyện 55
    4.1.2 Tình hình chăn nuôi lợn của huyện 55
    4.1.3 Tình hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn 59
    4.2 Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm trong chăn nuôi lợn thịt huyện Việt Yên .66
    4.2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ được khảo sát . 66
    4.2.2 Thái độ và nhận thức của người được hỏi về vấn đề rủi ro
    trong chăn nuôi ở huyện Việt Yên 67
    4.2.3 Phương án triển khai bảo hiểm chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
    huyện Việt Yên 73
    4.2.4 Ước tính sự sẵn lòng chi trả 76
    4.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến WTP của hộ gia đình chăn nuôi
    lợn thịt 79
    4.3 Định hướng và giải pháp cho bảo hiểm chăn nuôi lợn 96
    4.3.1 Giải pháp vĩ mô 96
    4.3.2 Giải pháp đối với công ty bảo hiểm 99
    4.3.3 Điều kiện ứng dụng bảo hiểm dịch bệnh ở Việt Nam . 100
    5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
    5.1 Kết luận . 102
    5.2 Kiến nghị 103
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 104
    PHỤ LỤC 106

    1. MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Nông nghiệp từ lâu luôn đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế
    nước ta. Kinh tế nông nghiệp không những đảm bảo chiến lược an ninh lương
    thực, cung cấp nguyên liệu cho các ngành kinh tế, tham gia xuất khẩu mà còn
    là thị trường lao động cho hàng chục triệu người Việt Nam. Trong tương lai
    kinh tế nông nghiệp sẽ vẫn giữ vị trí quan trọng trong tiến trình phát triển
    công nghiệp hoá hiện đại hoá bền vững. Tuy nhiên nông nghiệp luôn là lĩnh
    vực phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại nặng lề do thiên tai gây ra, làm ảnh
    hưởng rất lớn đến phát triển bền vững. Những rủi ro này đã tác động không
    nhỏ đến đời sống của người dân, nhất là dân cư sống trong khu vực nông
    thôn. Công tác phòng ngừa, cứu trợ, khắc phục hậu quả thiên tai, nhìn chung
    đã góp phần hỗ trợ cho người dân ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
    Nhưng do nguồn tài chính của xã hội và nhà nước dành cho khắc phục hậu
    quả thiên tai có hạn, nên mới chỉ đáp ứng được một phần thiệt hại xảy ra.
    Thực tế hoạt động cứu trợ chủ yếu là cứu trợ khẩn cấp, chưa chú trọng đến
    tính hiệu quả, tính bền vững, đồng thời chưa có cơ chế chính sách cần thiết,
    đủ mạnh để khai thác đa dạng các nguồn tài chính phục vụ cho mục đích
    phòng ngừa, giảm nhẹ hậu quả thiệt hại thiên tai. Vì vậy, việc đưa bảo hiểm
    nông nghiệp vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là vô cùng cần thiết.
    Chăn nuôi lợn giữ vai trò quan trọng cả về số lượng lẫn giá trị trong
    ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Tuy nhiên sự phát triển của dịch bệnh trong
    những năm gần đây khiến người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, quy mô
    chăn nuôi bị thu hẹp đáng kể. Tuy có sự hỗ trợ của nhà nước, nhưng thiệt hại
    của người chăn nuôi chỉ được bù đắp một phần rất nhỏ. Trong một vài năm
    trở lại đây dịch bệnh lở mồm long móng, và tai xanh ở lợn xuất hiện với tốc
    độ lây lan nhanh và tỷ lệ lợn chết rất cao. Theo Cục thú y (Bộ nông nghiệp
    phát triển nông thôn) ngày 28/4/2010 dịch mới chỉ xuất hiện ở 5 tỉnh thành
    với số lợn dịch là 33.000 con số lợn tiêu huỷ là 10.000 con nhưng chỉ sau một
    tuần (ngày 4/5/2010) cả nước có 11 tỉnh, thành xuất hiện dịch với số lợn mắc
    bệnh lên đến 50.000 con, đã tiêu hủy 21.000 con[1]. Rủi ro dịch bệnh là loại
    rủi ro đáng quan ngại nhất đối với người chăn nuôi. Ngoài chi phí sản xuất
    không thu hồi được do số lợn bị chết, người sản xuất phải đối mặt với sự sụt
    giảm của lợi nhuận do giá lợn giảm hoặc do buộc phải kéo dài thời gian nuôi
    mặc dù lợn đã đến thời điểm xuất chuồng. Các chương trình bảo hiểm vật
    nuôi là những công cụ chuyển giao rủi ro hết sức hiệu quả đối với người chăn
    nuôi, cũng như giảm nhẹ gánh nặng hỗ trợ cho ngân sách nhà nước trong
    trường hợp bệnh dịch. Tuy nhiên, theo thống kê của Vụ bảo hiểm (Bộ tài
    chính) năm 2008, tỷ trọng tham gia bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam còn
    rất thấp chỉ chiếm chưa đầy 1% số cây trồng vật nuôi. Mặc dù bảo hiểm nông
    nghiệp của Việt Nam đã được triển khai từ những năm 80 của thế kỷ trước do
    tập đoàn Bảo Việt thực hiện[2].
