Luận Văn NGHIÊN CỨU NHÂN NHANH GIỐNG CÂY HÔNG ( Paulownia fortunei) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Phần 1: Mở đầu
    1.1. Lý do chọn đề tài
    Hiện nay trên toàn thế giới diện tích rừng đang bị suy giảm 1 cách nghiêm trọng. Tính tời thời điểm năm 2011, rừng chỉ còn chiếm 31% tổng diện tích đất trên thế giới. Nguyên nhân là do khai thác rừng bừa bãi, khai thác quá mức, cháy rừng, sự tàn phá của thiên tai , sự tái sinh của cây lâm nghiệp hiện tại chưa cao. Nhưng nhân tố chính ảnh hưởng đến diện tích rừng là do đất rừng bị chuyển đổi mục đích sử dụng phục vụ cho sự đi lên của công nghiệp hóa, hiên đại hóa. Diện tích rừng suy giảm ảnh hưởng lớn đến môi trường sống, tính đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
    Tính đến thời điểm hiện tại, sự suy giảm mật độ rừng che phủ trên thế giới đã mang đến những hậu quả nặng nề.
    Biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng cacbon dioxite trong không khí cao là thử thách lớn đối với hệ sinh thái. Thiếu hụt nguồn nước ngọt, không khí bị ô nhiễm nặng, năng lượng và nhiên liệu khan hiếm, kéo theo các vấn đề về y tế ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh tồn và phát triển của con người.
    Diện tích rừng bị thu hẹp, biến đổi khi hậu toàn cầu làm tăng nhanh thiệt hại đến từ các thảm họa thiên nhiên
    - Đợt bão năm 2005, bang Louisiana ( Mỹ) bị thiệt hại đến 135 tỉ đô la, mấy tháng tiếp theo, thu nhập của toàn bang giảm đến 15%.
    - Mùa lũ 2011 tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của 8 tỉnh bị ảnh hưởng của lũ lụt, triều cường ở đồng bằng sống Cửu Long. Tính đến hết ngày 9/10: thiệt hại về vật chất gần 1 tỉ đồng, 60.000 ngôi nhà đổ sập , cuốn trôi ngập trong nước. Theo thống kê có 24 người chết trong đố 21 người là trẻ em, 6 người bị thương.
    - Núi lửa Mayon( Philippines, 1814) phun trào chôn vùi một thị trấn, làm khoảng 1.200 người thiệt mạng. Năm 1993, phun trào giết chết 79 người.
    - Sự phun trào của núi lửa Tambora( Indonesia, 1815) vùi lấp các cư dân đảo Sumbawa trong tro bụi, khí độc và đá, 88.000 người thiệt mạng.
    - Núi lửa Merapi( Indonesia ,31/10/2010) phun trào nham thạch, gây những biển khói lớn, hàng nghìn người dân tại khu vực này phải sơ tán trong cảnh hoảng loạn. Tính tới hết ngày, theo thống kê sơ bộ, số người thiệt mạng do núi lửa và động đất tại Indonesia trong tuần vừa qua đã lên tới 500 người.
    - Thảm họa động đất, sóng thần xảy ra tại đông bắc Nhật Bản( 11/3/2011) vừa qua thiệt hại ước tính lên đến 235 tỉ USD, số người thiệt mạng lên đến 8.450 người; 12.931 người khác mất tích.- Đợt nắng nóng quét qua Châu Âu hồi( 2003) làm thiệt mạng khoảng 35.000 người, tăng nguy cơ cháy rừng, các bệnh tật do nhiệt độ cao gây ra, và đóng góp vào việc làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất.
    Biến đổi khí hậu còn làm mất cân bằng đa dạng sinh học, có nguy cơ kìm hãm sự phát triển dẫn đến sự tiệt chủng của nhiều loài sinh vật.
    Chuyển đổi mục đích sử dụng của đất rừng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là sự vận động tất yếu dù nó mang lại rất nhiều hậu quả nặng nề. Tuy nhiên ta cũng không thể phủ nhận những điều tốt đẹp nó mang lại cho sự biến chuyển về kinh tế và khoa học kỹ thuật.
    Ngành công nghệ của thế kỷ 21, công nghệ sinh học là ngành công nghệ cao trong đó ưu tiên hàng đầu là kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật nhờ khả năng ứng dụng hiệu quả trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là nhân nhanh, tạo cây sạch bệnh, virut
    Chúng ta cần có các quyết sách để ngăn chặn hạn chế tối đa các tác động có tính lâu dài của môi trường đến môi trường sống và hệ sinh thái. Tăng cường nghiên cứu,chọn lọc kết hợp với các thành tựu khoa học kỹ thuật để tìm ra giống ưu việt đáp ứng được yêu cầu đề ra, khôi phục lại diện tích rừng đã mất. Trong hàng nghìn giống cây, qua tìm hiểu nghiên cứu, nổi bật lên là cây Hông (Paulownia fortunei) mang đầy đủ các tính năng cần có mà các giống cây khác không thể so sánh, đã được trông thử nghiệm và có kết quả đáp ứng được mong muốn.
