Thạc Sĩ Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên, sau thời gian đào tạo chính khóa trường Đại học Lâm nghiệp đã tổ chức đợt thực tập tốt nghiệp cho sinh viên khóa học 2006 – 2010.
    Được sự đồng ý của Nhà trường, Khoa Lâm học và Bộ môn Lâm sinh , tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom”
    Trong suốt quá trình triển khai nghiên cứu, để hoàn thành khóa luận tốt này, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự hướng dẫn của thầy giáo T.S. Lê Xuân Trường và cô giáo ThS. Khuất Thị Hải Ninh cùng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo Trường Đại học Lâm nghiệp, ban quản lý vườn ươm trường Đại học Lâm nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp.
    Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tất cả những tình cảm quý báu đó.
    Mặc dù cũng đã có nhiều cố gắng, song do khả năng, kinh nghiệm của bản thân và thời gian còn hạn chế nên khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Do vậy, tôi kính mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô và bạn bè để bản báo cáo này được hoàn thiện.
    Hà nội, ngày 20 tháng 05 năm 2010

    Sinh viên thực hiện



    Phạm Thế Linh


    CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ 4
    CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
    2.1. Giới thiệu về loài cây nghiên cứu. 6
    2.2. Cơ sở khoa học của việc nhân giống bằng hom 6
    2.2.1. Cơ sở tế bào của sự hình thành rễ bất định. 8
    2.2.2. Cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định. 9
    2.2.2.1. Nhóm các nhân tố nội sinh : 9
    2.2.2.2. Nhóm các nhân tố ngoại sinh : 13
    2.3. Kết quả nghiên cứu về giâm hom 17
    2.3.1. Trên Thế giới : 17
    2.3.2. Tại Việt Nam : 18
    CHƯƠNG III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21
    3.1. Mục tiêu nghiên cứu. 21
    3.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu . 21
    3.2.1. Đối tượng nghiên cứu: 21
    3.3. Nội dung nghiên cứu . 21
    3.4.Phương pháp nghiên cứu. 21
    3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp. 21
    3.4.1.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 21
    3.4.1.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm. 22
    3.4.2.Phương pháp thu thập và xử lý số liệu. 23
    3.4.2.1.Phương pháp thu thập số liệu : 23
    3.4.2.2. Phương pháp nội nghiệp : 24
    CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27
    4.1. Ảnh hưởng của các loại chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom 27
    4.1.2. Ảnh hưởng của các loại nồng độ chất điều hòa sinh trưởng NAA đến kết quả giâm hom. 33
    4.1.3. Ảnh hưởng của loại chất điều hòa sinh trưởng đến kết quả giâm hom. 37
    4.2. Ảnh hưởng của thể nền đến kết quả giâm hom. 41
    4.2.1. Ảnh hưởng của thể nền đến tỷ lệ hom ra rễ. 42
    4.2.2. Ảnh hưởng của thể nền đến số rễ trên hom. 43
    4.2.3. Ảnh hưởng của thể nền đến chiều dài rễ. 44
    4.2.4. Ảnh hưởng của thể nền đến chỉ số rễ. 44
    CHƯƠNG V. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 46
    5.1. KẾT LUẬN 46
    5.2. TỒN TẠI 46
    5.3. KHUYẾN NGHỊ 46



    CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ
    Rừng là tài nguyên phong phú và vô cùng quý giá của đất nước. Lợi ích từ rừng đem lại không nhỏ, không chỉ có ý nghĩa về sinh thái môi trường, lợi ích về kinh tế mà rừng là nơi tạo ra những bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc. Từ rừng đã tạo ra những nét đặc trưng của từng vùng miền, nhiều món ăn được chế biến từ các nguyên liệu trong rừng không những mang ý nghĩa nuôi sống con người mà nó đã trở thành món ăn đặc trưng cho các dân tộc ở các vùng miền của đất nước.
    Khi nói đến cây Hoa Ban thì chúng ta sẽ nghĩ đến vùng miền tây bắc. Với người Tây Bắc, hoa ban còn tuyệt vời hơn thế, hoa ban là “cuốn lịch” mùa xuân để dựa vào đó họ tính ngày tra ngô, làm nương, nhặt cỏ. Hoa ban báo hiệu mùa màng, nắng mưa . Hoa ban có vị trí rất quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc ở Tây Bắc, chúng xuất hiện trong các lễ hội, không thể thiếu trong mâm cúng tổ tiên để thể hiện lòng thành kính với người đi trước
    Hơn thế, loài hoa tưởng chừng chỉ có sắc này còn góp mặt trong nhiều món ăn làm nên nét độc đáo cho ẩm thực vùng cao mà đặc biệt là người Thái Tây Bắc. Hoa ban có rất nhiều loại: ban đỏ, ban tím, ban trắng, song trở thành nguyên liệu được sử dụng nhiều trong những món ăn của người Thái vẫn là ban trắng. Từ phần hoa và lá ban non người Thái chế biến được nhiều món ăn độc đáo chỉ có ở xứ sở này như: xôi, nộm, hay bát canh nóng hổi thơm hương nhè nhẹ Cũng như các loại rau khác, hoa ban và lá ban non chứa rất nhiều chất vitamin, chất sơ và một số chất khác có ích cho cơ thể con người. Các món ăn được chế biến từ hoa ban không chỉ là những món ăn ngon mà nó còn có tác dụng điều trị một số bệnh: như bệnh đường ruột và giúp giải nhiệt cơ thể. Ðặc biệt món lá ban đồ là một loại rau thuốc rất cần thiết cho những người mới sinh ăn loại rau này rất lành dạ, lợi sữa . Hạt ban già có thể đồ lên ăn hoặc rang giòn ăn thơm ngậy như một thứ hạt đậu.
    Hiện nay hoa Ban không chỉ có ở Tây Bắc mà ở các thành phố lớn của nước ta như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng để làm cảnh quan. Để có thể đưa cây Hoa Ban vươn xa hơn không chỉ về vẻ đẹp của nó mà món ăn từ Hoa Ban vốn chỉ có ở vùng núi Tây Bắc được biết đến ở tất cả các nơi của đất nước thì công tác nhân giống cần được phát huy, đặc biệt là nhân giống sinh dưỡng. Nhân giống sinh dưỡng đạt cả về số lượng và chất lượng cây trồng cao. Chính vì thế tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu nhân giống loài Ban trắng (Bauhinia variegata L) bằng phương pháp giâm hom”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...