    Việt Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm
    thành phố Bắc Giang 10 km. Toàn huyện có 19 đơn vị hành chính, trong đó
    có 5 xã miền núi và 2 thị trấn. Hiện nay, Việt Yên được xác định là huyện
    trọng điểm của tỉnh về phát triển công nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện có 02
    khu công nghiệp tập trung của tỉnh đã triển khai xây dựng là: Khu công
    nghiệp Đình Trám (quy mô 100ha); Khu công nghiệp Quang Châu (quy mô
    426ha), Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có 2 cụm công nghiệp tập trung
    (Cụm công nghiệp Việt Yên và Cụm công nghiệp Đồng Vàng) với diện tích
    trên 50ha. Bên cạnh đó kinh tế của huyện Việt Yên chủ yếu là nông nghiệp
    với việc lao động nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu lao động
    của huyện, huyện nằm trên quốc lộ 37, từ Bắc Giang đi Thái Nguyên, Quốc lộ
    1A đi qua địa bàn huyện, nối liền thành phố Bắc Ninh và thành phố Bắc
    Giang, sông Cầu chảy ở phía nam huyện, là đường giao thông thuận tiện cho
    đi lại cũng là tiêu thụ lợn thịt được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó thì hiện nay trên
    địa bàn huyện đang có sự chuyển dịch cơ bản, từ những mô hình chăn nuôi
    nhỏ lẻ sang trang trại hay mô hình chăn nuôi tập trung. Số lượng những trang
    trại tăng lên từng ngày ở hầu hết những trang trại hiện nay thì chăn nuôi lợn
    vẫn được nhiều hộ lựa chọn vì có thể nói lợn là vật nuôi phù hợp hơn những con
    vật khác. Những chuyển đổi đó đang ngày càng phát huy hiệu quả tích cực.
    Tuy nhiên trên thực tế thì rủi ro có thể đến với bất kỳ hộ nào, không phải
    lợn là vật nuôi không có rủi ro, ngoài những yếu tố bên trong thì chăn nuôi
    lợn còn chịu nhiều của các yếu tố ngoại cảnh khác nữa. Điều này giải thích vì
    sao mà hộ chăn nuôi nào làm chủ kỹ thuật thì hộ chăn nuôi đó có thể gặt hái
    được những thành công. Trong chăn nuôi còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
    ngoại cảnh tác động vào như thời tiết, khí hậu, dịch bệnh, thị trường .
    Hạn chế được những rủi ro trong chăn nuôi lợn thịt sẽ giúp các hộ tăng
    kết quả và hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động. Với bối cảnh
    đó, nghiên cứu của chúng tôi là một trong những nghiên cứu vào nhu cầu bảo
    hiểm trong chăn nuôi lợn thịt từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể để hỗ trợ
    cho sự phát triển ổn định, bền vững cho nghề chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn
    huyện Việt Yên.
    Với việc nghiên cứu kinh nghiệm của các nước đi trước, cùng với việc
    nhận thức một cách sâu sắc vai trò, lợi ích to lớn do bảo hiểm mang lại, kết
    hợp với điều kiện thực tế của huyện chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “Nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm của các hộ chăn nuôi lợn thịt huyện Việt
    Yên, tỉnh Bắc Giang”.
    1.2 Mục tiêu của đề tài
    1.2.1 Mục tiêu chung
    Xác định nhu cầu tham gia thị trường bảo hiểm trong chăn nuôi lợn thịt
    của các hộ chăn nuôi lợn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu
    cầu tham gia thị trường bảo hiểm của các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện
    Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nhu cầu bảo hiểm
    trong chăn nuôi lợn thịt.
    - Đánh giá thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện.
    - Xác định nhu cầu tham gia bảo hiểm của các hộ chăn nuôi lợn thịt tại
    huyện Việt Yên.
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu tham gia bảo
    hiểm trong nghề chăn nuôi lợn thịt tại huyện Việt Yên.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
    * Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến quá trình chăn nuôi lợn thịt
    của người dân trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    * Các hộ chăn nuôi lợn thịt có nhu cầu bảo hiểm nông nghiệp trên địa
    bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
    * Các cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn huyện.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
    1.3.2.1 Phạm vi về thời gian
    Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu báo cáo từ năm 2007 đến nay.
    Số liệu sơ cấp: Thu thập tình hình của các hộ, doanh nghiệp, HTX có
    chăn nuôi lợn thịt năm 2009.
    1.3.2.2 Phạm vi về không gian
    Nghiên cứu tình hình chăn nuôi lợn thịt và nhu cầu tham gia bảo hiểm
    trong chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Việt Yên.
