Thạc Sĩ Nghiên cứu ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀNỘI
    CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM, 2012
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1 a. Tính cấp thiết của đề tài
    1 b. Mục tiêu nghiên cứu
    3 c. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3 d. Đóng góp mới của Luận án 4
    Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGÀNH HÀNG LỢN THỊT 6
    1.1 Lý luận về ngành hàng lợn thịt 6
    1.1.1 Một số khái niệm 6
    1.1.2 Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của ngành hàng lợn thịt 11
    1.1.3 Vai trò và ý nghĩa phát triển ngành hàng lợn thịt 15
    1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của ngành hàng lợn thịt 20
    1.1.5 Nội dung chủ yếu của nghiên cứu ngành hàng 26
    1.2 Thực tiễn sản xuất, thương mại thịt lợn trên thế giới và
    ở Việt Nam 30
    1.2.1 Sản xuất và thương mại thịt lợn trên thế giới 30
    1.2.2 Sản xuất và thương mại thịt lợn ở Việt Nam 41
    1.2.3 Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến ngành hàng lợn thịt
    ở Việt Nam 47
    TÓM TẮT CHƯƠNG I 49
    Chương II: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 51
    2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 51
    2.1.1 Điều kiện tự nhiên 51
    2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 52
    2.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh 57
    2.1.4 Đặc điểm các huyện nghiên cứu 59
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 61
    2.2.1 Phương pháp tiếp cận 61
    2.2.2 Khung phân tích 63
    2.2.3 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 64
    2.2.4 Phương pháp thu thập tài liệu 64
    2.2.5 Phương pháp xử lý thông tin 66
    2.2.6 Phương pháp phân tích 66
    2.2.7 Hệ thống chỉ tiêu phân tích 68
    TÓM TẮT CHƯƠNG II
    69
    Chương III: THỰC TRẠNG NGÀNH HÀNG LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 70
    3.1 Tổng quan sản xuất và thương mại thịt lợn tại tỉnh Hưng Yên 70
    3.2.1 Sản xuất 70
    3.1.2 Thương mại 73
    3.2 Thực trạng ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 75
    3.2.1 Xác định sản phẩm chính ngành hàng 75
    3.2.2 Xác định dòng và kênh sản phẩm 75
    3.2.3 Hoạt động của các tác nhân trong ngành hàng lợn thịt
    trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 79
    3.2.4 Phân tích tài chính, phân tích kinh tế ngành hàng lợn thịt
    trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 96
    3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ngành hàng lợn thịt
    trên địa bàn tỉnh Hưng Yên 110
    3.3.1 Nhóm yếu tố bên trong 110
    3.3.2 Nhóm yếu tố bên ngoài 114
    TÓM TẮT CHƯƠNG III
    127
    Chương IV: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ỔN ĐỊNH NGÀNH HÀNG LỢN THỊT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN 129
    4.1 Căn cứ đề xuất định hướng và giải pháp 129
    4.1.1 Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức 129
    4.1.2 Chủ trương, Chính sách của Nhà nước 139
    4.1.3 Định hướng phát triển chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên 140
    4.2 Định hướng phát triển ổn định ngành hàng lợn thịt trên địa bàn
    tỉnh Hưng Yên 140
    4.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển ngành hàng lợn thịt trên
    địa bàn tỉnh Hưng Yên 141
    4.3.1 Nhóm giải pháp về kinh tế - xã hội 141
    4.3.2 Nhóm giải pháp về môi trường 146
    TÓM TẮT CHƯƠNG IV 149
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 150
    Kết luận 150
    Kiến nghị 151
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 153
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
    PHỤ LỤC 161


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang được xem như là một giải pháp khả thi, cần thiết và cấp bách đối với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng, tỷ trọng giá trị sản xuất đang ngày một cao trong cơ cấu giá trị sản xuất các ngành. Trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chăn nuôi và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất. Vì vậy, phát triển chăn nuôi là góp phần vào sự phát triển của nền nông nghiệp nói riêng, nền kinh tế nước ta nói chung. Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020 của Việt Nam đang phấn đấu để đưa tỷ trọng ngành chăn nuôi trong nông nghiệp đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%.
