Tiến Sĩ Nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía Bắc

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2012
    Đề tài: Nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía Bắc
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Danh mục bảng
    Danh mục biểu đồ
    Danh mục hình/sơ đồ
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU . 4
    1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ UNG THƯ CỔ TỬ CUNG . 4
    1.1.1. Giải phẫu cổ tử cung 4
    1.1.2. Bệnh lý ung thư cổ tử cung 5
    1.2. TÌNH HÌNH MẮC UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 8
    1.2.1. Ung thư cổ tử cung trên thế giới 8
    1.2.2. Ung thư cổ tử cung ở Việt Nam 15
    1.3. CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG. 18
    1.3.1. Các yếu tố môi trường xã hội liên quan đến ung thư cổ tử cung . 18
    1.3.2. Một số yếu tố khác liên quan đến ung thư cổ tử cung 32
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU . 36
    2.1.1. Địa bàn nghiên cứu . 36
    2.1.2. Đối tượng nghiên cứu . 36
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu 37
    2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 38
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 38
    2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 38
    2.2.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán, kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 43
    2.2.4. Nội dung, biến số nghiên cứu và một số khái niệm được sử dụng 44
    2.2.5. Công cụ thu thập số liệu và tổ chức nghiên cứu . 47
    2.2.6. Các biện pháp khống chế sai số . 53
    2.2.7. Xử lý số liệu 54
    2.2.8. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu . 54
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 56
    3.1. THỰC TRẠNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 56
    3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học, y tế của phụ nữ ung thư cổ tử cung . 57
    3.1.2. Phân loại và tỷ lệ hiện mắc ung thư cổ tử cung . 61
    3.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI UNG THƯ CỔ TỬ CUNG . 63
    3.2.1. Liên quan giữa một số yếu tố nhân khẩu học với ung thư cổ tử cung 63
    3.2.2. Liên quan giữa việc hút thuốc với ung thư cổ tử cung 65
    3.2.3. Liên quan giữa đặc điểm sinh sản với ung thư cổ tử cung . 69
    3.2.4. Liên quan giữa tình trạng còn kinh / đã mãn kinh, một số bệnh
    mắc phải với ung thư cổ tử cung 72
    3.2.5. Liên quan giữa nạo hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai với
    ung thư cổ tử cung 77
    3.2.6. Liên quan giữa một số yếu tố khác với ung thư cổ tử cung . 80
    3.2.7. Phân tích hồi quy logistic yếu tố liên quan 81
    CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN 84
    4.1. THỰC TRẠNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 84
    4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học, y tế của phụ nữ ung thư cổ tử cung . 84
    4.1.2. Phân loại và tỷ lệ hiện mắc ung thư cổ tử cung . 89
    4.2. YẾU TỐ LIÊN QUAN TỚI UNG THƯ CỔ TỬ CUNG . 92
    4.2.1. Liên quan giữa một số yếu nhân khẩu học với ung thư cổ tử cung 93
    4.2.2. Liên quan giữa việc hút thuốc với ung thư cổ tử cung 94
    4.2.3. Liên quan giữa đặc điểm sinh sản với ung thư cổ tử cung . 98
    4.2.4. Liên quan giữa tình trạng còn kinh / đã mãn kinh, một số bệnh
    mắc phải với ung thư cổ tử cung 103
    4.2.5. Liên quan giữa nạo hút thai, sử dụng các biện pháp tránh thai với
    ung thư cổ tử cung 106
    4.2.6. Liên quan giữa một số yếu tố khác với ung thư cổ tử cung . 110
    4.2.7. Phân tích hồi quy logistic yếu tố liên quan 111
    4.3. PHẠM VI VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 112
    KẾT LUẬN 114
    KIẾN NGHỊ . 116
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong mô hình bệnh tật của thế kỷ 21, các bệnh không nhiễm trùng, trong đó có bệnh ung thư, là nhóm bệnh chủ yếu đe dọa sức khỏe con người. Bệnh ung thư đã và đang tạo ra gánh nặng về bệnh tật trong cộng đồng. Ung thư là nguyên nhân của 12% trong số 56 triệu trường hợp tử vong hàng năm trên thế giới do tất cả các nguyên nhân khác nhau [89]. Tại Việt Nam, ước tính hàng năm có khoảng 100.000-150.000 trường hợp mắc mới ung thư và có khoảng 70.000 người chết vì căn bệnh này [13].
