Luận Văn Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩ

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. CHẾ ĐÌNH LÝ


    2
    SVTH: TRẦN THỊ HẢI MINH
    MỤC LỤC

    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC BẢNG vi
    DANH MỤC HÌNH VẼ – ĐỒ THỊ vii
    DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
    2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: 2
    3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN: 3
    4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: 3
    5.PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 4
    6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: 4
    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
    7.1. Phương pháp tiếp cận quá trình 5
    7.2. Phương pháp khảo sát – điều tra 5
    7.3. Phương pháp phân tích - so sánh 5
    7.4. Phương pháp thống kê mô tả 6
    7.5. Phương pháp chuyên gia 7
    Chương 1: 7
    GIỚI THIỆU HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 7
    1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG (HTQLMT) 7
    1.1.1 Khái niệm hệ hống quản lý môi trường 7
    1.1.2. Mục tiêu của HTQLMT 8
    1.1.3. Nguyên tắc của HTQLMT 9
    1.2.GIỚI THIỆU VỀ BỘ TIÊU CHUẨN ISO 14000 10
    1.2.1. Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO 10
    1.2.2. Sự ra đời của ISO 14000 11
    1.2.3. Tình hình xây dựng ISO 14000 13
    1.2.4. Quy trình xây dựng tiêu chuẩn 13
    1.2.5. Nội dung cơ bản bộ tiêu chuẩn ISO 14000 14
    1.3. GIỚI THIỆU TIÊU CHUẨN ISO 14001 17
    1.3.1. Phiên bản mới ISO 14001:2004 _ những thay đổi chính 18
    1.3.2. Tính tương thích của tiêu chuẩn ISO 14001:2004 với các hệ thống quản lý khác 19
    1.4. KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI KHI ÁP DỤNG ISO 14001 20
    1.4.1. Khó khăn 21
    1.4.2. Thuận lợi 28
    1.5.TÌNH HÌNH ÁP DỤNG ISO 14000 29
    1.5.1. Trên thế giới 29
    1.5.2. Tình hình áp dụng tại Việt Nam 30
    Chương 2: 31
    THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 31
    2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 31
    2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cảng Sài Gòn 31
    2.1.2 Sự hình thành và phát triển công ty xếp dỡ Khánh Hội 34
    2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của công ty xếp dỡ Khánh Hội 35
    2.1.4. Cơ cấu tổ chức – quản lý 36
    2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty 38
    2.2. CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG_ AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY 41
    2.2.1. Tổng quan môi trường công ty xếp dỡ Khánh Hội 41
    2.2.2.Công tác bảo vệ môi trường tại công ty xếp dỡ Khánh Hội 43
    2.3. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO HOẠT ĐỘNG CỦA CẢNG 48
    2.3.1. Tác động đến môi trường không khí 48
    2.3.2. Tác động tới môi trường nước 48
    2.3.3. Tác động do sự cố tràn dầu 49
    2.3.4. Nạo vét duy trì độ sâu của luồng và vùng nước trước cảng 49
    2.4. KINH NGHIỆM CỦA CẢNG VANCOUVER, CẢNG BIỂN CÓ MÔI TRƯỜNG TRONG SẠCH 51
    Chương 3: 54
    XEM XÉT MÔI TRƯỜNG BAN ĐẦU ĐỐI VỚI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 54
    3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 54
    3.1.1. Ô nhiễm tiếng ồn, không khí 54
    3.1.2. Ô nhiễm nước thải, chất thải rắn 57
    3.1.3. Ô nhiễm do các sự cố về môi trường 60
    3.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 : 1996 60
    3.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO VỀ NGUỒN LỰC ĐỂ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG THEO TC ISO 14001 TẠI CÔNG TY: 67
    3.4.2 Khả năng về nhân sự : 67
    3.4.3. Cam kết lãnh đạo 68
    3.5. DANH MỤC CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 69
    3.5.1. Qui trình xác định khía cạnh môi trường 69
    3.5.2. Đánh giá mức độ tác động môi trường 70
    Chương 4: 72
    ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG VÀ LẬP KẾ HỌACH XÂY DỰNG HTQLMT TẠI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI 72
    4.1 XÁC ĐỊNH CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CÓ Ý NGHĨA: 72
    4.2 YÊU CẦU LUẬT PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TY XẾP DỠ KHÁNH HỘI: 76
    4.3.CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG: 78
    4.4. THÀNH LẬP NHÓM CHUYÊN TRÁCH ISO: 79
    4.5. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH BVMT: 79
    4.5.1. Mục tiêu và chỉ tiêu cho HTQLMT 79
    4.5.2. Các chương trình môi trường 80
    4.5.2.1.Chương trình kiểm soát và tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng 83
    4.5.2.2 Chương trình kiểm soát chất lượng môi trường: nước thải, không khí, tiếng ồn 84
    4.5.2.3. Chương trình kiểm soát chất thải rắn và vệ sinh môi trường 85
    4.5.2.4. Chương trình đáp ứng tình trạng khẩn cấp 87
    4.6. ĐỀ NGHỊ CƠ CẤU PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM: 88
    4.6.1. Đề xuất sơ đồ quản lý môi trường khu vực Cảng Khánh Hội 89
    4.6.2. Cơ cấu trách nhiệm và quyền hạn 89
    4.7. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH QUAN TRẮC - ĐO ĐẠC - GIÁM SÁT: 93
    4.8. ĐỀ XUẤT CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NÂNG CAO NHẬN THỨC 93
    4.9. ĐỀ XUẤT ĐÁNH GÍA XEM XÉT CẢI TIẾN HỆ THỐNG 97
    4.10. ĐỀ NGHỊ KẾ HỌACH ỨNG PHÓ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP 99
    KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 101
    1. KẾT LUẬN: 101
    2. KIẾN NGHỊ 102
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

