Tiến Sĩ Nghiên cứu nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 19/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những đóng góp mới về lý thuyết

    Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index – PCI) do VCCI thực hiện với sự tài trợ của USAID. Tuy nhiên, những cơ sở lý thuyết của công việc này chưa được làm rõ. Vì vậy, luận án đã vận dụng lý thuyết về cạnh tranh để làm rõ các vấn đề lý thuyết cơ bản của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với một số nội dung chủ yếu sau:

    (1) Sự phân cấp ngày càng sâu rộng hơn và xu hướng phi tập trung hoá (decentralization) trong quản lý kinh tế đã mở rộng quyền hạn và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh. Giữa các tỉnh có sự “ganh đua” nhau (cạnh tranh hiểu theo nghĩa này) thu hút đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam là sự ganh đua giữa các chính quyền cấp tỉnh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư phát triển bền vững trong khung khổ thúc đẩy quan hệ liên kết (liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương).

    (2) Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng của một địa phương trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế- xã hội theo những mục tiêu đã định. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thực hiện trên cơ sở đánh giá của các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân, với hoạt động của chính quyền cấp tỉnh. Thực chất của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là việc đổi mới hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, góp phần thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi tỉnh.

    (3) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số định lượng để đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Một tỉnh có PCI cao thể hiện sự hấp dẫn đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. PCI được xác định thông qua sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá hay các chỉ số thành phần. Mỗi chỉ số thành phần lại bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành được lượng hoá (cho điểm) và xác định trọng số dựa vào kết quả điều tra để xác định. PCI sử dụng để so sánh, xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh ở Việt Nam, là cơ sở để chính quyền tỉnh xác định trọng tâm đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh. Việc xếp hạng PCI thực chất là so sánh sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của các tỉnh, qua đó đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong việc bảo đảm các điều kiện thu hút đầu tư, từ đó tạo áp lực thúc đẩy đổi mới (ganh đua nhau đổi mới) hoạt động chính quyền cấp tỉnh trong đảm bảo điều kiện đầu tư.

    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    Từ xếp hạng PCI của tỉnh hải dương giai đoạn 2006 - 2010 có so sánh với một số địa phương khác, luận án đã khẳng định những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh hải dương trong cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong những năm tới.

    Trọng tâm của những khuyến nghị nhằm vào những chỉ số thành phần có thứ hạng thấp như Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Thiết chế pháp lý; Đào tạo lao động; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và những chỉ số thành phần có xu hướng giảm, bao gồm Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí gia nhập thị trường. Những khuyến nghị đó là:

    (1) xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh doanh tại địa phương;

    (2) Phát huy mạnh mẽ tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các cấp, các ngành;

    (3) Tăng khả năng tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự ổn định trong sử dụng đất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư;

    (4) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu; (5) Thực hiện cơ chế trao đổi kinh nghiệm và liên kết, hợp tác với các tỉnh trong và ngoài nước.
    =====================
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 10
    1.1 Cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 10
    1.2 Vai trò chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường 26
    1.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 30
    1.4 Kinh nghiệm một số tỉnh về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 42
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
    2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh hải dương 53
    2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh hải dương giai đoạn 2006-2010
    2.3 Đánh giá môi trường kinh doanh của tỉnh hải dương thông qua PCI 101
    2.4 Nhận xét đánh giá tổ chức xếp hạng PCI hiện nay 106
    CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ LĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-20200 111
    3.1 ĐỊnh hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh hải dương giai đoạn 2011-2020 111
    3.2 Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh hải dương fiai đoạn 2011-2020 122
    3.3 Một số khuyến nghị hoàn thiện nghiên cứu đánh giá nănng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam thông qua PCI 159
    KẾT LUẬN 165
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
    PHỤ LỤC 174Những đóng góp mới về lý thuyết

    Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh thông qua xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index – PCI) do VCCI thực hiện với sự tài trợ của USAID. Tuy nhiên, những cơ sở lý thuyết của công việc này chưa được làm rõ. Vì vậy, luận án đã vận dụng lý thuyết về cạnh tranh để làm rõ các vấn đề lý thuyết cơ bản của năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với một số nội dung chủ yếu sau:

    (1) Sự phân cấp ngày càng sâu rộng hơn và xu hướng phi tập trung hoá (decentralization) trong quản lý kinh tế đã mở rộng quyền hạn và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh. Giữa các tỉnh có sự “ganh đua” nhau (cạnh tranh hiểu theo nghĩa này) thu hút đầu tư phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam là sự ganh đua giữa các chính quyền cấp tỉnh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi thu hút đầu tư phát triển bền vững trong khung khổ thúc đẩy quan hệ liên kết (liên kết vùng, liên kết giữa các địa phương).

