Luận Văn Nghiên cứu Ngữ pháp - ngữ nghĩa

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu Ngữ pháp - ngữ nghĩa
    Đặt vấn đề

    Nghiên cứu nghữ pháp - ngữ nghĩa của lời trên cơ sở nghiên cứu lời cầu khiến tiếng Việt.
    Đây là một hướng nghiên cứu còn rất mới mẻ trong Ngôn ngữ học, trước đây cũng có một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ đề cập đến lời cầu khiến nhưng còn hết sức sơ sài, chưa đi sâu vào vấn đề. Như GS. Diệp Quang Ban khi bàn về lời cầu khiến mới chỉ mô tả nó có vẻ giống với tiếng Nga chứ chưa đi vào cụ thể trong các tình huống ngôn ngữ của tiếng Việt.
    Nghiên cứu lời cầu khiến với các phương thức biểu hiện hoạt động cầu khiến để định ra phương pháp nghiên cứu ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời.
    - Nghiên cứu theo quan điểm ngữ pháp chức năng. Tức là xuất phát từ mục đích giao tiếp để tìm ra phương tiện hình thức biể hiện các chức năng nghĩa học, dụng học của lời cầu khiến.
    Quá trình nghiên cứu đi từ mục đích đến phương tiện, từ trong ra ngoài, ý nghĩa của các phương tiện biểu hiện các phương tiện
    - Nghiên cứu lời cầu khiến trong mối Quan hệ gắn bó với bối cảnh giao tiếp, mục đích nói, hoạt động nói; dựa vào sự liên quan đó mà Phát triển lý giải các đặc trưng, cấu trúc, ngữ nghĩa, ngữ dụng của lời, kết quả đạt được sẽ là các phương thức biểu hiện hoạt động tạo ra lời cầu khiến được nghiên cứu tổng hợp từ các bình diện kết học, nghĩa học và dụng học.
    Ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời dùng trong phạm vi hoạt động của lời nói để phân biệt ngữ pháp- ngữ nghĩa (hiểu mặc định là ngữ pháp- ngữ nghĩa của câu).
    Nếu ngữ pháp- ngữ nghĩa chỉ xác định quy tắc hiểu và sử dụng ý nghĩa của hoạt động các phương tiện Ngôn ngữ chủ yếu qua mối Quan hệ giữa Ngôn ngữ và quy luật tư duy thì ngữ pháp ngữ nghĩa của lời nghiên cứu các vấn đề ngữ nghĩa có tính quy luật trong lời nói không chỉ bao chứa mối quan hệ giữ ngôn ngữ và tư duy mà còn bao chứa sự tác động của các nhân tố: mục đích nói, hoàn cảnh nói, tâm lý- văn hoá dân tộc, ngôn cảnh hội thoại, vị thế giao tiếp, tri thức của những người trong hội thoại . được cấu trúc hoá thành các biểu thức có tính quy tắc để mọi người nhận diện và sử dụng đạt hiệu quả giao tiếp cao.
    Quy tắc nghiên cứu ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời được Xây dựng trên nền tảng của những quy tắc ngữ pháp- ngữ nghĩa nhưng cụ thể và phong phú hơn ngữ pháp - ngữ nghĩa.
    Đối tượng nghiên cứu của ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời là lời, là lời thành phẩm, phân biệt với câu theo sự phân biệt lời nói và Ngôn ngữ của Saussure và phân biệt ngữ năng, ngữ thi của Chomsky. Thuật ngữ "phát ngôn" tạo ra sự mơ hồ về nghĩa, gồm một ngữ, một ngữ động từ chỉ hành động bên cạnh nghĩa lời thành phẩm không dùng.
    Ngữ pháp truyền thống dùng thuật ngữ "câu" để chỉ chung câu và lời (câu cụ thể là lời; câu trừu tượng là câu). Dùng lời phân biệt câu, chỉ ra câu thuộc hoạt động Ngôn ngữ (tính trừu tượng), khái quát hoá, tách ra khỏi ngôn cảnh. Còn lời là sản phẩm cụ thể của một hoạt động nói năng trong một ngôn cảnh nhất định nhằm một mục đích nhất định. Nghĩa của lời luôn chịu sự chi phối của ngôn cảnh nhưng nó vẫn mang tính khái quát hoá tạo thành những quy luật và quy tắc sử dụng ở những mức độ, phạm vi nhất định. Nhiệm vụ của ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời là phân tích, tìm ra những quy luật ấy nhằm bổ sung, Phát triển hệ thống quy tắc ngữ pháp- ngữ nghĩa của lời.
    * Sự cần thiết của hướng nghiên cứu này. Trước đây Ngôn ngữ học truyền thống thường chia làm 3 phạm vi: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Ngữ nghĩa thuộc vào phạm vi từ vựng. Khi ngữ nghĩa học của từ phát triển, các nhà ngữ học đặt tên là từ vựng- ngữ nghĩa. Trong ngữ pháp học, sau khi huynh hướng cấu trúc luận đạt được một kết quả nhất định nó đã lộ ra một số bất cập, cho nên một số có khuynh hướng nghiên cứu ngữ pháp khác Phát triển (tạo sinh, nghĩa, .) để bổ sung; ngữ pháp chức năng sau này cũng vậy.
    Hành động ngôn trung là hoạt động nói được thể hiện bằng một lực thông báo của lời thể hiện một mục đích nhất định của lời như: trần thuật, hỏi, cầu khiến.
    Hành động ngôn trung trong lời là lực ngôn trung làm nên giá trị ngôn trung. Hành động ngôn trung là quan trọng nhất vì nó nằm ngay trong lời nói được biểu hiện qua các dấu hiệu Ngôn ngữ ở mặt hình thức (ngôn từ) và ý nghĩa (ý nghĩa ngôn từ). Ở mặt ý nghĩa, hoạt động ngôn trung (mục đích ngôn trung) được gọi là đích ngôn trung (cầu khiến người nghe hành động theo mình đó là đích ngôn trung cầu khiến).

     
Đang tải...