Luận Văn Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:


    Trong mọi thời đại, trẻ em luôn là mầm xanh tương lai của đất nước, cần được chúng ta chăm sóc và bảo vệ. Thực tế ngày nay, do sự đi lên của xã hội, nền kinh tế, khoa hoc công nghệ phát triển một mặt đã đem lại cho chúng ta những điều kiện thuận lợi để chăm sóc và nuôi dạy trẻ em, nhưng mặt khác cũng đặt trẻ trước nhiều vấn đề gây cho trẻ không ít khó khăn như áp lực học hành, sự thiếu quan tâm chăm sóc của cha mẹ, sự tập nhiễm các thói xấu xã hội, sự ham mê những lối sống hiện đại . Đây là những yếu tố có ảnh hưởng chính đến vấn đề SKTT của mọi người nói chung và của trẻ em nói riêng.

    RLPL là bệnh xuất hiện sau những chấn thương tâm lý (xung đột tâm lý) ở những người nhân cách yếu, dễ bị ám thị, ít kinh nghiệm sống, đặc biệt xảy ra ở nhiều trẻ em và trẻ vị thành niên do áp lực của học hành hay cuộc sống gia đình không hạnh phúc (bố mẹ ly hôn, bị bỏ rơi, hắt hủi .).

    Các RLPL hay phát sinh ở tuổi trẻ, nữ nhiều hơn nam và có thể phát sinh thành những rối loạn mang tính chất tập thể. Tại viện Nhi, hằng năm RLPL chiếm 50 – 53% tổng số bệnh nhân có vấn đề sức khoẻ tâm thần điều trị tại khoa. [17,216]

    Do việc nghiên cứu và điều trị RLPL ở trẻ em có tầm quan trọng như vậy nên ở nhiều nước trên thế giới các nhà tâm thần học cũng như các nhà lâm sàng nhi khoa đã chú ý nhiều hơn đến vấn đề này. Các nhà lâm sàng nhi khoa có vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện sớm, điều trị và quản lý bệnh nhân RLPL. Hiện nay, tại Việt Nam, phần lớn các nhà nhi khoa vẫn chưa thực sự quan tâm đến căn bệnh này nên tình trạng chẩn đoán nhầm và điều trị bệnh vẫn như là một bệnh cơ thể trong một thời gian dài khiến cho gia đình trẻ và chính bản thân trẻ hoang mang, lo lắng, gây nên tâm lý nặng nề khiến cho việc điều trị về sau khó khăn hơn. Ở Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào có tính chất thực sự chuyên sâu và hệ thống về RLPL. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em” với mục đích góp phần đánh giá đúng thực trạng căn bệnh RLPL, hệ thống về đặc điểm lâm sàng, nguyên nhân gây bệnh và điều trị RLPL, bước đầu đánh giá các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến RLPL ở trẻ em. Với đề tài này tôi hy vọng sẽ giúp đỡ phần nào các nhà lâm sàng nhi khoa nói chung cũng như các nhà tâm thần nhi nói riêng có cái nhìn cụ thể hơn về RLPL ở trẻ em, xây dựng biện pháp phòng ngừa và điều trị RLPL một cách hợp lý hơn.


    2. Mục đích nghiên cứu:

    Việc tiến hành nghiên cứu đề tài : “Nghiên cứu một số yếu tố tâm lý – xã hội có liên quan đến rối loạn phân ly ở trẻ em” sẽ góp phần đánh giá thực trạng các yếu tố tâm lý, xã hội gây nên RLPL ở trẻ em. Trên cơ sở đó tạo dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm RLPL ở trẻ em, đảm bảo sức khoẻ về cả tinh thần và thể chất cho các em.


    3. Nhiệm vụ nghiên cứu:

    Trong khuôn khổ thời gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu làm rõ và giải quyết một số nhiệm vụ sau:

    + Tìm hiểu cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu: các khái niệm liên quan, nguyên nhân và cơ chế gây bệnh của RLPL, các triệu chứng, chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt RLPL, các mô hình trị liệu cho trẻ có RLPL.

    + Tìm hiểu các đặc điểm tâm lý và một số yếu tố liên quan đến RLPL ở trẻ em.

    + Đánh giá kết quả trị liệu tâm lý cho trẻ có RLPL.

    + Trên cơ sở các kết quả thu được từ các hồ sơ tâm lý, đề xuất một số biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm cho trẻ có RLPL.


    4. Đối tượng nghiên cứu:

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là một số yếu tố tâm lý - xã hội có liên quan đến RLPL ở trẻ em.


    5. Khách thể nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu trên 12 trường hợp cụ thể đã được khám và điều trị tại khoa Tâm bệnh - Viện Nhi Trung ương, đi sâu vào phân tích 5 trường hợp điển hình của RLPL.


    6. Phương pháp nghiên cứu:

    6. 1. Nghiên cứu lý luận:


    Tìm hiểu những tài liệu có liên quan đến RLPL như: tâm bệnh học, tâm thần học, sức khoẻ tâm thần cộng đồng, các tài liệu của tổ chức y tế thế giới, một số tài liệu tâm lý học của Mỹ, Pháp, bảng phân loại bệnh quốc tế ICD-10, DSM - IV .Tuy các tài liệu vẫn còn chưa nhiều nhưng tôi cũng đã cố gắng sàng lọc cho một cơ sở lý thuyết chung nhất để làm cơ sở lý luận cho khoá luận tốt nghiệp này. Với những tài liệu nói trên, tôi đã xây dựng một hệ thống lý thuyết để đối chiếu vào thực tiễn, nhằm tìm ra mối tương quan với thực tiễn. Khi phân tích các trường hợp RLPL, tôi đã xem xét dưới góc độ khoa học tâm lý nói chung, tâm lý học lâm sàng nói riêng và tâm bệnh học để lý giải những nội dung chính cần nghiên cứu.

    6. 2. Phương pháp quan sát:

    Quan sát là một phương pháp nghiên cứu trong đó người quan sát sử dụng các quá trình tri giác để thu thập thông tin về khách thể nghiên cứu nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nhất định [25]. Quan sát ở đây chủ yếu là nét mặt, cử chỉ, lời nói, ứng xử, thái độ, khả năng nhận thức của đối tượng nghiên cứu. Quan sát phải được tiến hành nhiều lần, sau mỗi lần phải có ghi chép tỉ mỉ.

    6.3. Phương pháp phỏng vấn lâm sàng:

    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...