Tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của màng gói thực phẩm được chế tạo từ tinh

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài : Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của màng gói thực phẩm được chế tạo từ tinh bột sắn có bổ sung polyethylene glycol
    TÓM TẮT
    Tinh bột sắn là polysaccharides (polyme tự nhiên), có khả năng tạo màng mỏng do chính nó và cả khi phối trộn với các phụ liệu tạo màng khác, đồng thời có khả năng tự phân hủy nhanh trong môi trường tự nhiên. Để nâng cao khả năng chịu lực và độ dẻo cho màng mỏng từ tinh bột sắn có bổ sung polyethylene glycol (PEG), cần nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình tạo màng. Bằng phương pháp quy hoạch thực nghiệm yếu tố toàn phần TĐY 2n, chúng tôi đã nghiên cứu được ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ (nồng độ tinh bột sắn, nồng độ PEG và thời gian hồ hóa) đến độ bền đứt của màng. Độ bền đứt là tiêu chuẩn quan trọng đáp ứng yêu cầu cho việc ứng dụng bao gói thực phẩm của màng mỏng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi nồng độ huyền phù tinh bột sắn: 10,9%, nồng độ PEG: 0,35% và thời gian hồ hóa là 16 phút 30 giây thì khả năng chịu lực của màng là tốt nhất: 1,218 N/cm2.
    Từ kết quả đạt được có thể xem xét khả năng ứng dụng của màng trong kỹ thuật bao gói thực phẩm để có thể thay thế vật liệu PE nhằm giải quyết những khó khăn trong xử lý môi trường hiện nay.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...