Nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của giáo dục người lớn

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung về đề tài

    Mã số: B2009-37-75
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Thái Thị Xuân Đào
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Mai Hà
    PGS. TSKH. Thái Duy Tuyên
    TS. Vũ Thị Sơn
    ThS. Lê Thị Tuyết Mai
    Thời gian bắt đầu / kết thúc: Tháng 07 năm 2009 / tháng 07 năm 2011

    2. Tính cấp thiết của đề tài

    Giáo dục người lớn (GDNL) đã có từ rất sớm. Song GDNL mới được quan tâm từ năm 1949 và khoa học về GDNL mới được phát triển từ cuối những năm 60 của thế kỉ XX do Malcolm Knowles (1913-1997), nhà giáo dục học người lớn của Mĩ. Từ đó đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về người lớn, động cơ học tập của người lớn, quá trình học tập của người lớn, phương pháp dạy học người lớn .

    Ở Việt Nam đã có một số tài liệu, công trình đúc kết thành kinh nghiệm về GDNL để tuyên truyền, phổ biến, tập huấn đội ngũ cán bộ, GV xóa mù chữ, bổ túc văn hóa của một sộ bộ ngành và của một số tác giả. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một nghiên cứu nào tổng hợp, khái quát thành hệ thống về lí luận GDNL và vì vậy, cần thiết và cấp bách phải tiến hành đề tài nghiên cứu khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản của giáo dục học người lớn để có thể phát triển thành chuyên khảo hoặc giáo trình về giáo dục học người lớn để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên tham gia GDNL.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản của giáo dục học người lớn chuẩn bị cho việc hình thành chuyên ngành giáo dục học người lớn ở Việt Nam.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Đề tài thực hiện nghiên cứu các nội dung sau: 1/ Nghiên cứu tổng quan giáo dục học người lớn thế giới; 2/ Nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục người lớn ở Việt Nam; 3/ Nghiên cứu khái quát một số vấn đề lí luận cơ bản của giáo dục học người lớn.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Đây là một chuyên ngành khoa học giáo dục mới không chỉ ở Việt nam, mà cả trên thế giới. Nhiều vấn đề lí luận GDNL còn chưa được nhận thức, chưa được mô tả, giải thích hoặc chưa được nhận thức đầy đủ hoặc còn đang trong quá trình nghiên cứu. Trong khuôn khổ hạn hẹp về thời gian, về tài liệu tham khảo, về lực lượng nghiên cứu, đề tài chỉ có tính khai phá, nghiên cứu tổng quan một số vấn đề lí luận cơ bản của giáo dục học người lớn trên cơ sở những tài liệu có thể thu thập được ở trong và ngoài nước.

    Một số vấn đề lí luận cơ bản của giáo dục học người lớn trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ bảo gồm các vấn đề sau đây: 1/ Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và các khái niệm, phạm trù của giáo dục học người lớn; 2/ Đặc điểm của học viên người lớn; Mục đíc, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức GDNL .

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lí luận; 2/ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm; 3/ Phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 Phần

    Phần 1. Tổng quan giáo dục học người lớn thế giới
    1.1. Giáo dục người lớn – xu thế phát triển tất yếu
    1.2. Sự ra đời và phát triển của giáo dục học người lớn
    1.3. Giáo dục học người lớn của Malcolm Knowles

    Phần 2. Kinh nghiệm giáo dục người lớn ở Việt Nam
    2.1. Giáo dục bình dân trước Cách mạng tháng 8
    2.2. Giáo dục người lớn thời kì Bình dân học vụ, Bổ túc văn hóa
    2.3. Giáo dục người lớn từ 1990 đến nay

    Phần 3. Một số vấn đề lí luận cơ bản của giáo dục học người lớn
    3.1. Giáo dục học người lớn-Chuyên ngành khoa học giáo dục mới
    3.2. Quá trình giáo dục người lớn - Một số thành tố cơ bản

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Đề tài đã tổng quan giáo dục học người lớn thế giới, cụ thể: 1/ GDNL- xu thế phát triển tất yếu; 2/ Sự ra đời và phát triển của giáo dục học người lớn; 3/ Tư tưởng giáo dục học người lớn của Malcolm Knowles- người có công khởi xướng chuyên ngành giáo dục học người lớn.

    Đề tài cũng tổng quan GDNL ở Việt Nam qua từng thời kì: 1/ Trước Cách mạng tháng 8; 2/ Thời kì bình dân học vụ, bổ túc văn hóa, giáo dục thường xuyên. Đồng thời, đề tài cũng tổng kết kinh nghiệm GDNL được đúc kết trong các sách, báo, tài liệu GDNL của các ban , ngành đoàn thể, của một số công trình và tác giả từ 1990 trở lại đây.

    Cuối cùng, đề tài tổng kết một số vấn đề lí luận cơ bản của giáo dục học người lớn, bao gồm 2 phần chính: 1/ Giáo dục học người lớn – chuyên ngành khoa học giáo dục mới – thể hiện qua 3 dấu hiệu đặc trưng cho một khoa học (đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và hệ thống các khái niệm, phạm trù cơ bản); 2/ Quá trình giáo dục người lớn- một thành tố cơ bản.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Giáo dục học người lớn là một chuyên ngành khoa học giáo dục mới phát triển không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở trên thế giới và có vai trò ngày càng quan trọng, tuy nhiên còn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. kết quả nghiên cứu của đề tài mới chỉ là bước đầu, có tính chất khai phá. Đề nghị Bộ cần ưu tiên các đề tài nghiên cứu tiếp theo về chuyên ngành KHGD mới này, tiếp tục nghiên cứu làm rõ cấu trúc khoa học GDNL, tiếp tục đi sâu nghiên cứu lí luận dạy học người lớn và nghiên cứu làm rõ đặc thù giáo dục cho người lớn ở Việt Nam do đặc điểm địa lí, lịch sử, truyền thống, văn hóa của người Á Đông.

    Kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài đề nghị cho phép được biên soạn thành chuyên khảo để phổ biến rọng rãi đến các nhà quản lí giáo dục, các giáo viên của các cơ sở GDTX, các Bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể tham gia GDTX và biên soạn thành giáo trình/tài liệu về giáo dục học người lớn với tư cách là một môn học/phân môn mới để giảng dạy trong các trường sư phạm hoặc biên soạn Tài liệu tập huấn nhằm nâng cao đội ngũ cán bộ, GV tham gia GDNL hiện hành.

    Để nâng cao chất lượng GDNL, đội ngũ GV tham gia GDNL cần được đào tạo trong các trường sư phạm. Trước mắt, giáo dục học người lớn cần trở thành một chuyên đề/môn học tự chọn hoặc bắt buộc trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm. về lâu dài, cần thành lập khoa GDNL ở các trường sư phạm như các nước đã làm.

    Đối với đội ngũ GV hiện hành cần được tập huấn bồi dưỡng về phương pháp GDNL. Về lâu dài GV tham gia GDNL cần phải có chứng chỉ đã tham gia lớp/khóa bồi dưỡng về giáo dục học người lớn.

    Từ khóa: 1/ Giáo dục học; 2/ Giáo dục người lớn.

    Chi tiết xin liên hệ: Phòng Thư viện, số điện thoại: 04-39423754 hoặc theo địa chỉ thư điện tử: [email protected] 

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...