Luận Văn Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1. TỔNG QUAN

    1.1. Cơ sở hình thành:

    Nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển theo xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới, hội nhập vào nền kinh tế thị trường. Đặc biệt, sau khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), thì những tác động của nền kinh tế thị trường đến Việt Nam càng thể hiện rõ nét hơn. Và theo ý kiến đánh giá của các chuyên gia, ngành chịu tác động nhiều nhất đó là ngành nông nghiệp, cụ thể là những người nông dân. Người nông dân phải đối mặt với việc có nhiều thách thức hơn, có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn, người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và sự cạnh tranh sẽ ngày càng khóc liệt hơn.

    An Giang, tỉnh đi đầu cả nước về sản lượng lúa hàng năm, với cơ cấu kinh tế các ngành nông, lâm và ngư nghiệp chiếm gần 80% tổng giá trị của nền kinh tế. Trong tình hình Việt Nam gia nhập vào WTO, nền kinh tế hội vào nền kinh tế thị trường thì những tác động của việc hội nhập đến nông dân sẽ được thể hiện rõ nét hơn. Người nông dân ngày càng quan tâm họ phải trồng cây gì? Nuôi con gì? Chăm sóc thế nào? Và bán cho những ai? Những câu hỏi đó được đặt ra nhắm đến một mục tiêu, đó là sản xuất cái thị trường cần. Thế nhưng, tất cả những điều đó chỉ là điều kiện cần trong sản xuất nông nghiệp hiện tại. Điều kiện đủ đó là cây trồng, vật nuôi phải được nuôi trồng với chi phí thấp, chỉ có như vậy thì nông sản mới đủ sức cạnh tranh với các nông sản cùng loại của các địa phương khác và xa hơn nữa là các nước khác trên thế giới. Chỉ khi nào làm được cả hai việc này, nông sản Việt Nam nói chung và nông sản An Giang nói riêng mới có thể tồn tại cũng như mới phát triển được trên thị trường

    Muốn sản xuất cái thị trường cần thì phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, khuynh hướng tiêu dùng , thông qua nghiên cứu người tiêu dùng. Đồng thời, phải biết tạo sự đột phá, có những động thái kích cầu, khai phá thị trường tiềm ẩn. Những việc trên một vài người nông dân không thể làm được, cần phải có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhiều người nông dân, thực hiện liên kết bốn nhà: Nông Dân; Nhà Nước; Doanh nghiệp; Ngân hàng. Có như thế mới đủ sức tiến hành nghiên cứu, nắm bắt thông tin về thị trường, người tiêu dùng với mục tiêu cuối cùng sản xuất cái thị trường cần.

    Mặc khác, muốn giảm thiểu chi phí nuôi trồng, tăng khả năng cạnh tranh cho nông sản không có cách nào khác là các nông dân phải liên kết, hợp tác trong quá trình sản xuất. Và ngày nay, nông dân ngày càng nhận thức rõ hơn sự cần thiết cũng như những lợi ích mang lại từ sự hợp tác trong quá trình sản xuất. Thông qua sự hợp tác, người nông dân mới có thể giảm chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của mình. Có như thế thì nông sản mới có thể cạnh tranh, tồn tại, phát triển trên thị trường trong nước và thế giới.

    Thực hiện đề án hợp tác hóa năm 2001- 2005 của Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang, đến 31/12/2006 toàn tỉnh có 165 hợp tác xã. Trong đó, có 99 hợp tác xã nông nghiệp và 4 hợp tác xã thủy sản được xây dựng và củng cố, với 8.614 xã viên và cung cấp dịch vụ cho 15% diên tích nông nghiệp của tỉnh . Trong quá trình hoạt động, xuất hiện nhiều mô hình làm ăn hiệu quả như: Hợp tác xã nông nghiệp Tân Mỹ Hưng, huyện Phú Tân (lãi cổ phần hàng năm là 26- 38%), hợp tác xã nông nghiệp Hưng Phát huyện Châu Phú (lợi nhuận hàng năm từ 50- 100 triệu đồng),

    Huyện Thoại Sơn, huyện có diện tích lúa lớn nhất nhì An Giang, chiếm 12,17% đất nông nghiệp của tỉnh, là một trong những huyện dẫn đầu về sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 600.000 tấn. Tuy nhiên, Thoại Sơn hiện chỉ có 3 hợp tác xã nông nghiệp (trong đó có 1 hợp tác xã thủy sản) phục vụ cho 515 hecta, chiếm 1,5% diện tích . Tình hình hoạt động của các hợp tác xã hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn: Xã viên không tin tưởng vào hợp tác xã; Nông dân không thấy được sự hiệu quả hoạt động của hợp tác xã; Người dân chưa có những hiểu biết thấu đáo về mô hình hợp tác. Những yếu tố trên khiến cho hợp tác xã và mô hình hợp tác của huyện đang gặp rất nhiều vướng mắc nhất là về phía nông dân. Thực tế đòi hỏi phải kịp thời tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, cốt lỗi khiến cho người nông dân trên địa bàn không tham gia, không tin tưởng vào hợp tác xã.

    Việc tìm ra các nguyên nhân chủ yếu giúp kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã.
    Tuy nhiên, muốn nâng cao nhận thức của nông dân về hợp tác xã, cần biết được nông dân đang nhận thức như thế nào về hợp tác xã. Hợp tác xã được người dân hình dung là một tổ chức như thế nào? Có mục tiêu gì? Hoạt động ra sao? Những thông tin này sẽ giúp tìm ra những hướng giải quyết trước mắt và lâu dài để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nông dân. Việc nắm rõ mức độ nhận thức của người nông dân hiện tại, giúp cho công tác vận động, tuyên truyền hiệu quả hơn, biết rõ các vấn đề cần giải thích, tuyên truyền cho người nông dân, tránh trùng lấp gây phiền hà, kém hiệu quả trong công tác tuyên truyền. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu nhận thức của nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”.


    1.2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:

    Do trình độ, khả năng và thời gian nghiên cứu có hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào một số nội dung sau:
     Khảo sát nhận thức của người nông dân về mô hình hợp tác xã kiểu mới trong lĩnh vực nông nghiệp tại huyện Thoại Sơn.
     Đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của nông dân huyện Thoại Sơn về mô hình hợp tác xã kiểu mới.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu tại đại bàn huyện Thoại Sơn; đối tượng phỏng vấn, nghiên cứu là nông dân; thời gian nghiên cứu tháng 4 năm 2007.

    1.3. Ý nghĩa thực tế:

    Nghiên cứu sẽ giúp cho Liên Minh Hợp Tác Xã, các cơ quan ban ngành có liên quan có thông tin cụ thể hơn về nhận thức của nông dân về vấn đề hợp tác xã. Những thông tin này sẽ là căn cứ cho việc đề ra những chủ trương, chính sách nâng cao nhận thức của nông dân phù hợp tình hình thực tế hơn. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đưa ra một số phương pháp để Liên Minh tham khảo trong quá trình đề ra chủ trương, chính sách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...