Luận Văn Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
    NĂM - 2013

    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoanI
    Lời cảm ơnII
    Mục lụcIII
    Danh mục các từ viết tắtVI
    Danh mục các bảng .
    Danh mục các hìnhIX

    MỞ ĐẦU1
    1. Đặt vấn đề1
    2. Mục đích nghiên cứu2
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài2
    4. Những đóng góp mới của luận án về học thuật và lý luận 3

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC
    1.1. Buồng trứng5
    1.2. Tế bào trứng7
    1.2.1. Sự hình thành tế bào mầm nguyên thủy 7
    1.2.2. Sự phát triển của tế bào mầm nguyên thủy thành túi noãn 8
    1.2.3. Sự phát triển của túi noãn thành tế bào trứng9
    1.3. Nang trứng10
    1.3.1. Sự hình thành nang trứng nguyên thủy10
    1.3.2. Sự phát triển của nang trứng
    11 1.3.3. Chức năng của nang trứng 14
    1.3.4. Sự hình thành sóng nang 15
    1.4. Hormone 16
    1.4.1. Cơ chế điều khiển của hormone đến sự phát triển nang trứng 16
    1.4.2. Vai trò của FSH 17
    1.5. Thu tế bào trứng
    1.5.1. Thu tế bào trứng từ buồng trứng lò mổ .
    1.5.2. Thu tế bào trứng từ bò sống
    20 1.5.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến số lượng số lượng, chất lượng tế bào trứng và kết quả tạo phôi in vitro khi siêu âm hút tế bào trứng
    1.6. Nuôi tế bào trứng in vitro
    1.6.1. Nuôi thành thục tế bào trứng in vitro
    1.6.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nuôi thành thục tế bào trứng
    1.7. Tạo phôi in vitro
    1.7.1. Thụ tinh in vitro
    1.7.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thụ tinh của tế bào trứng46
    1.8. Nuôi phôi in vitro48
    1.8.1. Môi trường nuôi phôi 48
    1.8.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của phôi
    50 1.9. Ảnh hưởng của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng đến kết quả nuôi thành thục, thụ tinh và tạo phôi in vitro .53

    CHƯƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    2.1.Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu56
    2.1.1.Vật liệu
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu
    2.1.3.Phương pháp nghiên cứu
    2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

    CHƯƠNG 3. KÊT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
    3.1. Ảnh hưởng của áp lực hút .
    3.2. Ảnh hưởng của tần suất siêu âm hút tế bào trứng
    3.3. Ảnh hưởng của kích thước nang trứng
    3.4. Ảnh hưởng của pha nang trứng phát triển và pha nang trứng trội
    3.5. Ảnh hưởng của liều lượng FSH
    3.6. Ảnh hưởng của giống bò .
    3.7. Ảnh hưởng của tuổi bò cho tế bào trứng .
    3.8. Ảnh hưởng của mùa vụ
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .
    120
    CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 123
    TIẾNG VIỆT
    TIẾNG ANH
    PHỤ LỤC