    1.3.2.3 Phạm vi về nội dung
    Tập trung nghiên cứu nhu cầu bảo hiểm về rủi ro dịch bệnh trong chăn
    nuôi lợn thịt của huyện Việt Yên.
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 4


    2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
    2.1 Cơ sở khoa học, lý luận của đề tài
    2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
    2.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm
    Bảo hiểm là hình thức chuyển giao rủi ro. Mua bảo hiểm thực chất là
    mua sự an tâm, là đổi lấy cái sự không chắc chắn có khả năng xảy ra thiệt hại
    bằng sự chắc chắn thông qua việc bù đắp bằng tài chính.
    Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít
    người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng
    cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ
    chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng
    không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.
    Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp
    tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là
    tổn thất về tài chính, nhân mạng .[3]
    2.1.1.2 Kinh doanh bảo hiểm
    Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm
    mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người
    được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh
    nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho
    người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.[4]
    2.1.1.3 Kinh doanh tái bảo hiểm
    Kinh doanh tái bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm
    mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm nhận một khoản phí bảo
    hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm khác để cam kết bồi thường cho các trách
    nhiệm đã nhận bảo hiểm.[4]
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 5


    2.1.1.4 Hợp đồng bảo hiểm
    Kinh doanh bảo hiểm là một quan hệ kinh doanh được thiết lập trên cơ
    sở hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm chính là hình thức pháp lý của quan hệ kinh
    doanh bảo hiểm, là công cụ để doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện hoạt động
    kinh doanh bảo hiểm.
    Theo điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm: Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả
    thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua
    bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo
    hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy
    ra sự kiện bảo hiểm. [4]
    2.1.2 Bản chất của bảo hiểm
    Bằng sự đóng góp của số đông người vào một quĩ chung, khi có rủi ro, quĩ sẽ
    có đủ khả năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít. Mỗi cá nhân hay
    đơn vị chỉ cần đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các công ty bảo
    hiểm. Khi tham gia một nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do rủi ro
    được bảo hiẻm gây ra, người được bảo hiểm sẽ bồi thường. Khoản tièn bồi thường
    này được lấy từ số phí mà tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất
    nhiên, chỉ có một số người tham gia bảo hiểm gặp tổn thất, còn những người
    không gặp tổn thất sẽ mất không số phí bảo hiểm. Như vậy, có thể thấy, thực chất
    của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả
    những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo hiểm muốn
    tiến hành được phải có nhiều người tham gia, tức là, bảo hiểm chỉ hoạt động được
    trên cơ sở luật số đông, càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro đối
    với mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi.
    Với hình thức số đông bù cho số ít người thiệt bị thiệt hại, tổ chức bảo hiểm
    sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế của từng cá nhân hay đơn vị khi gặp rủi ro, tiết
    kiệm được nguồn chi cho ngân sách nhà nước. Như vậy, thực chất mối quan hệ
    trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối quan hệ giữa người bảo hiểm và người
    Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 6


    được bảo hiểm, mà suy rộng ra, nó là tổng thể các mối quan hệ giữa những người
    được bảo hiểm trong cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng quĩ bảo
    hiểm. Quỹ bảo hiểm được tạo lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm, số người
    tham gia càng đông thì quĩ càng lớn. Quĩ được sử dụng trước hết và chủ yếu là để
    bù đắp những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng đến sự
    liên tục của đời sông xã hội và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế.
    Ngoài ra, quĩ còn được dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã
    hội. Bảo hiểm thực chất là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
    phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình thái giá trị, nhằm hình thành và sử
    dụng quĩ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi ro bất ngờ xảy ra với
    người được bảo hiểm, đảm bảo quá trình tái sản xuất được thường xuyên, liên tục.
    Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
    - Hợp đồng bảo hiểm con người;
    - Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
    - Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
    Mỗi loại hợp đồng trên có đối tượng bảo hiểm và kỹ thuật nghiệp vụ
    khác nhau. Việc chia ra làm 3 loại hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ nói trên
    nhằm biện pháp quản lý phù hợp hơn.
    2.1.3 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
    Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày nay đã đạt đến trình độ phát triển cao ở
    nhiều nước trên thế giới, với rất nhiều loại hình, cũng như đối tượng được bảo
    hiểm ngày càng rộng mở và trở nên hết sức phong phú. Tuy nhiên, hoạt động bảo
    hiểm vẫn được tiến hành trên cơ sở một số nguyên tắc cơ bản của nó.
    2.1.3.1 Nguyên tắc chỉ bảo hiểm rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn
    Nguyên tắc này chỉ ra rằng người bảo hiểm chỉ bảo hiểm một rủi ro, tức là
    bảo hiểm một sự cố, một tai nạn, tai hoạ, xảy ra một cách bất ngờ, ngẫu nhiên,
    ngoài ý muốn của con người chứ không bảo hiểm một cách chắc chắn xảy ra,
    đương nhiên xảy ra, cũng như chỉ bồi thường những thiệt hại, mất mát do rủi ro
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...