Tiến Sĩ Nghiên cứu mức năng lượng trao đổi, protein thô và xơ thích hợp trong khẩu phần nuôi thỏ thịt New Ze

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2016
    PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
    1.3 Phạm vi nghiên cứu 3
    1.4 Những đóng góp mới của luận án 4
    1.5 nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
    PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6
    2.1 Đặc điểm tiêu hóa ở thỏ 6
    2.1.1 Cấu tạo và hoạt động của đường tiêu hóa 6
    2.1.2 Quá trình tiêu hóa các chất dinh dưỡng 8
    2.1.3 Nhu cầu dinh dưỡng của thỏ 12
    2.2 Đặc điểm sinh trưởng ở thỏ 23
    2.2.1 Đặc điểm sinh trưởng 23
    2.2.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thịt thỏ 25
    2.3 Tình hình nghiên cứu sử dụng thức ăn xanh nuôi thỏ 30
    2.3.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 30
    2.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 33
    2.3.3 Tóm tắt và định hướng nghiên cứu 36
    PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
    3.1 Đối tượng nghiên cứu 38
    3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 38
    3.3 Nội dung nghiên cứu 38 3.3.1 Điều tra hiện trạng chăn nuôi thỏ nông hộ tại miền Bắc Việt Nam 38
    3.3.2 Xác định thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn 40
    3.3.3 Đánh giá ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ trong khẩu
    phần đến sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn 40
    3.3.4 Xác định mức năng lượng, protein và xơ tối ưu trong khẩu phần 40
    3.4 Phương pháp nghiên cứu 41
    3.4.1 Điều tra hiện trạng chăn nuôi thỏ 41
    3.4.2 Xác định thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn 41
    3.4.3 Đánh giá ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh
    trưởng và chuyển hóa thức ăn 46
    3.4.4 Xác định mức năng lượng, protein và xơ tối ưu trong khẩu phần ăn của thỏ 49
    PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
    4.1 Hiện trạng chăn nuôi thỏ 53
    4.1.1 Diễn biến số lượng thỏ tại các vùng sinh thái 53
    4.1.2 Hiện trạng chăn nuôi thỏ nông hộ tại các vùng nghiên cứu 55
    4.2 Xác định thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng thức ăn 62
    4.2.1 Thức ăn xanh giàu xơ và thóc 62
    4.2.2 Thức ăn xanh giàu protein và thức ăn hỗn hợp 66
    4.3 Ảnh hưởng của mật độ năng lượng, protein và xơ đến sinh trưởng và
    chuyển hóa thức ăn của thỏ 71
    4.3.1 Ảnh hưởng của mức thay thế thức ăn thô xanh giàu xơ bằng thức ăn thô
    xanh giàu protein 72
    4.3.2 Mô hình hóa đáp ứng của thỏ với mật độ năng lượng, protein và xơ của
    khẩu phần 82
    4.4 Mức năng lượng, protein và xơ tối ưu trong khẩu phần ăn của thỏ 90
    4.4.1 Ảnh hưởng của mức năng lượng, protein, xơ và tương tác của chúng đến
    thu nhận chuyển hóa thức ăn và sinh trưởng của thỏ 90
    4.4.2 Mức năng lượng thích hợp trong khẩu phần của thỏ 92
    4.4.3 Hàm lượng protein thích hợp trong khẩu phần của thỏ 94
    4.4.4 Hàm lượng xơ thích hợp trong khẩu phần của thỏ 96
    PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 99
    5.1 Kết luận 99
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
    Thỏ là loại gia súc ăn được hầu hết các loại rau củ quả và cỏ, kể cả các
    loại phụ phẩm cây trồng, do đó ít cạnh tranh thức ăn với các gia súc, gia cầm
    khác và với con người. Thỏ là loài vật dễ nuôi, mắn đẻ (mỗi năm đẻ 5 - 7 lứa,
    mỗi lứa 6 - 8 con); vì vậy thỏ là vật nuôi được người nông dân (đặc biệt là nông
    dân có khó khăn về điều kiện kinh tế) ưa chuộng nhằm phát triển kinh tế hộ gia
    đình. Trong thời gian gần đây ở nước ta chăn nuôi thỏ đã phát triể n nhanh, nhập
    nhiều giống thỏ ngoại nhằm góp phần tăng nhanh quy mô, năng suất, chất
    lượng đàn thỏ.