    Ung thư cổ tử cung là loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao ở nữ giới sau ung thư vú, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [28]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có khoảng 500.000 trường hợp ung thư cổ tử cung mới được phát hiện và gây tử vong cho khoảng 233.000 người. Đó là một thách thức trong công tác chăm sóc sức khỏe tại các cơ sở y tế cũng như tại cộng đồng [137]. Tỷ lệ tử vong của ung thư cổ tử cung ở các nước đang phát triển hiện đứng hàng thứ 6 sau các loại ung thư khác. Mặc dù, ở các nước này có xu hướng giảm mạnh cả tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong trong những năm qua nhưng ung thư cổ tử cung hiện vẫn là một trong những loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ các nước đang phát triển [28].
    Ở Việt Nam, phụ nữ hiện vẫn là lực lượng rất quan trọng trong cơ cấu lực lượng lao động, nhất là trong lao động nông nghiệp, chăn nuôi trồng trọt, dệt, thủ công nghiệp [46] Đa số điều kiện lao động các ngành nghề này chịu nhiều tác động bất lợi và là ngành nghề lao động nặng nhọc. Bên cạnh đó phải kể đến việc có một tỷ lệ lớn phụ nữ hiện sử dụng các biện pháp kế hoạch hoá gia đình như đặt vòng tránh thai, dùng thuốc tránh thai, triệt sản bằng thắt vòi trứng và bằng đặt thuốc Quinacrine vào trong buồng tử cung [21].
    Chính vì thế, một trong những vấn đề liên quan tới ung thư cổ tử cung đang được quan tâm nhiều hiện nay là liệu các yếu tố môi trường xã hội có tác động lên sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam. Tới năm 2001, thời điểm trước khi thực hiện đề tài luận án, vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích mô hình ung thư cổ tử cung ở phụ nữ Việt Nam và các yếu tố liên quan trong đó có việc triệt sản bằng Quinacrine. Mới chỉ có một số ít nghiên cứu tập trung vào việc ghi nhận ung thư cổ tử cung tại các bệnh viện, hay tiến hành nghiên cứu sàng lọc tiền ung thư cổ tử cung ở cộng đồng trong địa bàn còn hẹp.
    Do vậy, cần có những nghiên cứu về bệnh ung thư phụ khoa nói chung, đặc biệt là ung thư cổ tử cung nói riêng, và những yếu tố liên quan đến nó nhằm tìm ra các giải pháp khả thi có thể hạn chế các yếu tố nguy cơ gây ung thư, phát hiện sớm và điều trị kịp thời để kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Để góp phần có được cơ sở khoa học giải quyết những vấn đề nêu trên, tác giả luận án tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại một số tỉnh phía Bắc”.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài được mong đợi giúp ngành Y tế có được các phát hiện mới về mối liên quan với ung thư cổ tử cung của một số yếu tố trước đây chưa được nghiên cứu hoặc nghiên cứu chưa đầy đủ ở Việt Nam. Địa bàn nghiên cứu gồm 12 tỉnh là một yếu tố đảm bảo các phát hiện của đề tài có tính đại diện vùng miền cao, là cơ sở khoa học góp phần cho các nhà hoạch định các chính sách xây dựng các giải pháp can thiệp phù hợp, nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân nói chung, phụ nữ nói riêng ở nước ta.
    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Mô tả thực trạng ung thư cổ tử cung tại 12 tỉnh phía Bắc Việt Nam, 2001-2006.
    2. Xác định một số yếu tố môi trường xã hội liên quan tới ung thư cổ tử cung tại địa bàn nghiên cứu.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Tiếng Việt
    1. Phạm Hoàng Anh (2001), Dịch tễ học bệnh ung thư, nguyên nhân và dự phòng. Tài liệu lớp tập huấn ghi nhận ung thư, Bộ Y Tế-WHO, tr. 1-14.