    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Tạo ra đàn bò sữa có năng suất cao, chất lượng sữa tốt, thích nghi với điều kiện khí hậu nước ta, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sữa trong nước và giảm lượng sữa nhập khẩu đang là nhu cầu cấp thiết. Do vậy, công nghệ cấy truyền phôi đang được các nhà khoa học nước ta quan tâm nghiên cứu để nâng cao được cường độ chọn lọc, đẩy nhanh được tiến độ di truyền, khai thác được tối đa tiềm năng sinh sản của bò cái có giá trị di truyền cao (theo Erickson, 1966a) buồng trứng bò trưởng thành có khoảng 70.000 nang trứng nguyên thủy có thể phát triển, thụ tinh và tạo phôi trong ống nghiệm), rút ngắn được khoảng cách thế hệ, tăng khả năng thích nghi của đời con sinh ra. Năm 1986, con bê đầu tiên ở nước ta đã ra đời từ công nghệ cấy truyền phôi. Tiếp theo sự thành công đó, bê thụ tinh trong ống nghiệm, cắt phôi, xác định giới tính cũng lần lượt được sinh ra. Song khả năng ứng dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất vẫn còn nhiều hạn chế. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng một trong những nguyên nhân chính là do giá thành phôi in vivo còn cao, do sử dụng hormone ngoại nhập để gây rụng trứng nhiều. Phôi in vitro có giá thành thấp, song chất lượng chưa cao, do sử dụng tế bào trứng được thu từ buồng trứng lò mổ để tạo phôi trong ống nghiệm. Vì vậy muốn giải quyết được điều đó chúng ta cần làm chủ được nguồn cung cấp tế bào trứng có chất lượng tốt để tạo phôi trong ống nghiệm. Năm 2005, kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng trên bò sống để tạo phôi trong ống nghiệm bắt đầu được nghiên cứu tại Viện Chăn nuôi, mở ra một bước ngoặt và triển vọng mới trong việc ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi vào thực tế sản xuất. Kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng trên bò sống cho phép thu được rất nhiều tế bào trứng từ bê, bò có độ tuổi khác nhau, bò cạn sữa, bò đang vắt sữa, bò chậm sinh và thậm chí bò đang mang thai tháng thứ thứ 4, với tần suất lên đến 2 lần/tuần và thậm chí 2 - 3 ngày một lần (Galli và cs., 2003). Do vậy số phôi thu được lên đến 200 phôi/bò/năm và 100 bê sinh được sinh ra khi số phôi này được cấy chuyển cho bò nhận phôi (Merton và cs., 2003), cao hơn nhiều so với kỹ thuật gây rụng trứng nhiều (50 phôi/bò/năm, số bê sinh ra khi cấy là 30 bê). Ngoài các tiềm năng đó kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng thành công cũng góp phần nâng cao hiệu quả và khả năng ứng dụng của các công nghệ như: cloning, chuyển gen, vi tiêm, bảo tồn nguồn gen dưới dạng tế bào trứng,
    Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến số lượng nang trứng được hút, số lượng, chất lượng tế bào trứng, phôi dâu và phôi nang thu được khi tiến hành siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm như: Giống, tuổi, mùa vụ, tần suất hút, các giai đoạn phát triển của đợt sóng nang, áp lực hút, kích thước nang trứng và rất nhiều yếu tố khác. Chính vì lẽ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm"
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Đánh giá được sự ảnh hưởng các yếu tố đến hiệu quả của kỹ thuật siêu âm hút tế bào trứng bò để tạo phôi trong ống nghiệm.
    - Xác định được các yếu tố phù hợp, tăng số lượng nang trứng được hút, số lượng tế bào trứng thu được, hợp tử phân chia, phôi dâu và phôi nang thu được.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Đây là một kỹ thuật mới, lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng ở nước ta vào năm 2005. Là kỹ thuật có giá trị kinh tế cao, mở ra một triển vọng mới trong việc sản xuất và thương mại hóa phôi trong ống nghiệm.
    - Nâng cao được chất lượng, số lượng tế bào trứng, từ đó tăng số lượng, chất lượng phôi dâu và phôi nang. Hạ được giá thành của phôi, tăng khả năng
    ứng dụng vào thực tế sản xuất ở nước ta.
    - Cho phép thu tế bào trứng liên tục 2 lần/tuần ở bê, bò trưởng thành, bò chậm sinh và thậm chí bò mang thai trong 3 tháng đầu mà không cần sử dụng hormone để kích thích.
    - Siêu âm hút tế bào trứng không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa. Bò cho tế bào trứng sẽ động dục và sinh sản bình thường sau khi ngừng siêu âm hút tế bào trứng 7 – 10 ngày.
    - Cho phép tạo ra nhiều phôi và bê trên một cá thể bò mẹ có giá trị di truyền cao.
    - Cung cấp tế bào trứng có chất lượng cho các nghiên cứu cơ bản như: Đông lạnh tế bào trứng, xác định giới tính, cloning, chuyển gen, bảo tồn quỹ gen dưới dạng tế bào trứng.
    - Chủ động được thời gian và số lượng tế bào trứng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...