Tiến Sĩ Nghiên cứu nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin và đề suất các biện pháp bảo tồ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 11/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    Vườn quốc gia (VQG) Chư Yang Sin là một khu rừng đặc dụng của
    Việt Nam nói chung và của Tây nguyên nói riêng, được thành lập năm 2002,
    nằm trên địa phận 11 xã thuộc 2 huyện Lắc và Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk.
    VQG hiện có (đang bảo vệ) diện tích rừng nguyên sinh rất lớn, đóng vai trò
    quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học. Ngọn núi Chư Yang Sin là nơi
    giàu đa dạng sinh học bậc nhất của cao nguyên Đà Lạt, hơn nữa, VQG còn
    chứa đựng nhiều loài cây thuốc quý, hiếm, có giá trị kinh tế cũng như có giá
    trị khoa học cao. VQG Chư Yang Sin được ví như viên ngọc của hệ thống
    các VQG của nước ta do vị trí địa lý và thành phần các loài sinh vật tại đây.
    Bên cạnh sự đa dạng sinh học cao, vùng đệm VQG Chư Yang Sin là
    nơi sinh sống của của 3 dân tộc bản địa. Họ đã tích lũy được nhiều kinh
    nghiệm quý báu, độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc để phòng và
    chữa bệnh tại cộng đồng. Ngoài việc thu hái cây thuốc đáp ứng nhu cầu
    chữa bệnh tại chỗ trong thời gian dài, cây thuốc còn bị khai thác vì mục đích
    thương mại đã dẫn đến tình trạng khan hiếm và có nguy cơ biến mất một số
    loài cây thuốc quý tại vùng núi Chư Yang Sin. Cho tới nay, tại VQG Chư
    Yang Sin chỉ có một số nghiên cứu về đa dạng sinh học nói chung. Các
    nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc ở đây còn ít ỏi. Điều này gây khó
    khăn cho việc đánh giá toàn diện giá trị cây thuốc của VQG. Do vậy, cần
    thiết phải có các nghiên cứu chuyên sâu nhằm phục vụ cho việc bảo tồn
    nguồn tài nguyên cây thuốc cũng như phát triển và bảo tồn tri thức dược
    học, khai thác bền vững và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quý giá này.
    Xuất phát từ các lý do trên, tôi lựa chọn đề tài luận án: “Nghiên cứu
    nguồn tài nguyên cây thuốc tại Vườn quốc gia Chư Yang Sin và đề xuất
    các biện pháp bảo tồn, sử dụng bền vững”. Đây là vấn đề mang tính cấp
    thiết, có ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn cao.
    2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    a) Đánh giá hiện trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại VQG Chư
    Yang Sin và tri thức, kinh nghiệm sử dụng cây cỏ làm thuốc của các dân tộc
    thiểu số bản địa vùng đệm VQG Chư Yang Sin.
    b) Tìm hiểu các mối đe dọa và đề xuất biện pháp bảo tồn nguồn tài
    nguyên cây thuốc và nguồn tri thức dược học tại VQG Chư Yang Sin.
    c) Bước đầu tìm hiểu khả năng bảo tồn, phát triển một số loài cây 2


    3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    * Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài luận án là cơ sở
    để bảo tồn và phát huy nguồn tài nguyên cây thuốc; là cơ sở để nghiên cứu
    dược học, thành phần hóa học, điều tra các hoạt chất sinh học trong các cây
    thuốc tại VQG. Từ đó, đề xuất giải pháp khai thác, phát triển và sử dụng bền
    vững đối với các loài cây thuốc quý, hiếm, nguy cấp tại khu vực nghiên cứu
    cũng như tri thức dược học độc đáo của các dân tộc thiểu số bản địa tại đây.
    * Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài làm cơ sở khoa học phục vụ
    thiết thực cho các ngành Y học, Dược học, Hóa học, đồng thời làm cơ sở để
    bảo tồn, phát triển một số loài cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị đe dọa cao
    tại VQG Chư Yang Sin.
    4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    a) Đây là công trình đầy đủ và cập nhập nhất về nguồn tài nguyên
    cây thuốc của VQG Chư Yang Sin, bao gồm thành phần loài, đặc điểm phân
    bố và các loài bị đe dọa cần bảo vệ.
    b) Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về tri thức và kinh nghiệm sử
    dụng tài nguyên cây thuốc của 3 dân tộc thiểu số bản địa (M’nông, Ê đê và
    K’ho) sống tại vừng đệm VQG Chư Yang Sin.
    c) Bước đầu thăm dò thành công triển vọng nhân giống vô tính và
    hữu tính hai loài cây thuốc Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) và
    Kỳ nam gai (Myrmecodia tuberosa Jack).
    d) Lần đầu tiên nghiên cứu chi tiết thành phần hóa học hai loài cây
    thuốc Bí kỳ nam (Hydnophytum formicarum Jack) và Kỳ nam gai
    (Myrmecodia tuberosa Jack).
    e) Đã xác định được các mối đe dọa tới nguồn tài nguyên cây thuốc
    và tri thức dược học của các dân tộc thiểu số bản địa vùng đệm tại VQG
    Chư Yang Sin và đề xuất các biện pháp nhằm bảo tồn, sử dụng bền vững
    chúng.
    5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
    Luận án gồm 5 phần:
    - Mở đầu: 03 trang.
    - Tổng quan tài liệu: 36 trang
    - Địa điểm, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu: 07 trang
    - Kết quả nghiên cứu và thảo luận: 78 trang
    - Kết luận và kiến nghị: 03 trang
     
Đang tải...