    Chăn nuôi lợn ở nước ta đã xuất hiện từ khá sớm. Trước đây hầu hết các hộ gia đình đều chăn nuôi lợn ở quy mô nhỏ để giải quyết nhiều mục đích như cung cấp phân bón cho trồng trọt, cung cấp sản phẩm cho gia đình, tận dụng lao động nhàn rỗi và góp phần nâng cao thu nhập. Ngày nay, thịt lợn vẫn chiếm vị trí quan trọng (chiếm trên 70%) trong cơ cấu thức ăn của các gia đình mà khó có loại thịt nào thay thế hoàn toàn được. Điều đó được giải thích bởi khẩu vị của người Việt Nam, bởi hàm lượng dinh dưỡng khá cân đối trong thịt lợn, bởi giá cả tương đối phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng. Trong xu hướng tới, thị trường thịt lợn thế giới vẫn còn thị phần cho các doanh nghiệp xuất khẩu của ta nếu cạnh tranh được về giá cả và chất lượng. Nhu cầu tiêu dùng về thịt lợn trong nước đối với lợn có tỷ lệ nạc cao, chất lượng tốt đang ngày một gia tăng, cùng với mức tăng của dân số và thu nhập của người dân. Với dân số đông và tăng nhanh như hiện nay, nếu không có những bước phát triển vượt bậc trong lĩnh vực chăn nuôi, nguy cơ Việt Nam khó có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ thịt lợn trong nước.
    Hưng Yên là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, với vị trí địa lý thuận lợi, giáp với thủ đô Hà Nội - một thị trường tiêu thụ thịt lợn đầy tiềm năng nhưng đất chật, người đông, sức ép việc làm và phát triển kinh tế là rất lớn. Hưng Yên có nhiều ngành nghề chế biến, do vậy phát triển ngành hàng lợn thịt là một hướng đi góp phần khai thác thế mạnh của vùng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cũng như tăng mức sống cho người dân. Hưng Yên đang tập trung phát huy lợi thế của mình, sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao, có giá trị kinh tế lớn như cây cảnh, cây ăn quả và rau quả chất lượng cao. Bên cạnh đó, ngành hàng lợn thịt ở Hưng Yên nói chung trong một vài năm gần đây đã có những chuyển biến căn bản. Quy mô chăn nuôi lợn của hộ ngày càng lớn làm tăng số đầu con chăn nuôi và sản lượng chăn nuôi toàn tỉnh. Chăn nuôi lợn của hộ theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sản xuất hàng hoá lớn, trước mắt là đáp ứng tiêu dùng trong nước, tiến tới có thể xuất khẩu. Các hộ đang có nhu cầu áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi như sử dụng giống mới có tỷ lệ nạc cao, thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng và chủ động phòng trừ dịch bệnh.
    Trên thực tế các hộ chăn nuôi, chế biến và tiêu thụ thịt lợn còn gặp phải một số khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Nhiều hộ đã giàu lên nhờ chăn nuôi lợn, bên cạnh đó một số hộ lại rơi vào thua lỗ, chưa thanh toán được các khoản vay để đầu tư cho sản xuất. Trong các huyện, nhiều xã có quy mô đàn lợn lên xuống thất thường, nhiều khi biên độ dao động là rất lớn. Điều này có ảnh hưởng đến cung cầu thịt lợn trên thị trường mà biểu hiện là giá cả thịt lợn tăng giảm không ổn định. Ở Việt Nam, có một số nghiên cứu về ngành hàng nông sản nhưng đối với ngành hàng lợn thịt còn tương đối ít. Một số câu hỏi đang đặt ra cho các nhà lãnh đạo, các nhà nghiên cứu là: Thực trạng ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên ra sao? Những tác nhân nào tham gia vào ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh và đang gặp những khó khăn, trở ngại nào? Những giải pháp nào cần nghiên cứu, đề xuất để phát triển ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh? Có được bức tranh tổng thể về ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên là hết sức cần thiết, giúp địa phương có cơ chế chính sách đúng đắn để phát triển ngành hàng này, đạt kết quả và hiệu quả kinh tế cao. Để góp phần trả lời các câu hỏi trên đây chúng tôi đã thực hiện đề tài: "Nghiên cứu ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên".

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Mục tiêu chung
    Trên cơ sở đánh giá thực trạng ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
    Mục tiêu cụ thể
    (1) Hệ thống hóa và làm rõ thêm một số lý luận và thực tiễn về ngành hàng lợn thịt;
    (2) Đánh giá thực trạng ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong những năm qua;
    (3) Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển ổn định ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...