Luận Văn Nghiên cứu nhân giống in vitro cây lan thuốc Dendrobium chysanthum

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Nghiên cứu nhân giống in vitro cây lan thuốc Dendrobium chysanthum



    MỤC LỤC​

    Báo cáo dài 70 trang:

    PHẦN I: MỞ ĐẦU

    1.1. Đặt vấn đề

    Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua chúa vương giả. Hoa lan có rất nhiều kiểu dáng đa dạng, màu sắc phong phú, hài hoà, cân đối. Bên cạnh đó hoa lan còn có đặc tính rất bền, tươi lâu, dễ bảo quản và một số loài còn có mùi thơm dễ chịu. Một số đặc tính này đã khiến hoa lan là một trong những loài hoa được ưa thích nhất.

    Ngoài các đặc tính có giá trị trên hoa lan còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: làm thực phẩm (giống orchis), rau xanh (giống anoetochilus), trà lan (loài jumellea fragrans), hương liệu vanillin (vannila plannifolia) và đặc biệt lan còn được dùng làm dược liệu. Tác dụng của các loại thuốc từ phong lan được biết đến từ rất lâu. Chúng đã được mô tả trong các sách nói về cây thuốc của Hải Thượng Lãn Ông, cây thuốc lưu truyền trong dân gian Việt Nam và cả sách cây thuốc trên thế giới. Hiện nay xu hướng sử dụng dược liệu từ thiên nhiên để làm đẹp, chữa trị bệnh đang được con người quan tâm đặc biệt với nhiều ưu điểm nổi trội có nhiều tác dụng tốt mà hoàn toàn không có tác dụng phụ kèm theo.

    Ngành nuôi trồng và sản xuất phong lan trở thành một ngành công nghiệp được phát triển ở nhiều nước trên thế giới, đồng thời nó đã đem lại lợi nhuận khổng lồ cho nhiều quốc gia trên thế giới.

    Ở Việt Nam một số giống thuộc chi lan Dendrobium đã được phát hiện và sử dụng như một phương thuốc quý. Tuy nhiên số lượng lan này hiện nay rất ít và có nguy cơ bị cạn kiệt vì chủ yếu khai thác ngoài tự nhiên, bên cạnh đó thì việc nuôi trồng các giống lan này cũng chưa được quan tâm.

    Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có nhiều ưu điểm vượt trội như: cho hệ số nhân cao, cây con đồng đều, chất lượng tốt có thể đáp ứng được nhu cầu về giống của thị trường, góp phần bảo vệ tài nguyên, phát triển nghành nuôi trồng sản xuất hoa lan nói chung và cây lan làm thuốc nói riêng.

    Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nhân giống in vitro cây lan thuốc Dendrobium chysanthum”.

    2.2. Mục đích yêu cầu

    2.1.1 Mục đích:

    - Xác định được một số khâu kỹ thuật chính nhằm xây dựng quy trình nhân giống in vitro hiệu quả với giống lan Dendrobium chysanthum.

    2.2.2 Yêu cầu:

    - Xác định được chế độ khử trùng mẫu và khởi động mẫu thích hợp với giống lan Dendrobim chysanthum.

    - Xác định môi trường nhân nhanh thích hợp với giống lan Dendrobium chysanthum.

    - Xác định các điều kiện ngoài vườn ươm thích hợp với sự sinh trưởng và phát triển của giống lan Dendrobim chysanthum.

    PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    2.1 Giới thiệu chung về hoa lan và lan hoàng thảo

    2.1.1 Giới thiệu chung về hoa lan ở Việt Nam

    2.1.1.1 Nguồn gốc xuất xứ

    Hoa lan (Orchidaceae) là một trong những đỉnh cao của sự tiến hoá của các loài cây có hoa. Hoa lan được con người biết đến rất sớm, cây hoa lan được biết đến đầu tiên ở Phương Đông khoảng từ 551 - 479 trước công nguyên. Ở Việt Nam các nghiên cứu đầu tiên về hoa lan không rõ rệt lắm, theo một số tài liệu thì có lẽ người đầu tiên khảo sát hoa lan ở Việt Nam là ông Gioolas Noureiro - nhà truyền giáo Bồ Đào Nha, ông đã tả cây lan đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1789 trong cuốn: “ Flora de cochin chinesis”. Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam thì mới có những công trình được nghiên cứu đáng kể là Gagnedepain và Guillaumin, các tác giả đã mô tả 101 giống gồm 750 loài lan cho cả ba nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Dương Chí” do H. Lecomte chủ biên, xuất bản từ những năm 1932-1934. Năm 1972, theo tác giả Phạm Hoàng Hộ trong bộ “ Cây cỏ Việt Nam” (quyển II) đã mô tả kèm theo hình vẽ 289 loài Lan gặp ở miền nam Việt Nam. Sau năm 1975, các nhà khảo cứu Việt Nam, Liên Xô, Tiệp Khắc bắt đầu tìm kiếm và nghiên cứu về những giống lan tại Việt Nam. Năm 1992, Gunnar Seidenfaden (Đan Mạch) đã phát hành cuốn “Hoa lan tại Đông Dương” gồm 200 giống và 2000 loài trong đó có khoảng 136 giống và 720 loài của Việt Nam. Năm 1992, theo tác giả Phạm Hoàng Hộ ở Việt Nam có tới 755 loài lan.[6] Gần đây Leonid Averyanov (người Nga) và Nguyễn Tiến Hiệp, Phan Kế Lộc, Dương Đức Huyền đã lần lượt công bố trên tờ nguyệt san Orchids của hội hoa lan Hoa Kỳ những khám phá mới về 4 loại lan ở Việt Nam chưa được biết đến. Đó là Phaphiopledilum helenae, Renamthera citrine, Phaphiopedilum hiepii và Vanda bidupensis. Năm 2002 Trần Tuấn Anh tìm ra một loài lan hoàn toàn mới ở miền núi Tây Bắc - Việt Nam có tên khoa học là Dendrobium tuananhii.

    2.1.1.2 Vị trí phân bố
     
Đang tải...