    2. Bộ Y tế (2004), Niên giám thống kê y tế 2003. Hà Nội, tr. 174.
    3. Bộ Y tế (2006), Khoa học hành vi và sức khỏe, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
    4. Bộ Y tế (2009), Báo cáo sơ kết 1 năm hoạt động phòng chống ung thư và kế hoạch 2009-2010. Hà Nội.
    5. Bộ Y tế (2010), Niên giám Thống kê Y tế 2009. Hà Nội.
    6. Chương trình ng dụng Kỹ thuật Y tế (PATH) (2007), Phòng tránh ung thư cổ tử cung: các cơ hội chưa từng có để nâng cao sức khỏe phụ nữ. ­Outlook (Bản tiếng Việt), 23 (1).
    7. Trung tâm Ung bướu TP. Hồ Chí Minh (2002), Báo cáo kết quả thí điểm phòng chống ung thư cổ tử cung giai đoạn 1998-2000.
    8. Lê Huy Chính (2007), “Human palliomavirus”, Tạp chí Y học Việt Nam, tr.105-108.
    9. Dương Thị Cương (2006 ), Soi cổ tử cung phát hiện sớm ung thư, Nhà xuất bản y học, tr. 14-15.
    10. Bùi Diệu (2007), Nghiên cứu đánh giá phương pháp điều trị tia xạ tiền phẫu trong ung thư cổ tử cung giai đoạn IA đến IIA bằng kỹ thuật nạp nguồn sau, Luận án thạc sỹ y học-Trường Đại học Y Hà Nội.
    11. Bùi Diệu (2010), "Đặc điểm lâm sàng và tế bào học của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn IB-IIA được điều trị tại Bệnh viện K", Nghiên cứu Y học, tr. 49-55.
    12. Nguyễn Thị Kim Dung, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2008), "Tiếp cận phòng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng đồng", Y học thực hành, tr. 141-144.
    13. Hội phòng chống ung thư Việt Nam (2005), Đặc san ung thư học, Quý I – 2005. Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật.
    14. Nguyễn Bá Đức (2005), "Phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư", Đặc san ung thư học, Quý IV, 2005, tr. 5.
    15. Nguyễn Bá Đức, Ngô Thu Thoa, Phạm Hoàng Anh và cs. (1999), "Kết quả bước đầu của nghiên cứu các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung tại một vùng nông thôn Hà Nội", Tạp chí Thông tin Y dược, Số đặc biệt Chuyên đề ung thư (11/1999).
    16. Nguyễn Bá Đức, Ngô Thu Thoa, Hồ Thị Minh Nghĩa và cs. (1999), "Nghiên cứu các biện pháp cơ bản phòng ngừa và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung trong cộng đồng", Tạp chí thông tin y dược, Số đặc biệt chuyên đề ung thư tháng 11/1999, tr. 23-27.
    17. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Văn Vy, Nguyễn Lam Hòa và cs. (2005), "Kết quả bước đầu của ghi nhận ung thư quần thể tại Hải Phòng giai đoạn 2001-2003", Đặc san Ung thư học, Quý I, 2005, tr.17-21.
    18. Nguyễn Bá Đức (2007), "Tổng quan về ung thư cổ tử cung", Tạp chí Y học Việt Nam, tập 330, Số đặc biệt (1/2007), tr.98-104.
    19. Nguyễn Bá Đức, Nguyễn Thị Hoài Nga (2007), Dịch tễ học bệnh ung thư, Chẩn đoán và điều trị ung thư. Nhà xuất bản Y học, tr. 11-12.
    20. Hiệp hội quốc tế phòng chống ung thư (1993), Ung thư học lâm sàng. Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr. 151-181.
    21. Đỗ Trọng Hiếu, Trần Thị Lương và cs. (2003), “Tính chấp nhận, hiệu quả và an toàn của triệt sản không phải mổ bằng Quinacrine, thắt vòi trứng và cắt ống dẫn tinh trong 5 tỉnh ở đồng bằng sông Hồng, Việt Nam, Một nghiên cứu theo dõi 15.190 ca”, Tạp chí Sản phụ khoa quốc tế 83-Số phụ 2 (2003). Nhà xuất bản y học, tr. 90-99.
    22. Vũ Hô và cs. (2007), "Nhận xét đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị 97 ca ung thư cổ tử cung giai đoạn I[SUB]A-[/SUB]II[SUB]A[/SUB] tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ 1997-2007", Tạp chí y học thực hành, tr. 50-52.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...