Luận Văn Nghiên cứu năng lượng gió tại việt nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    THÔNG TIN VỀ NĂNG LƯỢNG GIÓ Ở VIỆT NAM . 1
    1. MỞ ĐẦU . 8
    2 KHUNG PHÁP LÝ CHO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO . 10
    2.1 Cơ cấu quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện và năng lượng tái tạo . 10
    2.2 Các mục tiêu, chính sách phát triển năng lượng tái tạo tại Việt nam . 11
    2.3 Các ưu đãi và cơ chế hỗ trợ năng lượng tái tạo hiện hành 16
    2.4 Triển vọng phát triển năng lượng tái tạo 20
    3 NĂNG LƯỢNG GIÓ TẠI VIỆT NAM . 22
    3.1 Tài nguyên gió 22
    3.2 Hiện trạng khai thác năng lượng gió 29
    3.3 Các dự án điện gió đang được triển khai 30
    3.4 Quy hoạch phát triển điện gió ở Việt Nam 31
    3.5 Thủ tục đầu tư 32
    3.6 Các điều kiện và thủ tục đấu nối vào lưới điện 34
    3.7 Các nhà cung cấp tua bin gió ở Việt Nam . 35
    3.8 Các khả năng cung cấp tài chính 37
    3.9 Hiện trạng và triển vọng áp dụng CDM cho phát triển điện gió 38
    3.10 Các khó khăn hiện tại khi đầu tư phát triển điện gió ở Việt Nam . 44
    4 TÓM TẮT VÀ KẾT LUẬN 47
    5 TÀI LIỆU THAM KHẢO . 49
    6 PHỤ LỤC . 52
    7
    DANH MỤC HÌNH VẼ
    Hình 1: Cơ cấu quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện và năng lượng tái tạo 11
    Hình 2: Chi phí sản xuất điện trung bình theo công nghệ . 19
    Hình 3: Sơ đồ mạng lưới các trạm khí tượng thủy văn thực hiện đo gió . 22
    Hình 4: Bản đồ tài nguyên gió Việt Nam . 24
    Hình 5: Địa điểm đặt các trạm đo gió của EVN và các chủ đầu tư khác . 26
    DANH MỤC BẢNG
    Bảng 1: Mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo được đề ra trong chiến lược phát triển năng
    lượng quốc gia tính theo tỷ lệ phần trăm của tổng lượng tiêu thụ năng lượng sơ cấp 13
    Bảng 2: Quy hoạch phát triển năng lượng tái tạo . 13
    Bảng 3: Công suất các nguồn năng lượng tái tạo từ 2009 – 2025 (kịch bản cơ sở) . 14
    Bảng 4: Công suất của các nguồn năng lượng tái tạo cho thời kì 2009 – 2025 (Kịch bản
    cao) . 14
    Bảng 5: Tiềm năng gió của Việt Nam ở độ cao 65 m so với mặt đất 23
    Bảng 6: So sánh vận tốc gió trung bình của EVN và Bản đồ gió thế giới 25
    Bảng 7: Tiềm năng kỹ thuật của Năng lượng gió tại Việt Nama . 26
    Bảng 8: Hiện trạng khai thác năng lượng gió ở Việt Nam 29
    Bảng 9: Các dự án điện gió đang được triển khai . 30
    Bảng 10: Khả năng cung cấp tài chính cho các dự án điện gió . 38
    Bảng 11: Những rào cản đối với phát triển năng lượng gió ở Việt Nam . 44
    8
    1. MỞ ĐẦU
    Tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam đã dẫn đến nhu cầu điện tăng cao. Trong giai đoạn 1998-
    2009, điện sản xuất (bao gồm nhập khẩu) tăng từ 21.5 tỷ kWh lên 87.02 tỷ kWh, điện
    thương phẩm từ 17.7 tỷ kWh lên 74.8 tỷ kWh và công suất lắp đặt từ 5.000 MW lên
    18.480 MW, đạt tốc độ tăng trung bình năm theo thứ tự 13%, 14.6% and 12%. Là một
    nền kinh tế mới nổi, nhu cầu điện của Việt Nam trong thời gian tới (từ năm 2010 đến
    2030) sẽ tiếp tục tăng mạnh. Theo dự báo của Viện Năng Lượng, nhu cầu điện có thể tăng
    từ 87 tỷ kWh năm 2009 lên đến 570 tỷ kWh năm 2030, với tốc độ tăng trung bình
    10%/năm.1
    Để đáp ứng được nhu cầu tăng nhanh này, Chính phủ Việt Nam quyết định sử dụng
    nguồn năng lượng tái tạo nhiều hơn nữa. Quyết định số 1855/QD-TTg ngày 27/12/2007
    của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia của Việt
    Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, đặt mục tiêu tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo
    lên khoảng 3% tổng năng lượng thương mại sơ cấp vào năm 2010; 5% năm 2020 và 11%
    năm 2050.