    PHỤ LỤC





    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. ĐẶT VẤN ĐỀ:

    Việt Nam có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài trên 3200 km và hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ, tạo thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển và vùng bờ, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi những nổ lực rất lớn trong quản llí và bảo vệ môi trường biển. Hàng lọat những vấn đề môi trường ven biển nói chung và môi trường nước nói riêng đang là những thách thức đối với sự phát triển của đất nước. Trong đó các hoạt động hàng hải, đóng tàu đã góp phần gây nên ô nhiễm.
    Phần lớn các nhà máy đóng tàu lớn đều nằm dọc ven biển miền Bắc, Trung, Nam. Bên cạnh đó còn có các công trình phục vụ công nghiệp đóng tàu như nhà máy nhiệt điện, nhà máy cán nóng thép tấm, công trình xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu (hệ thống cầu tàu, kho chứa dầu FO, bãi chứa vật liệu). Tất cả hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu đã góp phần tạo thêm ô nhiễm môi trường vùng biển và ven bờ
    Ô nhiễm của hoạt động hàng hải và công nghiệp đóng tàu gây ra chủ yếu là ô nhiễm nguồn nước do dầu và ô nhiễm trầm tích do lắng đọng các kim lọai nặng, gây hủy diệt các loại cá, tôm thủy sinh và sinh vật đáy, nghiêm trọng hơn là khi lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l sẽ không dùng làm nguồn nước cấp sinh hoạt được.
    Bảo vệ môi trường biển đến nay đã trở thành vấn đề sống còn và bức thiết, nhất là đối với những quốc gia có bờ biển dài. Ô nhiễm môi trường biển là một vấn đề lớn gây hậu quả nghiêm trọng, việc ngăn ngừa giảm thiểu tác động này đang là vấn đề được đặt ra nhằm nâng cao chất lượng sống cho cư dân vùng duyên hải, đồng thời làm cho các nhà đầu tư có cái nhìn đúng đắn về vấn đề này. Cải thiện, bảo vệ môi trường ven biển cũng là một trong những cách ngăn ngừa những tác hại xấu đến môi trường trong tình hình hoạt động giao thông vận tải đường thủy phát triển mạnh như bây giờ. Hoạt động tại khu vực cảng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển, điển hình là Khu vực công ty xếp dỡ Khánh Hội trực thuộc Cảng Sài Gòn. Nhận thấy những tác động xấu từ hoạt động của việc khai thác cảng, việc nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường có hiệu lực cho công ty xếp dỡ Khánh Hội là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường cho Tp Hồ chí Minh.
    Nhận thức từ sự cần thiết đó, “Nghiên cứu một số vấn đề cơ bản phục vụ cho việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho công ty xếp dỡ Khánh Hội” được chọn làm đề tài tốt nghiệp cho khóa luận tốt nghiệp ngành quản lý môi trường trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TpHCM.
    2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT:
    Hệ thống quản lí môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 phiên bản 1996 (ISO 14001:1996) được xây dựng theo chu trình quản lý của Deming (*) _ Chu trình PDCA : Plan – Do – Check – Act.
    (*) Deming : tên nay đủ W.Ewards Deming – tiến sĩ quản lý chất lượng của Mỹ, người phát triển chu trình PDCA.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...