    Trên thế giới, nhiều quốc gia chăn nuôi thỏ phát triển mạnh, đặc biệt là
    các nước ở Châu Âu và Châu Mỹ. Thỏ được chăn nuôi theo quy mô công
    nghiệp, phần lớn sử dụng các thức ăn hỗn hợp được phối trộn dựa trên khuyến
    cáo của nhiều công trình nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn cho thỏ (NRC,
    1977, 1991; Lebas, 2004; De Blas and Wiseman, 2010). Tuy nhiên, việc sử
    dụng thức ăn công nghiệp không tận dụng được các nguồn thức ăn thô xanh sẵn
    có để giảm giá thành, tăng hiệu quả kinh tế.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có chủ trương đẩy mạnh phát
    triển các loài gia súc ăn cỏ (trong đó có thỏ) nhằm giảm thiểu cạnh tranh về
    lương thực trong xu thế giá ngũ cốc trên thế giới ngày càng tăng cao, ảnh hưởng
    tiêu cực đến chăn nuôi lợn và gia cầm. Hiện nay, các giống thỏ ngoại đã được
    nhập để cải thiện năng suất chăn nuôi thỏ. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về khẩu
    phần ăn và các phương thức chăn nuôi bền vững đối với các giống thỏ ngoại
    được nhập nội trong điều kiện cụ thể của địa phương vẫn chưa được nghiên cứu
    sâu. Sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh là một giải pháp dinh dưỡng tốt về mặt
    kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, ở nước ta khi phần lớn
    chăn nuôi thỏ ở quy mô nông hộ, việc sử dụng thức ăn viên hỗn hợp hoàn chỉnh
    như ở nước ngoài là không phù hợp về mặt kinh tế và sinh thái, không khai thác
    được tiềm năng các nguồn thức ăn thô xanh có thể sản xuất tại chỗ. Chính vì vậy,
    để đảm bảo cho chăn nuôi thỏ mang tính kinh tế, xã hội, sinh thái và môi trường
    bền vững thì nghiên cứu chuyên sâu về sử dụng các loại khẩu phần thức ăn thô
    xanh nuôi thỏ thịt nhập nội là rất cần thiết.
    Hiện nay, các nghiên cứu về dinh dưỡng của thỏ ở nước ta chỉ dừng lại ở việc thử nghiệm hoặc thay thế một loại thức ăn nào đó trong khẩu phần ăn của
    thỏ (Đinh Văn Bình, 2003; Tran Hoang Chat et al., 2005; Lê Thị Lan Phương và
    Lê Đức Ngoan, 2008; Nguyen Thi Duong Huyen et al., 2010; Dư Thanh Hằng và
    Lê Trần Tịnh Quyên, 2012; Nguyen Thi Kim Dong et al., 2008; Nguyễn Xuân
    Trạch và cs., 2012a; Nguyễn Thị Kim Đông (2009a, 2009b); Nguyễn Thị Hồng
    Nhân và cs. (2011); Nguyễn Văn Thu (2011); Nguyễn Thị Vĩnh Châu và Nguyễn
    Văn Thu (2014a, 2014b). ). Đã có một số nghiên cứu ở trong nước về việc sử
    dụng các loại thức ăn xanh giàu protein bổ sung vào khẩu phần của thỏ nhập nội.
    Kết quả bước đầu cho thấy, các loại thức ăn xanh giàu protein có khả năng làm
    tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi thỏ nhập nội. Tuy nhiên, thành phần hóa
    học và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn, khai thác và sử dụng tại chỗ (thức
    ăn thô xanh, thô khô, củ quả .) rất không ổn định. Giá trị của chúng thay đổi rất rõ
    rệt theo mùa vụ, vùng miền, thời gian thu hoạch. Các nghiên cứu trên chưa chỉ ra
    được khẩu phần tối ưu cho thỏ khi nguồn thức ăn thay đổi. Chưa có nghiên cứu
    nào xác định thành phần dinh dưỡng thích hợp trong khẩu phần dựa trên khả năng
    đáp ứng của thỏ khi sử dụng các nguồn thức ăn thô xanh địa phương.
    Để giải quyết được vấn đề nêu trên, một số câu hỏi cần được trả lời trong
    nghiên cứu này gồm:
    - Hiện trạng chăn nuôi thỏ hiện nay như thế nào? Thức ăn dùng cho thỏ
    là thức ăn hỗn hợp hay chủ yếu vẫn là thức ăn thô xanh, phụ phẩm nông
    nghiệp? Cơ cấu giống thỏ và phương thức chăn nuôi như thế nào?
    - Thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn xanh phổ biến
    nuôi thỏ ở miền Bắc Việt Nam như thế nào?
    - Có thể mô hình hóa được đáp ứng của thỏ tăng khối lượng (ADG),
    chuyển hóa thức ăn (FCR) theo các thành phần dinh dưỡng chính ME, CP và
    ADF trong chất khô của khẩu phần để dự đoán được năng suất của thỏ theo
    thành phần khẩu phần hay ngược lại ước tính được mức tối ưu các thành phần
    dinh dưỡng trong khẩu phần được không?
    - Khi sử dụng khẩu phần được phối hợp chủ yếu từ các loại thức ăn xanh thì
    mức ME, CP và ADF trong khẩu phần ăn của thỏ bao nhiêu là phù hợp nhất?
    Việc nghiên cứu trả lời các câu hỏi trên là cần thiết vì nó sẽ giúp người
    chăn nuôi có thể phối hợp khẩu phần cho thỏ trong mọi tình huống thức ăn
    khác nhau.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    - Đánh giá được hiện trạng chăn nuôi thỏ (quy mô, cơ cấu, thức ăn sử
    dụng .) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam.
    - Đánh giá được chất lượng của các loại thức ăn thô xanh phổ biến dùng
    trong chăn nuôi thỏ thông qua thành phần hóa học và tỷ lệ tiêu hóa.
    - Mô hình hoá được động thái đáp ứng của thỏ ADG, FCR với các thành
    phần dinh dưỡng cơ bản ME, CP và ADF trong khẩu phần.
    - Xác định được hàm lượng các thành phần dinh dưỡng cơ bản ME, CP và
    ADF phù hợp trong khẩu phần nuôi thỏ New Zealand sinh trưởng khi sử dụng
    nguồn thức ăn thô xanh.
     
Đang tải...