Thạc Sĩ Nghiên cứu nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong tiếng Việt (qua ngữ liệu Hồ Ch

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/11/17.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Trong quá trình học thạc sĩ tại Học viện Khoa học xã hội, tôi đã nhận
    được sự dạy bảo và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giáo, sự động viên và
    giúp đỡ tận tình của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè. Tôi xin gửi lời cảm ơn
    sâu sắc đến quý thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong
    thời gian qua.
    Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS TS Phạm Văn Tình
    đã giúp đỡ tôi rất tận tình trong quá trình làm luận văn.
    Trân trọng cảm ơn!

    Người viết luận văn




    VÕ THỊ HƯỜNG













    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài . 1
    2. Lịch sử nghiên cứu 3
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 8
    5. Phương pháp nghiên cứu . 9
    6. Đóng góp của luận văn 9
    7. Cấu trúc của luận văn 10
    Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN 11
    1.1. Văn bản và tính liên kết 11
    1.1.1. Khái niệm văn bản 11
    1.1.2. Liên kết trong văn bản 13
    1.1.3. Các phép liên kết văn bản . 18
    1.2. Phép nối 21
    1.2.1. Khái niệm .
    1.2.2. Phân loại các từ, cụm từ nối theo phạm trù ngữ nghĩa . 24
    1.2.3. Phạm vi liên kết của các từ, cụm từ nối trong văn bản 26
    1.3. Tiểu kết . 28
    Chương 2. LIÊN KẾT CẤU TRÚC CỦA NHÓM TỪ, CỤM TỪ NỐI THEO
    PHẠM TRÙ KẾT QUẢ - TỔNG KẾT (QUA NGỮ LIỆU HỒ CHÍ MINH
    TUYỂN TẬP) 29
    2.1. Mở đầu 29
    2.2. Các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập . 30
    2.2.1. Vị trí của các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết . 30
    2.2.2. Số lượng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết . 32
    2.2.3. Cách thức sử dụng các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết 34
    2.3. Giá trị liên kết về mặt cấu trúc của từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả -
    tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập . 35

    2.3.1. Những giá trị chung 35
    2.3.2. Giá trị liên kết về mặt cấu trúc của từ, cụm từ nối cụ thể 36
    2.4. Tiểu kết . 46
    Chương 3. LIÊN KẾT NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ, CỤM TỪ NỐI THEO
    PHẠM TRÙ KẾT QUẢ - TỔNG KẾT (QUA NGỮ LIỆU HỒ CHÍ MINH
    TUYỂN TẬP) 48
    3.1. Mở đầu 48
    3.2. Phép nối với vấn đề liên kết ngữ nghĩa 49
    3.3. Giá trị liên kết về mặt ngữ nghĩa của các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả -
    tổng kết trong Hồ Chí Minh tuyển tập . 51
    3.3.1. Những giá trị chung 51
    3.3.2. Giá trị liên kết về mặt ngữ nghĩa của một số từ, cụm từ nối cụ thể . 52
    3.4. Tiểu kết . 64
    KẾT LUẬN 67
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 69


    1
    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Ngôn ngữ học Văn bản (Textual Linguistics) là một bộ môn khoa học nghiên
    cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp phát triển rầm rộ vào những năm 60 của
    thế kỉ XX. Mặc dù xuất hiện muộn so với các bộ môn khoa học khác của ngôn
    ngữ nhưng ngôn ngữ học văn bản đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ trong
    lĩnh vực nghiên cứu của mình. Góp phần không nhỏ vào trào lưu chung đó, một
    số nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đã công bố những công trình nghiên cứu tiêu
    biểu trong lĩnh vực ngôn ngữ học văn bản nói chung. Đóng góp của các nhà Việt
    ngữ học ở lĩnh vực này là họ đã xây dựng được hệ thống lí luận về ngôn ngữ học
    văn bản, xác định đối tượng, mục đích cụ thể cho việc nghiên cứu.
    Hiện tượng nhận được nhiều sự quan tâm của giới ngôn ngữ học văn bản
    đó là việc văn bản không phải là một phép cộng đơn thuần của các câu. Giữa
    các câu trong văn bản có những sợi dây liên kết chặt chẽ. “Những sợi dây này
    - K. Boost viết vào năm 1949 - kéo dài từ câu nọ sang câu kia nhiều đến nỗi
    tạo nên một mạng lưới đặc biệt ( ), trong đó mỗi câu riêng biệt gắn bó chặt
    chẽ với những câu còn lại [dẫn theo Moskal’skaja, 1981, tr.5].
    Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu
    mới chỉ là những phần tử. Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản
    còn có cấu trúc. Cấu trúc của văn bản chỉ ra vị trí của mỗi câu và những mối
    quan hệ, liên hệ giữa nó với những câu xung quanh nói riêng và toàn văn bản
    nói chung. Sự liên kết là mạng lưới cả những quan hệ và liên hệ ấy. Như vậy,
    có thể kết luận rằng tính liên kết chính là nhân tố quan trọng nhất có tác dụng
    biến một chuỗi câu trở thành văn bản [Trần Ngọc Thêm, 2003].
    Trong văn bản có rất nhiều phép liên kết như: phép lặp, phép thế, phép đối,
    phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính, phép nối Trong đó, phép
    nối được đánh giá là một trong những phép liên kết được sử dụng khá phổ
    biến trong nhiều văn bản khác nhau. Có thể nói, các từ, cụm từ nối là những

