Thạc Sĩ Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May 2 Hưng Yên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 27/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May 2 Hưng Yên

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục chữ viết tắt v
    Danh mục bảng vi
    Danh mục sơ ñồ, ñồ thị vii
    1 MỞ ðẦU 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
    1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU4
    2.1 Cơ sở lý luận 4
    2.2 Cơ sở thực tiễn 29
    3 ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
    NGHIÊN CỨU 42
    3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 42
    3.1.1 Một số ñặc ñiểm kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên42
    3.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty43
    3.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ cơ bản 44
    3.1.4 Thị trường trọng ñiểm 44
    3.1.5 Nguồn nhân lực 44
    3.1.6 Một số kết quả hoạt ñộng kinh doanh chủ yếu46
    3.1.7 Tình hình tài chính 48
    3.2 Phương pháp nghiên cứu 49
    3.2.1 Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu49
    3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 49
    3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 50
    3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 50
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN52
    4.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty CP May 2 Hưng Yên52
    4.1.1 ðánh giá khái quát về Công ty 52
    4.1.2 Khả năng cạnh tranh về nguồn nhân lực55
    4.1.3 Khả năng cạnh tranh về tài chính59
    4.1.4 Khả năng cạnh tranh về công nghệ sản xuất60
    4.1.5 Khả năng cạnh tranh về hiệu quả sản xuất63
    4.1.6 Khả năng cạnh tranh về sản phẩm66
    4.1.7 Khả năng cạnh tranh về thị trường tiêu thụ69
    4.2 Các nhân tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh của Công ty71
    4.2.1 Các yếu tố vĩ mô 71
    4.2.2 Các yếu tố thuộc môi trường ngành81
    4.2.3 Hoạt ñộng nghiên cứu và phát triển (R&D)83
    4.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty CP may 2
    Hưng Yên 85
    4.3.1 ðịnh hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty85
    4.3.2 Một số giải pháp chủ yếu 85
    5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 114

    1. MỞ ðẦU
    1.1. Tính cấp thiết của ñề tài
    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam ñang
    ñứng trước những cơ hội và thách thức rất to lớn. Cơ hội là thị trường ñược mở
    rộng, dễ dàng hơn trong việc tiếp xúc với các công nghệ, phương pháp sản
    xuất, quản lý mới của nước ngoài. Tuy nhiên, thách thức ñối với các doanh
    nghiệp cũng rất nhiều, ngoài sự cạnh tranh gay gắt giữa bản thân các doanh
    nghiệp trong nước với nhau, các doanh nghiệp “nhỏ bé” của chúng ta còn
    phải ñối mặt với những doanh nghiệp “khổng lồ”, có nhiều tiềm lực, kinh
    nghiệm về sản xuất, quản lý và công nghệ tiên tiến của nước ngoài.
    Trong hoàn cảnh ñó, khả năng ñứng vững và phát triển của doanh
    nghiệp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có nâng cao ñược năng lực cạnh
    tranh của mình hay không. Vì vậy, việc ñánh giá và tìm biện pháp nâng cao
    năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp là việc vôcùng cần thiết trong thời
    ñiểm này. ðể doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển, bản thân những nhà lãnh
    ñạo doanh nghiệp phải biết ñánh giá, tìm ra các biện pháp nâng cao năng lực
    cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.
    ðối với ngành may Việt Nam, mức ñộ cạnh tranh lại càng gay gắt hơn
    vì doanh nghiệp dệt may của chúng ta phải cạnh tranh với những doanh
    nghiệp lớn ñầy tiềm năng của Trung Quốc, các công ty của Ấn ðộ, ðài Loan,
    Hàn Quốc trong khi khách hàng của chúng ta lại là những khách hàng “khó
    tính” tại các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và ChâuÂu.
    Công ty cổ phần may 2 Hưng Yên là doanh nghiệp trẻtrong ngành dệt
    may và ñang khẳng ñịnh vị trí của mình. Ra ñời trong thời kỳ Việt Nam ñang
    nỗ lực phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, kể từ khi thành
    lập công ty ñã ñạt ñược những kết quả quan trọng thể hiện khả năng phát triển
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    2
    của mình trên thị trường. Tuy nhiên, Công ty cổ phần may 2 Hưng Yên cũng
    ñang gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp trong nước cũng như
    các doanh nghiệp nước ngoài, ñòi hỏi Công ty cần cógiải pháp nâng cao chất
    lượng sản phẩm và dịch vụ từ ñó mở rộng thị trường và giá trị thương hiệu của
    Công ty.