    (2) Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là khả năng của một địa phương trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế- xã hội theo những mục tiêu đã định. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh được thực hiện trên cơ sở đánh giá của các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư tư nhân, với hoạt động của chính quyền cấp tỉnh. Thực chất của việc nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là việc đổi mới hoạt động của chính quyền cấp tỉnh, góp phần thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh của mỗi tỉnh.

    (3) Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là chỉ số định lượng để đo lường năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Một tỉnh có PCI cao thể hiện sự hấp dẫn đầu tư, kinh doanh với các doanh nghiệp, nhà đầu tư. PCI được xác định thông qua sử dụng hệ thống tiêu chí đánh giá hay các chỉ số thành phần. Mỗi chỉ số thành phần lại bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành được lượng hoá (cho điểm) và xác định trọng số dựa vào kết quả điều tra để xác định. PCI sử dụng để so sánh, xếp hạng năng lực cạnh tranh của các tỉnh ở Việt Nam, là cơ sở để chính quyền tỉnh xác định trọng tâm đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh. Việc xếp hạng PCI thực chất là so sánh sự hấp dẫn của môi trường đầu tư của các tỉnh, qua đó đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của chính quyền cấp tỉnh trong việc bảo đảm các điều kiện thu hút đầu tư, từ đó tạo áp lực thúc đẩy đổi mới (ganh đua nhau đổi mới) hoạt động chính quyền cấp tỉnh trong đảm bảo điều kiện đầu tư.

    Những đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu

    Từ xếp hạng PCI của tỉnh hải dương giai đoạn 2006 - 2010 có so sánh với một số địa phương khác, luận án đã khẳng định những nỗ lực và chỉ ra những bất cập của chính quyền tỉnh hải dương trong cải thiện môi trường kinh doanh, đồng thời xác định rõ trọng tâm đổi mới hoạt động của chính quyền tỉnh trong những năm tới.

    Trọng tâm của những khuyến nghị nhằm vào những chỉ số thành phần có thứ hạng thấp như Tính minh bạch và tiếp cận thông tin; Thiết chế pháp lý; Đào tạo lao động; Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và những chỉ số thành phần có xu hướng giảm, bao gồm Tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; Chi phí gia nhập thị trường. Những khuyến nghị đó là:

    (1) xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh doanh tại địa phương;

    (2) Phát huy mạnh mẽ tính năng động và tiên phong của lãnh đạo các cấp, các ngành;

    (3) Tăng khả năng tiếp cận mặt bằng sản xuất kinh doanh và đảm bảo sự ổn định trong sử dụng đất cho doanh nghiệp và nhà đầu tư;

    (4) phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu; (5) Thực hiện cơ chế trao đổi kinh nghiệm và liên kết, hợp tác với các tỉnh trong và ngoài nước.
    =====================
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH 10
    1.1 Cạnh tranh cấp tỉnh và năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 10
    1.2 Vai trò chính quyền cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường 26
    1.3 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 30
    1.4 Kinh nghiệm một số tỉnh về nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 42
    CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CHỈ SỐ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2006-2010
    2.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh hải dương 53
    2.2 Thực trạng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh hải dương giai đoạn 2006-2010
    2.3 Đánh giá môi trường kinh doanh của tỉnh hải dương thông qua PCI 101
    2.4 Nhận xét đánh giá tổ chức xếp hạng PCI hiện nay 106
    CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHỈ SỐ LĂNG LỰC CẠNH TRANH CẤP TỈNH CỦA TỈNH HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2011-20200 111
    3.1 ĐỊnh hướng phát triển kinh tế- xã hội tỉnh hải dương giai đoạn 2011-2020 111
    3.2 Giải pháp nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của tỉnh hải dương fiai đoạn 2011-2020 122
    3.3 Một số khuyến nghị hoàn thiện nghiên cứu đánh giá nănng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Việt Nam thông qua PCI 159
    KẾT LUẬN 165
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 168
    PHỤ LỤC 174
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...