    2
    phương tiện cụ thể, có giá trị chỉ ra một cách tường minh mối liên hệ giữa các
    phát ngôn trên văn bản.
    Trong các phương thức thuộc hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, phép
    nối là một phương thức liên kết đặc thù, có sự khác biệt so với các phép liên
    kết khác. Trên thực tế, phép nối được sử dụng nhiều trong các thể loại văn
    bản khác nhau. Phép nối làm cho quan hệ nghĩa giữa các mệnh đề, giữa các
    phát ngôn được tường minh, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận và nhanh
    chóng hiểu được ý nghĩa của văn bản. Phép nối được các nhà ngôn ngữ học
    văn bản trên thế giới nghiên cứu khá kĩ ở 2 phương diện lí thuyết và ứng
    dụng. Ở Việt Nam, phép liên kết này cũng được nhiều nhà nghiên cứu quan
    tâm. Tuy nhiên, một số nhà Việt ngữ học khi nghiên cứu phép nối liên kết văn
    bản vẫn quan niệm chúng thuộc về cấu trúc. Trong khi đó, ngôn ngữ học văn
    bản đã chỉ ra việc nghiên cứu các phương tiện liên kết đòi hỏi sâu vào việc
    khám phá, tìm hiểu bản chất của mối quan hệ nghĩa khi chúng đảm nhiệm
    chức năng liên kết.
    Hiện nay, ở nước ta vấn đề liên kết văn bản đã nhận được nhiều sự quan
    tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học. Đầu tiên phải kể đến các công trình
    nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu như: Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt
    của Trần Ngọc Thêm, Văn bản và liên kết trong tiếng Việt của Diệp Quang
    Ban, Giao tiếp - văn bản - mạch lạc - liên kết - đoạn văn của Diệp Quang
    Ban, Hệ thống liên kết lời nói của Nguyễn Thị Việt Thanh Tuy nhiên,
    những công trình nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khái quát
    các đặc điểm mang tính chất lí luận của vấn đề liên kết văn bản chứ chưa đi
    vào phân tích, lí giải toàn diện tất cả vai trò, hoạt động của một phép liên kết
    cụ thể. Do đó, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu một phép liên kết cụ thể trong
    các tác phẩm văn thơ với mong muốn làm rõ cũng như cụ thể hóa các luận
    điểm lí thuyết mà các tác giả trước đó đã đưa ra. Đây chính là lí do quan trọng
    thôi thúc chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nhóm từ, cụm từ nối theo
    phạm trù kết quả - tổng kết trong tiếng Việt (qua ngữ liệu Hồ Chí Minh

