Tiến Sĩ Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nu

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 9/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM 2011



    MỤC LỤC
    Trang phụ bìa i Lời cam đoan ii Lời cảm ơn iii
    Mục lục iv
    Danh mục các từ viết tắt ix
    Danh mục viết tắt và tên khác của cỏ x
    Danh mục các bảng biểu xi
    Danh mục các đồ thị xii

    Nội dung Trang
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .
    3
    1.1. Đặc tính sinh trưởng của cỏ hoà thảo 3
    1.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo . 3
    1.1.2. Đặc tính sinh trưởng của thân và lá 4
    1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá 5
    1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá . 8
    1.1.3. Đặc tính sinh trưởng của rễ 10
    1.1.3.1. Động thái sinh trưởng của rễ 10
    1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ 11
    1.2. Sản lượng chất xanh, thành phần hóa học của cỏ hoà thảo . 12
    1.2.1. Sản lượng chất xanh 12
    1.2.2. Thành phần hóa học của cỏ 14
    1.3. Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác (khoảng cách cắt, bón phân) đến lượng và chất cỏ hoà thảo . 19
    1.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt 19
    1.3.2. Ảnh hưởng của phân bón . 21
    1.3.2.1. Vai trò của phân đạm . 21
    1.3.2.2. Vai trò của phân lân . 23
    1.3.2.3. Vai trò của phân kali 25
    1.3.2.4. Vai trò của phân chuồng . 26
    1.3.2.5. Vai trò của vôi 28
    1.4. Sử dụng cỏ trong chăn nuôi trâu bò 28
    1.4.1. Sử dụng cỏ tươi . 28
    1.4.2. Sử dụng cỏ khô 30
    1.5. Đặc điểm các giống cỏ hoà thảo dùng trong thí nghiệm của luận án . 31
    1.5.1. Cỏ Paspalum atratum . 31
    1.5.2. Cỏ Brachiaria brizantha . 33
    1.5.3. Cỏ Brachiaria decumbens 34
    1.5.4. Cỏ Setaria Splendida . 36
    1.6. Kết luận phần tổng quan tài liệu . 37

    Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 38
    2.2. Nội dung nghiên cứu 38
    2.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số giống cỏ hòa thảo . 38
    2.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp . 38
    2.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng bón đạm 38
    2.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu các công thức bón đạm, lân, kali cùng tăng . 39
    2.2.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử
    dụng và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ . 39
    2.2.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt . 39
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 39
    2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số giống cỏ hòa thảo . 39
    2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp . 40
    2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp 41
    2.3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali với liều lượng cùng tăng . 42
    2.3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử
    dụng và tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ 44
    2.3.5.1. Xác định khối lượng cỏ tươi bò ăn được trong một ngày đêm . 44
    2.3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng 44
    2.3.5.3. Tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ bằng phương pháp sinh khí in vitro (in vitro gas production technique) và tính năng lượng ME 45
    2.3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt . 45
    2.3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt 45
    2.3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt 46
    2.3.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu . 48
    2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu . 50

    Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 52
    3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số giống cỏ hòa thảo 52
    3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm 52
    3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2004 - 2009 . 52
    3.1.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm tính theo khóm . 54
    3.1.4. Năng suất của cỏ . 55
    3.1.5. Thành phần hóa học của cỏ 57
    3.1.6. Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô, protein của cỏ thí nghiệm 58
    3.1.7. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng của 6 giống cỏ thí nghiệm 61
    3.1.8. Nhận xét chung về thí nghiệm 1 61
    3.2. Thí nghiệm 2: Xác định khoảng cách cắt thích hợp . 61
    3.2.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất của cỏ . 61
    3.2.2. Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau . 65
    3.2.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các khoảng cách cắt khác nhau 69
    3.2.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ ở các KCC khác nhau .71
    3.2.5. Nhận xét chung về thí nghiệm 2 71
    3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp 72
    3.3.1. Ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau tới năng suất cỏ 72
    3.3.2. Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón đạm khác nhau . 75
    3.3.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các mức N khác nhau 79
    3.3.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ khi bón phân N tăng 82
    3.3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3 82
    3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu các công thức bón đạm, lân, kali cùng tăng . 83
    3.4.1. Ảnh hưởng của các mức N.P.K cùng tăng đến năng suất cỏ . 83
    3.4.2. Thành phần hóa học của cỏ khi bón N.P.K cùng tăng 85
    3.4.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm khi bón N.P.K cùng tăng 88
    3.4.4. Ảnh hưởng của phân N.P.K cùng tăng đến sản lượng cỏ theo mùa 91
    3.4.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 4 . 92
    3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được
    sử dụng và tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của cỏ . 92
    3.5.1. Xác định khối lượng cỏ ăn được/1 bò/ngày 92
    3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau . 94
    3.5.3. Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ . 94
    3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt . 95
    3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt 96
    3.6.1.1. Khối lượng bò qua các kỳ cân 96
    3.6.1.2. Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn . 96
    3.6.1.3. Tiêu thụ VCK/1 bò và tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng 97
    3.6.1.4. Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm 98
    3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt . 99
    3.6.2.1. Khối lượng của bò ở các kỳ cân . 99
    3.6.2.2. Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn . 100
    3.6.2.3. Tiêu thụ VCK/1 bò, tiêu tốn thức ăn của bò ăn cỏ khô . 100
    3.6.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 6 (6a và 6b) . 101
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1012
    1. Kết luận . 102
    2. Đề nghị 103
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 104
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 105
    PHỤ LỤC 123



    MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề

    Không giống như các loài gia súc khác, trong khẩu phần hàng ngày của gia súc nhai lại, thức ăn xanh chiếm từ 60 - 100 %. Mặc dù nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật khá phong phú về chủng loại, nhưng nước ta lại không có đồng cỏ rộng như các nước vùng ôn đới, hay châu Phi nhiệt đới. Trên thực tế nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do diện tích chăn thả dần bị thu hẹp nhường chỗ cho các cây trồng khác. Bên cạnh đó, do chăn thả bừa bãi, không có kỹ thuật, đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất trống, đồi núi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt là về mùa đông.

    Hiện nay, chăn nuôi bò ở nước ta đang phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, từ chỗ chăn thả quảng canh là chủ yếu, đang chuyển dần sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Vì vậy, việc đảm bảo nhu cầu thức ăn xanh chất lượng cao cho chúng đã trở thành vấn đề thời sự.

    Trong những năm qua, bằng nhiều con đường khác nhau, nước ta đã nhập hàng trăm giống cây, cỏ làm thức ăn cho vật nuôi. Việc chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống cây, cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái từng vùng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đồng thời xác định được thành phần hoá học cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng là hết sức cần thiết. Nhờ đó, đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho bò cả về số lượng cũng như chất lượng. Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ hòa thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt”.

    2. Mục đích của đề tài

    Lựa chọn được một số giống cỏ hòa thảo có năng suất, giá trị dinh dưỡng cao phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng trung du - miền núi phía Bắc, cũng như xác định được kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt. Từ đó đưa các giống cỏ này ra sản xuất phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại nói chung, chăn nuôi bò nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực có điều kiện tương tự
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...