    Chính phủ cũng cam kết thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo thông qua việc ban hành
    một số cơ chế, chính sách ưu đãi như ưu đãi về sử dụng đất, hỗ trợ thuế và biểu giá chi
    phí tránh được. Tuy nhiên, cho đến nay, những gì đạt được còn ở mức khá khiêm tốn. Ví
    dụ, điện gió, một công nghệ năng lượng tái tạo quan trọng, chỉ mới được triển khai ở
    vùng sâu, vùng xa. Đến tháng 3/2011, mới chỉ có 20 tua-bin gió với công suất 1,5
    MW/tua-bin được lắp đặt, trong đó 12 tổ máy được đưa vào hoạt động và phát điện lên
    lưới quốc gia. Nguyên nhân là do thiếu cơ chế chính sách cụ thể và hiệu quả.
    Với thách thức như vậy, Bộ Công Thương (MoIT), cơ quan quản lý nhà nước về năng
    lượng đã đề nghị Bộ Môi Trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân (BMU),
    CHLB Đức giúp xây dựng khung pháp lý cho điện gió nối lưới. Theo đó, dự án “Xây
    dựng Khung pháp lý và Hỗ trợ Kỹ thuật cho Điện gió Nối lưới ở Việt Nam”, đã được
    thành lập với sự tài trợ của BMU và được GTZ, nay là GIZ (Gesellschaft fuer
    Internationale Zusammenarbeit = Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức) phối hợp với MoIT
    thực hiện (gọi tắt là Dự án Năng lượng Gió GIZ/MoIT). Bản thảo khung chính sách cho
    phát triển điện gió đã được hoàn thành gần đây và đang được đệ trình lên chính phủ để
    phê duyệt.
    Nhằm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư và các tổ chức, cá nhân quan tâm về khung
    chính sách này và các thông tin khác về ngành điện gió ở Việt Nam, Dự án Năng lượng
    Gió GIZ/MoIT tiến hành biên soạn cuốn sổ tay thông tin về ngành năng lượng gió. Ngoài
    thông tin về bản thảo khung chính sách, cuốn sách này còn cố gắng cung cấp các thông
    tin quan trọng khác ví dụ như tiềm năng năng lượng gió, quy trình đầu tư các dự án điện
    gió, phân tích cơ hội phát triển điện gió như một dự án CDM, các khả năng tài chính, các
    rào cản hiện có khi phát triển dự án điện gió cũng như các thông tin về các dự án đầu tư
    1 Stakeholders Meeting on “Technical assistance for power development plan VII in Vietnam”. Hanoi Horison Hotel, 3
    august 2010.
    9
    và dự án hỗ trợ liên quan đang được triển khai. Phần phụ lục với danh sách các công ty tư
    vấn về điện gió, các nhà cung cấp tua bin gió, các công ty xây dựng, lắp đặt cũng có
    thể bổ ích đối với bạn đọc, đặc biệt các nhà đầu tư điện gió tiềm năng.
    Để hỗ trợ bạn đọc trong việc tiếp cận các thông tin này, cuốn sổ tay sẽ được đưa lên trang
    web của Dự án tại www.windenergy.org.vn và sẽ được cập nhật thường xuyên. Các nghị
    định, thông tư, quyết định và hướng dẫn được đề cập trong cuốn sổ tay sẽ đưa lên trên
    cùng địa chỉ để độc giả tham khảo để có bức tranh hoàn chỉnh hơn về lĩnh vực này.
    Cuốn sổ tay này được chia thành 5 phần. Phần I trình bày cơ sở và mục tiêu của cuốn sổ
    tay. Phần II giới thiệu các thông tin liên quan đến khung chính sách cho năng lượng tái
    tạo, bao gồm thông tin về các cơ quan liên quan đến phát triển năng lượng tái tạo, các
    mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo phân chia theo công nghệ, về cơ chế hỗ trợ cho
    phát triển năng lượng tái tạo và phân tích triển vọng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt
    là điện gió. Phần III tập trung đặc biệt vào điện gió, bao gồm các thông tin từ tiềm năng,
    hiện trạng khai thác đến quy trình đầu tư. Bên cạnh đó, các khả năng tài chính và triển
    vọng áp dụng CDM để phát triển điện gió cũng được đề cập đến. Phần IV đưa ra kết luận
    rút ra từ đánh giá ở các chương trên. Phần V là phần phụ lục cung cấp địa chỉ cần thiết
    khi phát triển điện gió ở Việt Nam.