    3
    Tuyển tập)” làm đề tài nghiên cứu. Với luận văn này, chúng tôi mong muốn
    góp thêm một nghiên cứu nhỏ dưới góc nhìn mới về tính liên kết trong văn
    bản nói chung. Đồng thời, luận văn sẽ góp phần mở rộng, bổ sung về mặt lí
    luận của ngôn ngữ học văn bản và lí thuyết phân tích diễn ngôn.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Có thể nói, ngôn ngữ học văn bản là một trong những bộ môn khoa học
    ra đời muộn so với các bộ môn khác trong ngôn ngữ học. Tuy đã được manh
    nha từ những năm 40 của thế kỉ XX nhưng nó chỉ thực sự được biết đến một
    cách rộng rãi từ khoảng những năm 70, sau thời kì trải nghiệm của ngữ pháp
    văn bản. Sau khi ra đời, ngữ pháp văn bản tỏ ra có ứng dụng hết sức thuyết
    thực trong việc đề ra các phương pháp xây dựng văn bản, phân tích văn bản,
    tóm tắt văn bản Nhờ vậy, ngữ pháp văn bản nhanh chóng được phổ biến
    và phát triển mạnh. Ngôn ngữ học văn bản hình thành và được coi như bộ
    môn ngôn ngữ độc lập vào khoảng 3 thập niên gần đây.
    Trong thời gian gần đây, ngôn ngữ học văn bản đã nhận được nhiều sự
    quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
    Trên thế giới, các nhà ngôn ngữ học trên thế giới quan tâm đến lĩnh vực
    ngôn ngữ học văn bản từ khá sớm (khoảng cuối những năm 40 của thế kỉ
    XX). Có học thể kể ra một số nhà ngôn ngữ học văn bản tiêu biểu như sau:
    Năm 1947, A.I. Belichơ đã nhận thấy các chuỗi câu hoàn chỉnh có chung ý
    nghĩa và là chỉnh thể cú pháp nhất định nằm trong cấu trúc văn bản. Nhận xét
    này của A.I. Belichơ có ý nghĩa quyết định đối với việc hình thành khái niệm
    ngôn ngữ học văn bản.
    Tác giả Pospelov nhấn mạnh sự khác biệt về chức năng và logic ngữ nghĩa
    của chỉnh thể cú pháp phức hợp so với câu. Theo ông, chỉnh thể của cú pháp
    phức hợp có đặc trưng bởi “cấu trúc khép kín”, đó là một nhóm câu được hợp
    nhất về mặt cú pháp bởi những phương tiện và phương pháp khác nhau kiểu
    như các liên từ liên hợp trong chức năng nối kết, các liên hệ nối không liên từ,

    4
    những kết hợp khác nhau của 2 câu thành phần, sự tương ứng trong việc sử
    dụng các hình thái của vị ngữ theo ý nghĩa thời của chúng [O.I.
    Moskal’skaja, 1996] (dẫn theo [57]).
    Vào khoảng những năm cuối thập niên 60 đầu 70 của thế kỉ XX, ngôn ngữ
    học văn bản phát triển khá mạnh mẽ và đã được thừa nhận là một bộ môn
    khoa học độc lập. Từ đây, việc nghiên cứu văn bản như một sản phẩm lời nói
    hoàn chỉnh đã có sự chuyển hướng mới đó là nghiên cứu mặt giao tiếp - chức
    năng ngôn ngữ và lời nói. Cùng với sự chuyển hướng này, ngôn ngữ học càng
    chú ý nhiều hơn tới những lĩnh vực khác nhau của ngôn ngữ học chức năng
    như: lí thuyết hoạt động lời nói, ngữ nghĩa học, phong cách học chức năng
    Sản phẩm lời nói hoàn chỉnh - văn bản trở thành đối tượng nghiên cứu của
    nhiều ngành ngôn ngữ mà trước hết là ngôn ngữ học văn bản.
    Ngôn ngữ học văn bản ngày càng phát triển mạnh mẽ được minh chứng rõ
    rệt bằng hàng loạt các bài báo và chuyên luận, hàng loạt các tạp chí chuyên đề
    được xuất hiện ở các nước Tây Đức, Áo, Bỉ Nhà nghiên cứu người Áo
    Dressler cho xuất bản cuốn sách Dẫn luận ngôn ngữ học văn bản năm 1972.
    Ngay sau đó, hàng loạt hội nghị khoa học chuyên đề về ngôn ngữ học văn bản
    được diễn ra tại Moskva. Năm 1975, hội thảo khoa học do hai tổ chức ngôn
    ngữ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Tiệp Khắc về ngữ pháp văn bản đã
    được tổ chức ở Berlin - thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Tiếp đó, năm
    1981đã diễn ra hội nghị về ngôn ngữ học văn bản tại Trường Đại học Sư
    phạm mang tên Hồ Chí Minh ở Inkursk thuộc Liên Xô cũ.
    Tiếp thu những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, O.I.
    Moskal’skaja đã công bố công trình ngữ pháp văn bản năm 1981. Bà đã
    khẳng định tiếng nói chung của trào lưu ngôn ngữ mới là không phải ở đơn vị
    câu riêng lẻ mà là những chỉnh thể trên câu và toàn văn bản. Tác giả đã dẫn ra
    hàng loạt những tuyên ngôn của nhiều nhà ngôn ngữ học: chúng ta thường nói
    không phải bằng những từ ngữ riêng biệt mà bằng những câu của văn bản