    Tuy nhiên để có thể nghiên cứu đầy đủ và chi tiết về ứng dụng của việc nhân giống và lợi ích đem lại của Hông trong trồng rừng tôi đã lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu nhân nhanh giốn cây Hông( Paulownia fortunei) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để phục vụ trồng”.
    1.2. Mục đích và yêu cầu
    1.2.1. Mục đích
    Nhân nhanh giống cây Hông phục vụ trồng rừng
    1.2.2. Yêu cầu
    Xác định của sự ảnh hưởng của các yếu tố môi trường nuôi cấy như BAP, hàm lượng agar tới hệ số nhân chồi.
    Nghiên cứu sự ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng thuộc nhóm auxin ( NAA) tới sự hình thành rễ in vitro của chồi hông nuôi cấy.
    Xây dựng được qui trình nhân cây Hông trong ống nghiệm và nuôi trồng cây con trong điều kiện nhà lưới.
    : Tài liệu tham khảo
    1. Quỳnh N.T., N.T.K. Linh, T.X.Du, Đ.T.A. Thuyền. 2002. Effects of nutrient concentration and ventilation condition of the culture vessel on the growth of Paulownia (Paulownia fortunei) cultured in vitro. Advan. Nat. Sci., Vol.3 (3): 281-287.
    2. Đoàn Thị Ái Thuyền, V. N. Phượng, T.X.Du & N.V. Uyển. 2001. Nhân giống vô tính cây hông - Paulownia fortunei (Seem.) Hemsl. bằng phương pháp nuôi cấy mô. Tạp chí Sinh học 23 (3), 46-50.
    3. Nguyen My Uyen, T.X.Du, B.V.Le. 2005. Effects of plant growth regulators on callus induction and shoot regeneration of Paulownia fortunei. Journal of Biotechnology, Vol 3 (4), 479 – 485.
    4. Bergmann BA, Whetten R (1998), In vitro rooting and early greenhouse growth of micropropagated Paulownia elongata shoots, New Forests, 15(2): 127-138.
    5. Low RK, Prakash AP, Swarup S, Goh CJ, Kumar PP (2001), A differentially expressed bZIP gene is associated with adventitious shoot regeneration in leaf cultures of Paulownia kawakamii. Plant Cell Reports, 20:696-700.
    6. Ipekci Z, Altinkut A, Kazan K, Bajrovic K, Gozukirmizi N (2001), High Frequency Plant Regeneration from Nodal Explants of Paulownia elongata, Plant Biology. 3(2): 113-115.
    7. Wilson G (19920, Paulownia: designed for agroforestry. Australian Farm Journal, 1(11): 59-61
    8. Nguyễn Kha ( Đại Học Cần Thơ) một số tìm hiểu về câu Hông( pawlonia fortunei) tạp chí Nông Nghiệp Nông Thôn( 25/5/2010).
    9. Cây Hông( pawlonia fortunei) hướng đi mới trong trồng rừng nguyên liệu. Báo Nông Nghiệp Việt Nam số 54( 17/3/2011).
    10. Nguyễn Đức Thành. Nuôi cấy mô tế bào thực vật- nghiên cứu và ứng dụng. Nhà xuất bản Nông Nghiệp( 15/5/2009).
    11. Nguyễn Hữu Thuần Anh, Hoàng Văn Hạnh, Trương Thị Bích Phượng ( trường đại học Khoa Học, đại học Huế). Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ các chất kích thích sinh trưởng đến khả năng vi nhân giống cây Hông( Pawlonia fortunei).
    12. http://nhipcaudautu.vn/article.aspx?id=3845
    13. http://***********/xem-tai-lieu/chuong-ii-cong-nghe-nuoi-cay-mo-te-bao-thuc.573762.html
    14. http://baigiang.violet.vn/present/same/entry_id/374963
    15. http://www.scribd.com/doc/73485861/Thuc-Hanh-Nuoi-Cay-Mo
    16. http://www.dostbinhdinh.org.vn/KyYeu/GiaiDoan2001-2005/cnsh/Kyyeu_T66-T69.htm
    17. http://***********/xem-tai-lieu/bai-giang-nuoi-cay-mo-te-bao-thuc-vat-bang-te-bao-tran-va-ki-thuat-chuyen-gen.492239.html
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...