    Xuất phát từ những ñòi hỏi trên, ñặc biệt trong bốicảnh sự ñóng góp
    ngày càng lớn của ngành dệt may trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,
    chúng tôi lại càng nhận thức rõ hơn tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực
    cạnh tranh ñối với sự tồn tại, phát triển của công ty cổ phần May 2 Hưng Yên
    trong giai ñoạn hội nhập hiện nay, vì vậy tôi chọn vấn ñề “Nghiên cứu năng
    lực cạnh tranh của công ty cổ phần May 2 Hưng Yên” làm ñề tài luận văn
    thạc sỹ.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    ðánh giá năng lực cạnh tranh, thực trạng và xu hướng cạnh tranh của
    công ty cổ phần may 2 Hưng Yên, từ ñó ñề xuất một số giải pháp chủ yếu ñể
    nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty trong thờigian tới.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của
    doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp may nói riêng.
    - ðánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của côngty cổ phần may 2
    Hưng Yên.
    - ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
    của công ty cổ phần may 2 Hưng Yên trong thời gian tới.
    1.3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1. ðối tượng nghiên cứu
    ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là về năng lực cạnhtranh của công ty
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    3
    cổ phần may 2 Hưng Yên.
    1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về nội dung: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần
    may 2 Hưng Yên, có tính ñến xu hướng phát triển, cạnh tranh của ngành trong
    phạm vi trong nước và quốc tế.
    - Về không gian: Thực hiện tại Công ty Cổ phần May 2 Hưng Yên và
    một số doanh nghiệp may trên ñịa bàn tỉnh Hưng Yên.
    - Về thời gian: Tài liệu liên quan ñến ñề tài ñược thu thập từ năm 2007
    ñến năm 2010.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    4
    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.1.1. Cạnh tranh
    2.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
    Cạnh tranh là một khái niệm ñã xuất hiện từ rất lâutrong tự nhiên dưới
    hình thức ban ñầu là ñấu tranh sinh tồn. Mọi sinh vật từ khi sinh ra ñều phải
    cạnh tranh với các sinh vật cùng loại hay ñấu tranhvới các sinh vật khác ñể
    tồn tại và phát triển trong thế giới của mình. ðó là cạnh tranh về thức ăn, lãnh
    thổ, về các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
    của mình. Những cuộc ñấu tranh này ñôi khi
    không hề ñơn giản, chúng có thể vô cùng
    khốc liệt dẫn ñến một mất một còn. Sinh vật
    nào có ñủ bản lĩnh sẽ sinh tồn và ngược lại.
    Cuộc sống con người chúng ta cũng bắt ñầu
    và phát triển như vậy. Cạnh tranh như một
    quy luật khách quan không thể tách khỏi
    hoạt ñộng sống của con người từ xã hội cộng
    sản nguyên thuỷ cho ñến chủ nghĩa tư bản. Từ hoạt ñộng cạnh tranh với tự
    nhiên ñể sinh tồn, con người cũng cạnh tranh với nhau ñể phát triển. Cạnh
    tranh tuy ñược thấy từ mọi góc cạnh của cuộc sống con người nhưng ở ñây
    chúng ta chỉ ñề cập ñến cạnh tranh trong kinh tế, giữa các doanh nghiệp ñể
    tồn tại và phát triển trên thị trường nhiều biến ñộng.
    Trong hoạt ñộng kinh tế, cạnh tranh là sự ganh ñua giữa các chủ thể
    kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế lợi hơn
    trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa ñể thu ñược nhiều lợi ích nhất
    cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có
    Theo K.Marx: “Cạnh
    tranh là sự ganh ñua,
    ñấu tranh gay gắt giữa
    các nhà tư bản nhằm
    giành giật những ñiều
    kiện thuận lợi trong
    sản xuất và tiêu dùng
    hàng hóa ñể thu ñược
    lợi nhuận siêu ngạch”.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    5
    thể xảy ra giữa người sản xuất với người
    tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán
    hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại
    muốn mua ñược với giá thấp. Cạnh tranh
    mang lại nhiều lợi ích, ñặc biệt cho người
    tiêu dùng. Người sản xuất phải tìm mọi
    cách ñể làm ra sản phẩm có chất lượng hơn,
    ñẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ
    tri thức khoa học, công nghệ cao hơn .ñể
    ñáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.
    Cạnh tranh làm cho người sản xuất năng
    ñộng hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn
    nhu cầu của khách hàng, thường xuyên cải
    tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, những nghiên cứu mới nhất vào sản
    xuất; hoàn thiện cách thức tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất ñể nâng cao
    năng xuất, chất lượng và hiệu quả kinh tế.
    Hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D. Nordhaus trong cuốn
    kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho rằng:“cạnh tranh (competition) là sự
    kình ñịnh giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhauñể giành khách hàng
    hoặc thị trường”. Hai tác giả này cho rằng cạnh tranh ñồng nghĩa với cạnh
    tranh hoàn hảo (perfect competition) - là cạnh tranh trong một ngành mà trong
    ñó mọi người tin rằng hành ñộng của họ không gây ảnh hưởng tới giá cả thị
    trường, không một người mua, người bán duy nhất nàocó thể gây ảnh hưởng
    có ý nghĩa tới giá cả thị trường. Thị trường phải có nhiều người bán, nhiều
    người mua.
    Như vậy ñể có cạnh tranh phải có các ñiều kiện tiênquyết sau:
    - Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh.
    Theo từ ñiển Bách
    khoa Việt Nam (tập 1):
    “Cạnh tranh (trong
    kinh doanh) là hoạt
    ñộng tranh ñua giữa
    những người sản xuất
    hàng hóa, giữa các
    thương nhân, các nhà
    kinh doanh trong nền
    kinh tế thị trường, chi
    phối quan hệ cung cầu,
    nhằm giành các ñiều
    kiện sản xuất, tiêu thụ
    thị trường có lợi
    nhất”.
    Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế
    6
    - Việc cạnh tranh phải diễn ra trong môi trường cạnh tranh cụ thể, có
    các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ như
    các ràng buộc của luật pháp, của thông lệ kinh doanh, của các thỏa thuận giữa
    người mua với người bán
    - Cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không cố ñịnh (ngắn
    hoặc dài) và nó cũng diễn ra trong một khoảng khônggian cũng không nhất
    ñịnh (hẹp hoặc rộng).
    Mục ñích trực tiếp của hoạt ñộng cạnh tranh trên thị trường của các chủ
    thể kinh tế là:
    Thứ nhất:giành những lợi thế ñể hạ thấp giá cả của các yếu tố "ñầu
    vào" của các chu trình kinh doanh và nâng cao mức giá "ñầu ra" sao cho với
    chi phí thấp nhất mà vẫn có thể ñạt ñược mức lợi nhuận cao nhất.
    Thứ hai:giành ñược thị phần cao nhất cho sản phẩm và dịch vụ mà
    mình cung cấp.
    Thứ ba:giữ ñược thị phần, giữ ñược khách hàng hay nói mộtcách khác
    là giữ ñược “lòng trung thành” của khách hàng trên cơ sở sản phẩm và dịch
    vụ của mình.
    2.1.1.2. Phân loại cạnh tranh
    Người ta thường phân loại cạnh tranh theo một số tiêu thức sau:
    Căn cứ vào người tham gia trên thị trường, cạnh tranh ñược chia làm
    ba loại:
    - Cạnh tranh giữa người bán với người mua: Là cạnh tranh theo "luật"
    mua rẻ bán ñắt, chủ yếu theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
    - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cạnh tranh trên thị
    trường nhằm giành lấy những ñiều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu
    thụ sản phẩm, dịch vụ.

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Lê Thị Vân Anh (2007) “Chiến lược năng cao năng lực cạnh tranh
    của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam góp phần pháttriển kinh tế trong
    thời kỳ hội nhập”.
    2. Bộ môn QTKD (2001), Tập bài giảng Thị trường và giá cả.
    3. Bộ Thương mại (2004), Kiến thức cơ bản về hội nhập kinh tế quốc
    tế, NXB Khoa học, Hà Nội.
    4. Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước
    ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị quốc gia.
    5. Bạch Thục Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, NXB Thống
    Kê.
    6. Bùi Thị Gia, Trần Hữu Cường (2005), Giáo trình Quản trị rủi ro
    trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp, Nhà XB Nông nghiệp, Hà
    Nội.
    7. ðặng Thành Lê (2004), “Rào cản cạnh tranh- yếu tố quyết ñịnh
    cường ñộ cạnh tranh trên thị trường”, Tạp chí quản lý kinh tế số 298- tháng 3.
    8. Micheal E.Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và
    Kỹ Thuật Hà Nội.
    9. Nguyễn Hữu Thắng (2008), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các
    doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay, NXB
    Chính trị quốc gia.
    10. Trần Bình Trọng và các tác giả (2002), Giáo trình Kinh tế chính trị
    học, NXB Thống kê.
    11. Văn kiện ðại hội ðảng lần thứ X, XI.
    12. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003), “nâng cao năng
    lực cạnh tranh quốc gia”, Dự án VIE 01/025, NXB giao thông vận tải.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...