    5
    ( ) [O.I. Moskal’skaja, 1996] (dẫn theo [57]). Điều đó cho thấy sự cần thiết
    phải nghiên cứu ngôn ngữ học văn bản mà nhiệm vụ trung tâm là nghiên cứu
    “tính liên kết” bởi vì mạng lưới liên kết, các phương tiện liên kết ràng buộc
    các đơn vị phát ngôn theo nội dụng, chủ đề định sẵn trong văn bản.
    Năm 1993, David Nunan đã công bố công trình nghiên cứu của mình về
    ngôn ngữ học văn bản đó là Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (Hồ Mỹ Huyền và
    Trúc Thanh dịch từ tiếng Anh, 1998). Trong cuốn sách này, Nunan quan tâm
    tới bốn vấn đề lớn của phân tích diễn ngôn gồm: phân tích diễn ngôn là gì,
    yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn, tìm hiểu diễn ngôn về mặt nghĩa và phát
    triển năng lực diễn ngôn. Trong bốn vấn đề này, Nunan chú ý nhiều hơn đến
    việc phân tích các yếu tố ngôn ngữ trong diễn ngôn mà cụ thể là tìm hiểu diễn
    ngôn về mặt nghĩa. Ông đã đi sâu vào phân tích những đơn vị trong diễn ngôn
    như tin “đã cho” và “tin mới”, phần đề, phần thuyết, mạch lạc diễn ngôn,
    hành động ngôn ngữ Trong phép nối, Nunan còn phân loại các kiểu quan
    hệ như: quan hệ nghịch đối, quan hệ bổ sung, quan hệ thời gian và quan hệ
    nguyên nhân.
    Ngoài những tác giả vừa nêu trên còn phải kể đến một số tên tuổi nổi tiếng
    khác như: K. Boost, Z.S. Haris, Halliday, Hasan Với các công trình nghiên cứu
    tiêu biểu trong lĩnh vực ngôn ngữ văn bản họ đã để lại nhiều dấu ấn quan trọng.
    Ở Việt Nam, bàn về vấn liên kết văn bản ở Việt Nam không phải là vấn
    đề mới. Ngôn ngữ học văn bản đã được các nhà Việt ngữ học đề cập đến từ
    khoảng những năm 70 của thế kỉ XX. Năm 1973, với bài viết có nhan đề
    “Góp thêm một số ý kiến về hệ thống các đơn vị ngữ pháp” đăng trên tạp chí
    Ngôn ngữ, số 2, Nguyễn Tài Cẩn và N.V. Stankevich đã đưa ra những quan
    điểm của mình về hướng nghiên cứu mới về ngữ pháp văn bản.
    Trong tạp chí Ngôn ngữ, số 1 năm 1985, tác giả Nguyễn Đức Dân và Lê
    Đông có bài viết “Phương thức liên kết của từ nối”. Những phương thức liên
    kết được đề cập trong bài viết là phương thức liên kết hiển ngôn và hàm ngôn,

