Luận Văn Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự kỷ tại thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Lý do chọn đề tài
    Tự kỷ là một hội chứng nằm trong rối loạn phát triển lan tỏa, những trẻ em
    mắc phải rối loạn này sẽ gặp nhiều vấn đề về phát triển nhận thức, khiếm khuyết
    trong phát triển trí tuệ, điều này đã gây ra những khó khăn nghiêm trọng trong học
    tập, giao tiếp và hòa nhập cộng đồng.
    Rõ ràng trí tuệ nói chung và nhận thức của trẻ tự kỷ (TTK) nói riêng rất quan
    trọng, nhưng lĩnh vực này chưa được nghiên cứu một cách hệ thống ở nước ta. Qua
    thời gian làm công việc trị liệu trẻ tự kỷ, chúng tôi thấy, trị liệu tâm lý – giáo dục cho
    trẻ em mắc hội chứng tự kỷ (HCTK) là có hiệu quả, cải thiện nhiều về nhận thức.
    Những lý do trên thúc đẩy chúng tôi lựa chọn đề tài “Nghiên cứu nhận thức của trẻ tự
    kỷ tại Thành phố Hồ Chí Minh”, nhằm giúp chúng ta có cách nhìn cụ thể hơn về khả
    năng nhận thức của TTK. Trên cơ sở nghiên cứu, bước đầu đóng góp cơ sở lý luận
    vào nghiên cứu TTK Việt Nam, đồng thời ứng dụng cách thức can thiệp hiệu quả
    nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho TTK.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Xác định đặc điểm và mức độ nhận thức của TTK về một số sự vật và hiện
    tượng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt đời thường, từ đó đề xuất phương pháp tác
    động nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho TTK.
    3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nhận thức của TTK về sự vật và hiện tượng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt
    đời thường.
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    - 104 TTK đã được chẩn đoán bởi những bác sỹ và các nhà tâm lý ở các cơ sở
    y tế chuyên thăm khám TTK tại TP. Hồ Chí Minh.
    - 68 trẻ bình thường cùng tuổi ở một số lớp mẫu giáo cùng địa bàn TP. Hồ Chí
    Minh.
    3.3. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
    3.3.1. Giới hạn nội dung: Đề tài chỉ đi sâu nghiên cứu nhận thức của TTK về một số
    sự vật và hiện tượng liên quan đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày (đây là những sự
    vật, hiện tượng hết sức quen thuộc trong nhận thức và sinh hoạt của trẻ em nói
    chung).
    2
    3.3.2. Giới hạn độ tuổi: Trẻ có độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi (Theo quy định mang tính
    quốc tế, trẻ chỉ đươc chẩn đoán tự kỷ sau 3 tuổi, đồng thời đây là độ tuổi can thiệp
    sớm và tiền học đường).
    3.3.3. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại TP. Hồ Chí Minh (là một trong
    những thành phố có các cơ sở y tế đi đầu trong chẩn đoán và trị liệu trẻ tự kỷ tại Việt
    Nam, đồng thời là thành phố có số dân đông nhất nước).
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về TTK và nhận thức của TTK. Thu
    thập, phân tích những tài liệu trong và ngoài nước về TTK nhằm tổng quan những
    nghiên cứu về TTK, xác định cơ sở lý luận và các khái niệm công cụ.
    4.2. Xác định đặc điểm và mức độ nhận thức của TTK.
    4.3. Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm nâng cao khả năng nhận thức cho TTK.
    Thực nghiệm tác động nhằm khẳng định hiệu quả của các biện pháp được đề xuất.
    5. Các phương pháp nghiên cứu:
    5.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận.
    5.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    5.2.1. Test và thang đo
    - Test Denver II.
    - Thang đo CARS(Childhood Autism Rating Scale).
    - Thang đo nhận thức.
    5.2.2. Phương pháp chuyên gia.
    5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
    5.2.4. Phương pháp quan sát
    5.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study).
    5.2.6. Thực nghiệm tác động
    5.3. Phương pháp thống kê toán học
    6. Giả thuyết khoa học
    - Nhận thức của TTK có phần khác biệt với nhận thức của trẻ bình thường.
    - Mức độ tự kỷ, mức độ phát triển tâm vận động, độ tuổi và giới tính của TTK có mối
    quan hệ mật thiết (hay có y nghĩa) với khả năng nhận thức chung, nhận thức sự vật và
    nhận thức hiện tượng của TTK.
    3
    - Tiến hành tác động bằng phương pháp hành vi nhận thức trên cơ sở môi trường trị
    liệu gia đình góp phần nâng cao khả năng nhận thức cho TTK.
    7. Đóng góp mới của đề tài
    7.1. Về mặt lý luận
    - Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu về nhận thức của TTK tại Việt Nam.
    - Cập nhật và bước đầu hệ thống hoá một số vấn đề nghiên cứu của thế giới về TTK.
    - Vận dụng lý thuyết hành vi vào trị liệu cho TTK tại Việt Nam thông qua môi trường
    gia đình của trẻ.
    7.2. Về mặt thực tiễn
    - Kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn, các nhà
    quản lý, các cha mẹ trong việc đánh giá và trị liệu nhằm phát triển nhận thức cho
    TTK.
    - Trị liệu tác động thông qua môi trường gia đình can thiệp một cách có hiệu quả
    trong việc nâng cao nhận thức cho TTK. Hình thức trị liệu này có thể được áp dụng
    phổ biến (thông qua bố mẹ, giáo viên, nhà tâm lý, ) nhằm phát triển nhận thức của
    TTK.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...