Thạc Sĩ Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại Thanh Hóa

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 3/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên luận án: Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng của vô sinh do vòi tử cung đến phụ nữ tại Thanh Hóa
    Luận án tiến sỹ y học, chuyên ngành Y tế công cộng, mã số: 62.72.76.01
    Họ và tên: Nguyễn Thị Thảo
    Hướng dẫn khoa học: GS-TS Trần Thị Phương Mai; PGS-TS Bùi Thị Thu Hà
    Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội
    Một số đóng góp mới về phương pháp, thiết kế nghiên cứu về yếu tố nguy cơ gây vô sinh (VS) do vòi tử cung (VTC) và yếu tố ảnh hưởng đến phụ nữ bị VS do VTC:
    1. Sự kết hợp giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính tại cơ sở điều trị là cách tiếp cận theo hướng mới nhằm phát hiện mối liên quan giữa vô sinh do VTC (nghiên cứu định lượng) và ảnh hướng đến chất lượng cuộc sống của người phụ nữ bị VS (nghiên cứu định tính).
    2. Thiết kế nghiên cứu bệnh-chứng hoàn toàn phù hợp trong nghiên cứu yếu tố nguy cơ. Phương pháp ghép cặp phù hợp trong thiết kế này cùng với việc sử dụng phân tích hồi quy logistic đã giúp kiểm soát có hiệu quá các yếu tố gây nhiễu và tương tác.
    3. Nghiên cứu định tính thực hiện tại cơ sở y tế do bác sỹ điều trị trực tiếp phỏng vấn là phương pháp tốt để khai thác tối đa thông tin, xác định các gánh nặng người phụ nữ VS phải gánh chịu nhằm đưa ra những giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề về xã hội và y tế cộng cộng này.
    Một số kết quả về nghiên cứu yếu tố nguy cơ gây vô sinh (VS) do nguyên nhân vòi tử cung (VTC) và yếu tố ảnh hưởng đến phụ nữ bị VS do VTC
    1. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa vô sinh do VTC với tiền sử nạo phá thai, tiền sử viêm nhiễm sinh dục được phát hiện trong nghiên cứu này là bằng chứng thuyết phục cho các nhà hoạch định chính sách tiếp tục các hoạt động chăm sóc sức khỏe sinh sản tại cộng đồng.
    2. Kết quả nghiên cứu chỉ ra ảnh hưởng nặng nề của VS đối với chất lượng cuộc sống gia đình của những phụ nữ VS.Đồng thời, việc tăng cường tư vấn, sử dụng các liệu pháp tâm lý, hỗ trợ điều trị rất cần thiết cho những phụ nữ bị vô sinh nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.
    3. Kết quả nghiên cứu tại Thanh Hóa là bước khởi đầu có giá trị cho những nghiên cứu tiếp theo trên quy mô toàn quốc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...