    6
    phương thức liên kết hai hàm ngôn, phương thức liên kết hiển ngôn với tiền
    giả định. Các tác giả bài viết này cũng đã chỉ ra các yếu tố từ hư như: và, vì,
    tuy, dù, hay, hoặc đều có thể trở thành các phương tiện nối kết giữa các
    mệnh đề, câu - phát ngôn trong văn bản và chúng còn chịu sự tác động của rất
    nhiều yếu tố khác nhau của ngữ cảnh, trong hệ thống ngữ nghĩa.
    Đi tiên phong trong việc nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản ở Việt Nam
    không thể không kể đến tác giả Trần Ngọc Thêm. Kế thừa và phát huy những
    thành tựu của những người đi trước, năm 1985 Trần Ngọc Thêm đã công bố
    công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản Hệ thống liên kết văn bản
    tiếng Việt. Đây là công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học văn bản được đánh
    giá là tương đối hoàn chỉnh về luận điểm, luận cứ và hệ thống các phương
    tiện liên kết văn bản tiếng Việt.
    Năm 1994, Đỗ Hữu Châu cũng đã công bố các công trình nghiên cứu có
    liên quan đến phép liên kết văn bản. Tác giả nghiên cứu phép nối ở hai
    bình diện chức năng và ngữ dụng. Như vậy, việc nghiên cứu này vừa tiếp
    thu được ngôn ngữ truyền thống lại vừa tiếp cận với ngôn ngữ văn bản hiện
    đại, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới là hướng hoạt động của phép
    nối về mặt nghĩa.
    Năm 1994, Nguyễn Thị Việt Thanh công bố cuốn “Hệ thống liên kết lời
    nói tiếng Việt” đã đề cập tới các phép liên kết văn bản trong tiếng Việt. Tác
    giả đã đặt ra mục đích nghiên cứu cụ thể và phân loại, xác định hệ thống các
    phương tiện liên kết thuộc lời nói. Trong đó, phương thức nối được tác giả
    phân tích khá kĩ lưỡng, đồng thời chỉ ra vai trò, tầm quan trọng của nó không
    thể thiếu vắng trong quá trình giao tiếp bằng lời nói.
    Một trong những tác giả có đóng góp quan trọng vào những thành tựu của
    ngôn ngữ học văn bản phải kể đến là Diệp Quang Ban. Ông đã có rất nhiều
    bài báo, chuyên luận viết về lĩnh vực này. Cụ thể như sau: “Đọc sách Hệ
    thống lên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm”, đăng trên tạp chí

    7
    Ngôn ngữ, số 3, 1986; “Bàn góp về mối quan hệ chủ vị và quan hệ phần đề -
    phần thuyết”, tạp chí Ngôn ngữ, số 4, 1992; “Về mạch lạc trong văn bản”, tạp
    chí Ngôn ngữ, số 1, 1998; Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, NXB Giáo
    dục, Hà Nội, 1998; “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số
    yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, tạp chí Ngôn ngữ, số 6, 2001; “Giao tiếp
    - văn bản - mạch lạc - liên kết - đoạn văn”, 2002.
    Năm 1998, phương thức nối được Phan Văn Hòa tiếp tục nghiên cứu trong
    luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Phương tiện liên kết phát ngôn đối chiếu ngữ liệu
    Anh - Việt”. Trong luận án này, tác giả tập trung phân tích, miêu tả nghĩa của
    các mệnh đề, câu, liên câu, liên đoạn văn do phép nối liên kết trên cứ liệu
    tiếng Anh và tiếng Việt.
    Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Thại
    (1998), Phạm Văn Tình (2002), Lương Đình Dũng (2005), Lương Đình
    Khánh (2006), Bùi Văn Nam (2010) cũng đi theo hướng này nhưng nghiên
    cứu ở phạm vi và mức độ khác nhau. Bên cạnh đó, có một số luận văn thạc sĩ
    cũng đã nghiên cứu về vấn đề liên kết trong văn bản như: Phạm Thu Trang
    (2001), Dương Thị Bích Hạnh (2003), Thái Thị Như Quỳnh (2013), Nguyễn
    Thị Thu (2014), Lê Thị Thùy Linh (2014) Các luận văn này đề cập tới phép
    nối hoặc phép liên kết từ vựng trên những nguồn tư liệu khác nhau.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Thực hiện đề tài này chúng tôi hướng tới những mục đích cơ bản sau:
    - Nghiên cứu nhằm bước đầu nhận diện được các từ, cụm từ nối theo phạm
    trù kết quả - tổng kết từ góc độ ngôn ngữ học văn bản cũng như làm rõ những
    đặc trưng cơ bản của phạm trù kết quả - tổng kết, đóng góp thêm những ý
    kiến và những nghiên cứu của phạm trù kết quả - tổng kết về mặt lí luận.
    - Trên cơ sở những yêu cầu và đặc trưng cơ bản của phạm trù kết quả - tổng
    kết đưa ra cách thức thực hiện phạm trù kết quả - tổng kết các văn bản khoa
    học một cách hiệu quả từ góc độ ngôn ngữ học văn bản.

