Báo Cáo Nghiên cứu ngôn ngữ của giới trẻ pháp hiện nay.tiến hành đối chiếu so sánh với tiếng việt

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ CỦA GIỚI TRẺ PHÁP HIỆN
    NAY.TIẾN HÀNH ĐỐI CHIẾU SO SÁNH VỚI TIẾNG VIỆT

    AN INVESTIGATION INTO THE FRENCH YOUTH'S LANGUAGE.
    COMPARISION WITH VIETNAMESE

    SVTH: TRẦN THANH HIẾU
    NGÔ THỊ THÙY PHưƠNG
    NGUYỄN THÚY VI
    Lớp : 04CNP03, Trường Đại học Ngoại Ngữ
    GVHD : NGUYỄN THÁI TRUNG
    ĐỖ KIM THÀNH
    Khoa : Tiếng Pháp, Trường Đại học Ngoại Ngữ

    TÓM TẮT
    Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, nó được biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy vào đối
    tượng sử dụng. Và giới trẻ hiện nay, trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống (ngôn ngữ chuẩn mực)
    đã hình thành và phát triển một thứ ngôn ngữ cho riêng mình. “Ngôn ngữ của giới trẻ” là một
    loại ngôn ngữ chứa đựng nhiều đặc trưng riêng biệt và nó không ngừng biến đổi.
    Giới trẻ Pháp cũng như Việt Nam sẽ có nhiều biến thể khác nhau trong ngôn ngữ của mình.
    Để hiểu được tất cả những điều đó đối với người bản xứ đã là một khó khăn và đặc biệt đối
    với người học tiếng Pháp thì càng phức tạp hơn. Do đó, đề tài sẽ trình bày rõ ràng về những
    đặc trưng, những biểu hiện của loại ngôn ngữ này trong giới trẻ Pháp. Đồng thời, dựa trên cơ
    sở của tiếng Pháp, việc đối chiếu so sánh trong tiếng Việt sẽ nêu lên được sự giống nhau và
    khác nhau trong cách hình thành loại hình ngôn ngữ này.
    ABSTRACT
    Language is a huge catergory, manifested in many forms depending on the user's purpose.
    With the youth, based on the traditional language (standard language), they can create and
    develop their own language."The youth's language" is one of them with its own characteristics
    and likelihood to change.
    There are no doubt modifications in the language used by the French or Vietnamese young
    people. This may cause problem to native speakers, especially those who study French. Base
    on the French language and in comparison with Vietnamese, this paper shows the differences
    as well as similarities in the way this language is formed.

    1. Mở đầu
    Từ lâu, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã xác nhận sự biến đổi của ngôn ngữ ngày càng
    trở nên phong phú. Ngôn ngữ là một phạm trù rộng lớn, nó được biểu hiện dưới nhiều dạng
    khác nhau tùy vào đối tượng sử dụng. Và giới trẻ hiện nay, trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống
    (ngôn ngữ chuẩn mực) đã hình thành và phát triển một thứ ngôn ngữ cho riêng mình. “Ngôn
    ngữ của giới trẻ” là một loại ngôn ngữ chứa đựng nhiều đặc trưng riêng biệt và nó không
    ngừng biến đổi.
    Đề tài này nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ mà giới trẻ sử dụng hiện nay được phân
    tích dựa trên các đoạn hội thoại, thảo luận hằng ngày hay trên các kênh thông tin trực tuyến (
    diễn đàn, nhật ký cá nhân, chat ). Tuy những cứ liệu này không phải là cơ sở lí tưởng và đủ
    tin cậy nhưng đây là giải pháp duy nhất mà chúng tôi có thể lựa chọn để có thể hoàn thành đề
    tài của mình.
    Với nghiên cứu này, chúng tôi hi vọng trong một chừng mực nào đó có thể giúp sinh
    viên học tiếng Pháp, những người có quan tâm đến tiếng Pháp cũng như tiếng Việt có thể dễ
    dàng hiểu rõ hơn về một loại hình ngôn ngữ mới xuất hiện và ngày càng phổ biến trong đại bộ
    phận giới trẻ hiện nay.
    Và đối với bản thân thì nhóm nghiên cứu đề tài muốn bổ sung và hoàn thiện hơn kiến
    thức ngôn ngữ của mình.

    2. Nội dung
    2.1. Cơ sở lý thuyết :

    Phần này gồm 2 chương, trong chương đầu thì cơ sở lý thuyết được nêu ra là những
    khái niệm về “ngôn ngữ”(ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói) và “giới trẻ”. Đây là những yếu tố
    quan trọng góp phần tạo nên một ngôn ngữ đa dạng và muôn hình muôn vẻ, đó là “ngôn ngữ
    của giới trẻ” hiện nay. Ngoài ra, do đề tài có sự đối chiếu so sánh với tiếng Việt nên nhóm
    chúng tôi trình bày những đặc trưng trong ngôn ngữ giới trẻ Pháp và cả Việt Nam.
    Chương thứ hai được chia làm hai phần. Phần một, chúng tôi thảo lên bốn tiêu chí để
    tiến hành phân tích những nét tiêu biểu, đặc trưng ở ngôn ngữ giới trẻ Pháp, đó là :
    - Tiêu chí ngữ âm.
    - Tiêu chí ngữ pháp. (hình thái học và cú pháp học)
    - Tiêu chí từ vựng.
    - Tiêu chí văn hóa.
    Phần hai chúng tôi đề cập đến các phương thức biểu hiện của dạng ngôn ngữ này qua
    các hiện tượng thường được sử dụng như : đảo từ, tiếng lóng, từ vay mượn Ở mỗi hiện
    tượng, chúng tôi khái quát những nét đặc trưng, cách hình thành, cách nhận biết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...