Thạc Sĩ Nghiên cứu một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/4/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    2 Mục đích nghiên cứu 2
    3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
    4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
    5 Những đóng góp mới của luận án 3
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
    1.1 Một số vấn đề lý luận về quản lý sử dụng đất 5
    1.1.1 Khái quát về đất đai 5
    1.1.2 Sử dụng đất 7
    1.1.3 Quản lý sử dụng đất 10
    1.1.4 Các yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất 14
    1.2 Quản lý và sử dụng đất của một số nước trên thế giới 24
    1.2.1 Quản lý sử dụng đất ở Hoa Kỳ 24
    1.2.2 Quản lý sử dụng đất ở Pháp 27
    1.2.3 Quản lý sử dụng đất ở Nhật Bản 29
    1.2.4 Quản lý sử dụng đất ở Trung Quốc 32
    1.2.5 Bài học kinh nghiệm về quản lý sử dụng đất đối với Việt Nam 33
    1.3 Quản lý sử dụng đất ở Việt Nam 35
    1.3.1 Quản lý sử dụng đất ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 -2010) 35
    1.3.2 Quản lý sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội 38
    1.4 Hướng tiếp cận nghiên cứu của đề tài 41 1.4.1 Hướng tiếp cận về lý luận 41
    1.4.2 Định hướng nghiên cứu của đề tài 42
    Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
    2.1 Nội dung nghiên cứu 46
    2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Sơn Tây 46
    2.1.2 Thực trạng quản lý sử dụng đất tại thị xã Sơn Tây 46
    2.1.3 Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây 46
    2.1.4 Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng đất trên
    địa bàn thị xã Sơn Tây 47
    2.2 Phương pháp nghiên cứu 47
    2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 47
    2.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn hộ điều tra 47
    2.2.3 Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp 48
    2.2.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 49
    2.2.5 Phương pháp phân tích số liệu 49
    2.2.6 Thang đo và các biến quan sát 49
    2.2.7 Phương pháp thống kê so sánh 51
    2.2.8 Phương pháp đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến quản lý sử
    dụng đất 52
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
    3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội thị xã Sơn Tây 54
    3.1.1 Điều kiện tự nhiên 54
    3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội thị xã Sơn Tây 59
    3.2 Thực trạng quản lý sử dụng đất tại thị xã Sơn Tây 62
    3.2.1 Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 62
    3.2.2 Công tác quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây 75
    3.2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý sử dụng đất tại thị xã Sơn Tây 104
    3.3 Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây 106
    3.3.1 Xác định yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa
    bàn thị xã Sơn Tây 106 3.3.2 Xác định yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất phi nông nghiệp
    trên địa bàn thị xã Sơn Tây 121
    3.4 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất trên địa bàn
    thị xã Sơn Tây 135
    3.4.1 Về công tác ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật 135
    3.4.2 Về công tác lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 136
    3.4.3 Công tác giao và quản lý việc thực hiện quyền sử dụng đất 137
    3.4.4 Về công tác định giá đất 139
    3.4.5 Về thông tin bất động sản 140
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 142
    1 Kết luận 142
    2 Đề nghị 145
    Danh mục công trình đã công bố có liên quan đến luận án 146
    Tài liệu tham khảo 147
    Phụ lục 155