    8
    - Thông qua việc khảo sát, thống kê nhóm từ, cụm từ nối thuộc phạm trù
    kết quả - tổng kết luận văn sẽ đi sâu phân tích, biện giải và chỉ ra giá trị liên
    kết của từ, cụm từ nối trong một số tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh.
    Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ tiến hành giải quyết những nhiệm
    vụ chủ yếu sau:
    - Tìm hiểu, tập hợp có lựa chọn các cơ sở lí luận liên quan đến đề tài
    nghiên cứu của luận văn và tổng hợp một số quan điểm cũng như các
    vấn đề liên quan đến đối tượng khảo sát.
    - Xác định cơ sở lí thuyết về phép liên kết nói chung và phép nối nói riêng.
    - Khảo sát các nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết
    trong một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả Hồ Chí Minh, từ đó chỉ ra
    cấu trúc liên kết và ngữ nghĩa liên kết giữa các phát ngôn có liên quan.
    - Xác định cách thức sử dụng và vai trò liên kết ngữ nghĩa của nhóm từ,
    cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết, từ đó chỉ ra giá trị, ý nghĩa
    của nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết trong việc thể
    hiện tư tưởng tác phẩm và phong cách tác giả.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của luận văn này là nhóm các từ, cụm từ
    nối theo phạm trù kết quả - tổng kết gồm: do đó, rốt cuộc, kết quả là, tựu
    trung là, nói chung, chung quy (là), nhìn chung, tóm lại, nói cho cùng, thành
    thử, đại thể (là) của các tác phẩm trong Hồ Chí Minh Tuyển tập.
    Phạm vi nghiên cứa của đề tài, chúng tôi lựa chọn một số tác phẩm có
    chứa nhóm từ, cụm từ theo phạm trù kết quả - tổng kết trong Hồ Chí Minh
    Tuyển tập làm tư liệu nghiên cứu. Mặc dù các tác phẩm trong Hồ Chí Minh
    Tuyển tập sử dụng khá nhiều phương tiện nối khác nhau nhưng do dung
    lượng của luận văn không cho phép khảo sát toàn bộ các phương tiện nối, do
    vậy chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết
    quả - tổng để phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.

    9
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Trong luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên
    cứu sau đây:
    - Phương pháp thống kê phân loại: sử dụng phương pháp này để thực hiện
    việc khảo sát, thu thập các câu, đoạn văn có chứa các từ, cụm từ nối theo
    phạm trù kết quả - tổng kết. Từ đó, chỉ ra quy luật xuất hiện của các từ, cụm
    từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết.
    - Phương pháp phân tích văn bản và phân tích diễn ngôn: phương pháp này
    được sử dụng với mục đích nhằm phân tích các chiết đoạn văn bản, mệnh đề,
    câu, đoạn văn.
    - Phương pháp mô tả, phân tích cú pháp: chúng tôi sử dụng phương pháp
    mô tả và phân tích để thấy được sự liên kết về mặt cấu trúc và liên kết về mặt
    ngữ nghĩa của văn bản có các từ, cụm từ nối theo phạm trù kết quả - tổng kết.
    6. Đóng góp của luận văn
    - Ý nghĩa lí luận:
    Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm các luận điểm lí thuyết trước đây mới
    chỉ đặt ra được vấn đề gợi mở mà chưa có nhiều luận cứ thuyết phục. Đồng
    thời, đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu hệ thống các phương thức
    liên kết trong văn bản.
    - Ý nghĩa thực tiễn:
    Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ giúp ích rất nhiều cho việc
    phân tích văn bản trong các ngữ cảnh có từ, cụm từ nối.
    Thứ hai, luận văn cũng góp thêm một tiếng nói trong xu hướng nghiên cứu
    phong cách văn bản nói chung.
    Thứ ba, từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn sẽ khẳng định thêm tài
    năng và đóng góp của Hồ Chí Minh về phương diện nội dung cũng như nghệ
    thuật. Luận văn sẽ là tư liệu bổ ích phục vụ cho việc đọc hiểu các tác phẩm văn
    chương của Hồ Chí Minh ở các bậc học khác nhau từ bình diện ngôn ngữ. 7. Cấu trúc của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần nội dung của
    luận văn được bố cục gồm 3 chương như sau:
    Chương 1 - Cơ sở lí luận
    Chương 2 - Liên kết cấu trúc của nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù kết
    quả - tổng kết (qua ngữ liệu Hồ Chí Minh tuyển tập)
    Chương 3 - Liên kết ngữ nghĩa của nhóm từ, cụm từ nối theo phạm trù
    kết quả - tổng kết (qua ngữ liệu Hồ Chí Minh tuyển tập)
     
Đang tải...