Thạc Sĩ Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não từ 60 tuổi trở lên tại Viện Lão K

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 10/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
    NĂM 2011


    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    11
    1.1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý mạch máu não 11
    1.1.1. Hệ tuần hoàn phía trước (hệ động mạch cảnh trong) 15
    1.1.2. Hệ tuần hoàn phía sau (hệ động mạch đốt sống - thân nền) 18
    1.1.3. Các vòng nối động mạch 19
    1.1.4. Lưu lượng máu não 19
    1.2. Tai biến mạch máu não và phân loại các thể tai biến mạch máu não21
    1.2.1. Khái niệm tai biến mạch máu não: 21
    1.2.2. Phân loại các thể tai biến mạch máu não 21
    1.3. Chẩn đoán tai biến mạ ch máu não 24
    1.4. Các yếu tố nguy cơ của TBMMN 29
    1.4.1 Các yếu tố nguy cơ không biến đổi được 29
    1.4.2. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được 30
    1.5. Dịch tễ học tai biến mạch máu não 11
    1.5.1. Tình hình chung 11
    1.5.2. Sơ lược các nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tai biến mạch máu não 12

    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
    2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
    2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 39
    2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 39
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 39
    2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 39
    2.2.3. Quy trình nghiên cứu 40
    2.3. Xử lý số liệu 43
    2.4. Khía cạnh đạo đức 44

    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN C ỨU 45
    3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 45
    3.1.1.Sự phân bố hai thể lâm sàng chính 45
    3.1.2. Đặc điểm về giới tính và tuổi 46
    3.1.3. Thời gian từ khi khởi phát bệnh đến khi vào viện 49
    3.2. Các yếu tố nguy cơ của TBMMN 50
    3.3. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp theo thể lâm sàng 52
    3.3.1. Huyết áp 52
    3.3.3. Rối loạn chuyển hóa lipid máu 55
    3.3.4. Trọng lượng cơ thể 60
    3.3.5. Bệnh tim 61
    3.3.6. Xơ vữa động mạch cảnh và hẹp động mạch cảnh 61
    3.3.7. Hút thuốc lá 64
    3.3.8. Nghiện rượu 65
    3.3.9. Tăng nồng độ axít uric máu 65
    3.3.10. Cơn thiếu máu não thoáng qua 66
    3.3.11. Tai biến mạch não cũ 67
    3.3.12. Tiền sử gia đình mắc tai biến mạch máu não 67
    3.3.13. Nhiều yếu tố nguy cơ phối hợp 68

    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 70
    4.1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu 70
    4.1.1. T ỷ lệ phân bố của các thể TBMMN chính 70
    4.1.2. Đặc điểm về tuổi 71
    4.1.3. Đặc điểm về giới tính 72
    4.1.4. Thời gian từ khi khởi pháp đến khi vào đơn vị Y tế Chuyên khoa 73
    4.2. Một số yếu tố nguy cơ thường gặp liên quan đến TBMMN 74
    4.2.1. Tăng huyết áp 74
    4.2.2. Đái tháo đường 77
    4.2.3. Rối loạn chuyển hoá lipid 79
    4.2.4. Trọng lượng cơ thể 83
    4.2.5. Bệnh tim 85
    4.2.6. Xơ vữa động mạch và hẹp động mạch cảnh 86
    4.2.7. Hút thuốc lá 87
    4.2.8. Nghiện rượu 88
    4.2.9. Tăng nồng độ axít uric trong máu 90
    4.2.10. Cơn thiếu máu não thoáng qua 90
    4.2.11. Tiền sử tai biến mạch máu não cũ 91
    4.2.12. Yếu tố gia đình 92
    4.2.13. Các yếu tố nguy cơ phối hợp 93
    KẾT LUẬN 95
    KIẾN NGHỊ 97
    HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 98
    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Tai biến mạch máu não đã và đang là vấn đề thời sự, cấp bách của y học đối với mọi quốc gia. Tai biến mạch máu não còn gọi là đột quỵ: gồm nhồi máu não và chảy máu não. Đây là bệnh lý thường gặp, chiếm trên 50% các bệnh lý thần kinh và là một vấn đề sức khỏe cộng đồng chủ yếu trong cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Tỉ lệ mắc TBMMN khác nhau tùy thuộc từng quốc gia, từng dân tộc .Ở các nước phương Tây, số trường hợp đột quỵ não thay đổi trong khoảng 20-184 /100.000 dân. Ở Châu Á, tỷ lệ này rất cao, chiếm khoảng 287 đến 1642 /100.000 dân. TBMMN là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh tim mạch và ung thư. Việt Nam chưa có số liệu thống kê chình thức về tỷ lệ tử vong do đột quỵ trên toàn quốc, tuy nhiên theo một số thống kê của một số bệnh viện ở Hà Nội và thành phố Hồ Chì Minh, có khoảng 6,6% đến 18% bệnh nhân đột quỵ bị tử vong trong giai đoạn cấp của bệnh. Ngoài ra nhóm bệnh lý này để lại di chứng nặng nề làm suy giảm chất lượng cuộc sống, để lại gánh nặng cho gia đính và xã hội [16], [22], [25], [83], [91], [101]
    Xuất phát từ mức độ trầm trọng của TBMMN, trong những năm gần đây có nhiều công trính nghiên cứu về TBMMN ở cả hai miền và đặc biệt nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân TBMMN như: Lê Quang Cường [9],[10], Nguyễn Đức Hồng [24], Mai Nhật Quang [45], Bùi Thị Lan Vi [65] . Việc xác định các yếu tố nguy cơ quan trọng của TBMMN như: Tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, các bệnh tim mạch, cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua, đái tháo đường, nghiện rượu, nghiện thuốc lá vấn đề dự phòng các yếu tố nguy cơ của TBMMN là chình, là then chốt của mỗi cộng đồng và từng cá thể, nhằm hạn chế tần suất xảy ra TBMMN.
    Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định: tai biến mạch máu não là một trong những bệnh có khả năng dự phòng hiệu quả. Ảnh hưởng tương đối của từng yếu tố nguy cơ trên TBMMN đã được khẳng định qua các nghiên cứu dịch tễ tiền cứu được thực hiện đa trung tâm và nhiều nước trên thế giới [83],[86], [91] và cùng với những thử nghiệm lâm sàng có kiểm soát đã chứng minh tình hiệu quả của việc điều chỉnh yếu tố nguy cơ trong phòng ngừa TBMMN[22], [21],[28],[52], [93], [95].
    Tuy đã có nhiều công trính nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ của tai biến mạch máu não. Nhưng các số liệu thu được của các tác giả không hoàn toàn giống nhau, điều này do đối tượng nghiên cứu khác nhau. Để hiểu rõ hơn các yếu tố nguy cơ của TBMN ở người Việt Nam trên 60 tuổi và xác định yếu tố nguy cơ nào là quan trọng nhất đối với mỗi thể của TBMMN (xuất huyết não và nhồi máu não), từ đó có hướng dự phòng thìch hợp. Xuất phát từ điều đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân tai biến mạch máu não từ 60 tuổi trở lên tại Viện Lão Khoa Trung Ương.
     
Đang tải...