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt,
    là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu
    dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng (Quốc Hội
    nước CHXHCN Việt Nam, 2013). Đất đai là thành quả lao động của nhiều thế hệ, là
    di sản của nhân loại. Đất đai là nhân tố ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội, kinh
    tế, văn hóa và chính trị của con người (Phương Ngọc Thạch, 2008; Nguyễn Văn
    Sửu, 2010). Ngày nay quản lý, sử dụng đất trên thế giới được quán triệt thực hiện
    theo quan điểm phát triển bền vững. Xóa bỏ nghèo khó, thay đổi các mẫu hình sản
    xuất và tiêu thụ, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế,
    xã hội là những mục đích có tính bao quát và là những yêu cầu thiết yếu để phát
    triển bền vững” (Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012).
    Lịch sử nhân loại đã chứng minh nền tảng cho sự sống và mọi hoạt động sản
    xuất của con người đều bắt nguồn từ đất đai. Khai thác và sử dụng đất đai được hình
    thành song song với quá trình tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Trong quá
    trình khai thác và sử dụng đất đã nảy sinh các mối quan hệ giữa đất đai với người sử
    dụng đất, giữa người sử dụng đất với nhau và giữa người sử dụng đất với người sở hữu
    đất. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người thì các mối quan hệ này trở nên đa
    dạng và phức tạp hơn. Ở nước ta hiện nay, cùng với sự phát triển là sự gia tăng về dân
    số, quá trình đô thị hoá đã dẫn đến nhu cầu sử dụng đất tăng lên, đặc biệt là ở các đô thị
    lớn. Chính sự phát triển đó đã làm cho giá trị của quyền sử dụng đất được nâng lên rất



    cao, giá trị đó được biểu hiện bằng giá trị sử dụng cũng như bằng hình thái tiền tệ. Mặt
    khác là những mâu thuẫn trong sử dụng đất, và sự buông lỏng quản lý sử dụng dẫn đến
    hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm đất, sử dụng đất không đúng mục đích, khiếu nại tố
    cáo liên quan đến quản lý, sử dụng đất ngày càng tăng.
    Quản lý sử dụng đất bền vững quan hệ đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá
    và môi trường, hiện tại và tương lai, hạn chế suy thoái đất và nước đến mức tối thiểu,
    giảm chi phí sản xuất bằng cách sử dụng thông minh các nguồn tài nguyên bên trong và áp dụng hệ thống quản lý phù hợp nhằm duy trì và nâng cao thu nhập, đồng thời bảo
    vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững hiện tại và
    tương lai (Luthuli, 2010). Trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang hướng tới mục tiêu
    quản lý sử dụng đất bền vững với việc triển khai thi hành Luật Đất đai gắn với Luật
    Bảo vệ Môi trường và Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.
    Thị xã Sơn Tây là đô thị loại III, nằm ở phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thị xã
    có tổng diện tích đất tự nhiên 113,5 km2 (bình quân 923,62 m2
    /người), mật độ dân sốbình quân 1083 người/km2
    . Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
    Sơn Tây có những cơ hội mới: là thành phố vệ tinh trong chiến lược phát triển vùng
    Tây Bắc Thủ đô Hà Nội; Sơn Tây có điều kiện thuận lợi để phát triển những thế mạnh
    vốn có về đất đai, lao động, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, làng nghề, vị
    trí chiến lược về quốc phòng an ninh. Tuy nhiên Sơn Tây cũng phải đối mặt với những
    thách thức của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa trong quá trình mở rộng thủ đô
    Hà Nội với những áp lực ngày càng gia tăng về nhu cầu đất đai cho phát triển công
    nghiệp, đô thị; việc tổ chức tái định cư và chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận lớn
    nông dân không còn đất sản xuất nông nghiệp. Từ trước đến nay, các nghiên cứu về
    quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Sơn Tây mới chỉ dừng lại ở những nghiên
    cứu riêng rẽ. Các nghiên cứu riêng rẽ đã dẫn đến việc mỗi ngành đều ban hành các
    chính sách của riêng mình nhằm nâng cao việc quản lý, sử dụng đất của ngành.
    Việc ban hành các chính sách riêng rẽ dẫn đến hiện tượng chồng chéo. Mặt khác,
    trong quá xây dựng chính sách, người dân chưa được tham gia đúng mức, dẫn đến
    trong quá trình thực hiện chính sách gặp rất nhiều khó khăn.
    Tất cả những thách thức trên đòi hỏi Sơn Tây phải có chiến lược quản lý sử
    dụng đất hợp lý để đảm bảo phát triển bền vững. Việc thực hiện nghiên cứu nhằm
    xác định một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất là rất cần thiết.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá thực trạng nhằm xác định các yếu tố tác động đến quản lý sử dụng
    đất thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
    - Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng đất đai đáp ứng
    yêu cầu phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thị xã Sơn Tây.
     
Đang tải...