    10
    2 KHUNG PHÁP LÝ CHO NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO
    2.1 Cơ cấu quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện và năng lượng tái tạo
    Theo luật tổ chức chính phủ, Chính phủ và Thủ tướng chính phủ ban hành các nghị định,
    qui định và cơ chế quản lý các hoạt động năng lượng, phê duyệt chiến lược và quy hoạch
    phát triển năng lượng và quyết định các chính sách về giá năng lượng, các dự án có qui
    mô lớn hoặc có tầm quan trọng đặc biệt.
    Bộ Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực năng lượng, có nhiệm vụ: (i)
    trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách phát
    triển, qui hoạch quốc gia cho từng phân ngành năng lượng trên phạm vi cả nước; (ii) Ban
    hành thông tư hướng dẫn thực hiện nghị định và quyết định của Chính phủ và Thủ tướng
    chính phủ; (iii) Ban hành các tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc thẩm quyền;
    (vi) Quản lý, điều tiết hoạt động năng lượng và sử dụng năng lượng; (v) Tổ chức lập biểu
    giá điện bán lẻ và nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách về giá điện trình Thủ tướng
    Chính phủ quyết định; (vi) Quyết định khung giá phát điện, bán buôn điện, phí truyền tải
    - phân phối điện và phí các dịch vụ phụ
    Vụ Năng lượng thuộc Bộ Công Thương là đơn vị giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương thực
    hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp năng lượng và thực thi pháp luật đối với
    các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm: dầu mỏ, khí
    đốt, sản xuất điện năng, sử dụng năng lượng nguyên tử, năng lượng mới, năng lượng tái
    tạo.v.v Trong lĩnh vực điện lực và năng lượng tái tạo, Vụ Năng lượng có trách nhiệm: (i)
    trình Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt: quy hoạch phát triển điện lực các tỉnh, thành
    phố trực thuộc Trung ương; công bố danh mục các công trình điện thuộc quy hoạch phát
    triển điện lực để kêu gọi đầu tư xây dựng và quản lý việc thực hiện; quy hoạch bậc thang
    thủy điện, quy hoạch năng lượng mới và năng lượng tái tạo quốc gia và tại các địa
    phương; (ii) tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về quản lý và phát triển hệ thống
    điện truyền tải, phân phối; (iii) tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ về quy hoạch
    và quản lý đầu tư phát triển điện hạt nhân; (iv) tổ chức chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ
    về quy hoạch và khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng tái tạo.
    Cục Điều tiết Điện lực Việt Nam (ERAV) trực thuộc Bộ Công Thương là đơn vị giúp Bộ
    trưởng Bộ Công Thương thực hiện điều tiết hoạt động điện lực bao gồm (i) cấp phép hoạt
    động điện lực; (ii) thẩm tra khung giá phát điện, bán buôn điện, phí truyền tải điện, phí phân
    phối điện, các phí dịch vụ do các đơn vị điện lực lập để Bộ phê duyệt ban hành; (iii) trình Bộ
    trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định về lập, thẩm định, lấy ý kiến, trình duyệt giá
    bán lẻ điện; (iv) tổ chức biên soạn các quyết định, quy định, hướng dẫn có liên quan đến thiết
    lập và quản lý các hoạt động của thị trường điện lực cạnh tranh v.v
    Ở cấp địa phương, Sở Công Thương đóng vai trò tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực
    hiện chức năng quản lý nhà nước về năng lượng bao gồm điện, năng lượng tái tạo. Sở Công
    Thương chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Công
    Thương. Sở Công Thương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển
    điện lực, phát triển việc ứng dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.
    11
    Hình 1: Cơ cấu quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện và năng lượng tái tạo
    Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị chính hoạt động trong lĩnh vực điện lực.
    EVN sở hữu phần lớn công suất các nguồn phát điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải,
    vận hành hệ thống điện, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện. Trong khâu phát điện, hiện
    tại EVN đang sở hữu hoặc nắm cổ phần chi phối 71% tổng công suất đặt toàn hệ thống.
    Phần còn lại nằm trong quyền sở hữu của các Tổng công ty/tập đoàn nhà nước (Tập đoàn
    Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Lắp máy Việt
    Nam, Tổng công ty Sông Đà ), các nhà đầu tư nước ngoài (theo hình thức BOT: Xây
    dựng, Vận hành, Chuyển giao) và các nhà đầu tư tư nhân trong nước khác (theo hình thức
    IPP: Nhà máy điện độc lập). Các nhà máy này bán điện cho EVN qua hợp đồng mua bán
    điện dài hạn.
    EVN được tổ chức theo mô hình Công ty Mẹ - Công ty Con với hội đồng quản trị, tổng
    giám đốc với các khối chức năng chính: (i) khối phát điện, (ii) trung tâm điều độ hệ thống
    điện quốc gia (iii) công ty mua bán điện, (iv) khối truyền tải, (v) khối phân phối điện, và
    (vi) khối các đơn vị tư vấn, trường học.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...