Tiến Sĩ Nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Trung b

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 16/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2013

    CHƯƠNG MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

    Trong khi cạnh tranh trong các hoạt động kinh tế đã được nghiên cứu từ rất lâu thì những nghiên cứu về năng lực cạnh tranh lại được xem là khá mới mẻ, ra đời và phát triển trong bối cảnh sự cạnh tranh trong hoạt động kinh tế ngày càng căng thẳng xét về mức độ và ngày càng đa dạng xét về hình thức.Quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ cùng với những cuộc khủng hoảng cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 đã làm thay đổi đáng kể môi trường cạnh tranh. Những biến đổi mạnh mẽ này đã đẩy các doanh nghiệp đứng trước thách thức làm sao có thể thích ứng với những thay đổi nhanh chóng ở những thị trường mà họ hoạt động để cạnh tranh với các đối thủ. Trên thực tế, ở cấp vi mô, khả năng của doanh nghiệp trong cuộc cạnh tranh với đối thủ được các nhà đầu tư, các nhà quản trị đặc biệt quan tâm vì nó thường gắn liền với khả năng giành thị phần, lợi nhuận. Ở cấp vĩ mô, năng lực cạnh tranh quốc gia trong một lĩnh vực xác định có nguồn gốc căn bản từ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, đây cũng là vấn đề thu hút được sự chú ý của các chính phủ.Nhìn toàn cảnh nền kinh tế thế giới, may mặc nằm trong nhóm ngành mà tính chất toàn cầu thể hiện nổi trội nhất. Hoạt động sản xuất và tiêu thụ mặt hàng này trải rộng ở nhiều quốc gia, khu vực và lục địa. Và khi tính chất toàn cầu càng lớn thì mỗi thay đổi trong môi trường toàn cầu đều có thể có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều doanh nghiệp may. May mặc cũng là ngành có sự cạnh tranh đã và đang hết sức gay gắt do rào cản thâm nhập thấp và các đối thủ trong ngành không ngừng đổi mới các phương thức để tạo sức ép cho nhau như giá thấp, thiết kế độc đáo, chất lượng nguyên liệu, hoạt động Marketing Đứng trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao, chẳng hạn trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009 và để lại những hệ lụy cho đến hôm nay, trong khi ngành may của một số nước ở châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi lao đao thì ngành may của một số nước khác lại vươn lên mạnh mẽ như Việt nam, Srilanka Tuy nhiên, ngay tại Việt nam, nhiều doanh nghiệp may đã phải đóng cửa hoặc ngưng sản xuất tạm thời do không thể giành được đơn hàng với mức giá có thể chấp nhận được. Giờ đây, câu chuyện về khả năng cạnh tranh trong một thị trường có dấu hiệu thu hẹp và chen chúc nhiều đối thủ lại được nói đến nhiều hơn bao giờ hết. Theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg về Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm Trung Bộ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 thực hiện đối với 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gồm Thừa Thiên Huế, Đà nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Vùng kinh tế trọng điểm này được định hướng trở thành vùng phát triển năng động, tạo nhiều việc làm, nâng cao mức sống và dân trí cho dân cư, đồng thời tạo cực tăng trưởng nhằm tạo động lực phát triển cho phần lớn các tỉnh duyên hải Trung bộ và Tây Nguyên. Ngành may trong vùng được công nhận là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm, là ngành đệm phục vụ cho những bước nhảy công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các địa phương trong vùng. Sự phát triển của ngành may của các địa phương trong vùng luôn hàm chứa sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp may trong vùng và giữa họ với các doanh nghiệp may ngoài vùng. Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp may phụ thuộc rất nhiều vào chiến lược cạnh tranh được lựa chọn.Để làm nền tảng cho việc soạn thảo các chiến lược cạnh tranh đúng đắn, các nhà quản trị thực sự cần biết năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình đang ở mức nào, tình trạng đó do những nhân tố nào tác động và tác động như thế nào. Trong khi đó, ở tầm vĩ mô, Chính phủ/các cơ quan quản lý nhà nước cũng cần xác định được năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đặc biệt trên phạm vi thị trường quốc tế, để có thể có những chính sách hỗ trợ hợp lý. Điều này đặt ra vấn đề cần phải đo lường năng lực cạnh tranh cũng như tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp may nói riêng. Trong phạm vi hoạt động sản xuất hàng may của vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, đây cũng là vấn đề đặt ra khi các doanh nghiệp may và cả các cơ quan quản lý Nhà nước đứng trước thách thức về các giải pháp cạnh tranh bền vững.Trong thời gian gần đây, năng lực cạnh tranh là một vấn đề nghiên cứu thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả và giới kinh doanh. Điều này được đánh dấu bởi số lượng rất lớn các công trình nghiên cứu về chủ đề này với các quan điểm nghiên cứu khá đa dạng. Tại Việt nam, trên thực tế, đã có một số công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh ngành dệt may hoặc của một doanh nghiệp may xác định nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp may trong phạm vi vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với cách tiếp cận không trên giác độ ngành mà trên giác độ doanh nghiệp. Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp nhưng trên một phạm vi rộng cho phép một sự hiểu biết thấu đáo về năng lực cạnh tranh vừa có tính bao quát vừa có tính cụ thể và đặc biệt là có tính so sánh tham chiếu. Xét trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ, nghiên cứu này xuất phát từ nhu cầu thông tin về trạng thái năng lực cạnh tranh hiện tại và trên những khía cạnh dễ thấy nhất của doanh nghiệp may trong vùng đang ở mức nào khi so với các đối thủ tham chiếu và những nhân tố thuộc doanh nghiệp lẫn thuộc môi trường kinh doanh đã tác động như thế nào đến trạng thái năng lực đó. Thông tin đó sẽ hỗ trợ các nhà quản trị doanh nghiệp may trong vùng đưa ra các quyết định chiến lược đúng đắn và giúp các nhà hoạch định vĩ mô xác định được các biến số chính sách mà họ cần tác động nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
     
Đang tải...