Tiến Sĩ Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc K

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lý do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử vấn đề. 2
    3. Đối tượng nghiên cứu. 17
    4. Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài 17
    5. Phương pháp nghiên cứu. 18
    6. Đóng góp của luận án. 19
    7. Cấu trúc của luận án. 20
    Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÓ CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH 21
    1.1. Truyện thơ, đề tài và cốt truyện. 21
    1.1.1. Truyện thơ. 21
    1.1.2. Đề tài và cốt truyện. 23
    1.2. Truyện thơ Nôm dân tộc Kinh. 27
    1.3. Truyện thơ dân tộc Thái 30
    1.3.1. Lịch sử văn hóa xã hội tộc người Thái 30
    1.3.2. Hiện trạng truyện thơ dân tộc Thái 39
    1.4. Mối tương tác giữa truyện thơ Nôm và truyện thơ Thái 43
    1.5. Giới thiệu nội dung một số truyện thơ Thái và truyện thơ Nôm liên quan đến đề tài 45
    1.5.1. Truyện thơ Nôm Thạch Sanh và truyện thơ Thái Ngu háu. 45
    1.5.2. Truyện thơ Nôm Cái Tấm - Cái Cám và truyện thơ Thái Ý Nọi - Náng Xưa. 47
    1.5.3. Truyện thơ Nôm Từ Thức và truyện thơ Thái Ú Thêm 49
    1.5.4. Truyện thơ Nôm Tống Trân - Cúc Hoa và truyện thơ Thái Trạng nguyên. 52
    1.5.5. Truyện thơ Nôm Hoàng Trừu và truyện thơ Thái Trạng Tư. 54
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1. 57
    Chương 2 NỘI DUNG CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH 58
    2.1. Khát vọng chinh phục tự nhiên. 58
    2.1.1. Khát vọng chiến thắng tự nhiên. 59
    2.1.2. Khát vọng chinh phục tự nhiên - cách thức bảo vệ bản mường. 64

    2.2. Khát vọng bảo vệ gia đình - xã hội 67
    2.2.1. Khát vọng bảo vệ gia đình. 67
    2.2.2. Khát vọng bảo vệ xã hội 70
    2.3. Khát vọng có con người lí tưởng. 74
    2.3.1. Hình tượng con người lí tưởng. 74
    2.3.2. Tự hào sánh ngang xứ người 81
    2.3.3. Khát vọng “ở hiền gặp lành”. 83
    2.3.4. Khát vọng có con người lí tưởng được gửi gắm qua tôn giáo tín ngưỡng 87
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2. 96
    Chương 3 NGHỆ THUẬT CỦA MỘT SỐ TRUYỆN THƠ DÂN TỘC THÁI CÙNG ĐỀ TÀI VỚI TRUYỆN THƠ NÔM DÂN TỘC KINH 98
    3.1. Kết cấu truyện thơ Thái 98
    3.1.1. Kết cấu và cấu trúc trong truyện thơ Thái 98
    3.1.2. Mô típ truyện thơ Thái 99
    3.1.3. Tổ chức tình tiết 106
    3.2. Nhân vật truyện thơ Thái 113
    3.2.1. Số lượng nhân vật 113
    3.2.2. Phân loại nhân vật 114
    3.3. Ngôn ngữ truyện thơ Thái 126
    3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện. 127
    3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật 131
    3.4. Các biện pháp nghệ thuật. 135
    3.5. Truyện thơ mang màu sắc sử thi 142
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3. 145
    KẾT LUẬN 146
    DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
    PHỤ LỤC


    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    1.1. Truyện thơ là thể loại khá quan trọng của văn học nước nhà. Thành tựu truyện thơ kết tinh từ “máu chảy” nơi ‘đầu ngọn bút”, khiến “nước mắt thấm trên tờ giấy” của toàn dân tộc Việt Nam. Nói tới truyện thơ, chúng ta cần kể đến truyện thơ Nôm (gọi tắt là truyện Nôm) và truyện thơ dân tộc Thái (gọi tắt là truyện thơ Thái).
    1.2. Với địa bàn cư trú rộng, số dân đông thứ ba so với các dân tộc sinh sống tại miền núi, có chữ viết rất sớm, cộng thêm bề dày văn hóa, tộc người Thái đã đóng góp cho văn học nước nhà những thành tựu lớn. Như các dân tộc khác, văn học Thái có quá trình hình thành, vận động vừa độc lập tương đối, vừa là sản phẩm tổng hòa các yếu tố nội, ngoại sinh. Trong vốn văn hóa, văn nghệ dân tộc Thái, truyện thơ được coi như một thể loại khá đặc sắc.Truyện thơ Thái không đơn thuần là những sáng tác truyền miệng mang đậm sắc thái tộc người mà còn được lưu truyền bằng chữ viết riêng. Với giá trị đó, thể loại này đánh dấu bước chuyển từ văn học dân gian sang văn học thành văn. Nói tới truyện thơ Thái, hầu như ai cũng chỉ quen thuộc với thiên tình sử Tiễn dặn người yêu, Khun Lú - Náng Ủa, . hay một số anh hùng ca Chương Han, Quam tô mương Tuy nhiên, kho tàng truyện thơ Thái còn có những tác phẩm hay, ít người biết đến, ít được quan tâm như Ngu háu, Ý Nọi - Náng Xưa, Ú Thêm, Trạng nguyên, Trạng tư, Vì vậy, nghiên cứu nó chính là góp phần làm rõ hơn diện mạo văn học Thái, hướng tới tìm kiếm những thành tựu, những giá trị tiềm ẩn còn bỏ ngỏ.
    1.3. Truyện thơ Nôm là thể loại có vai trò trụ cột trong nền văn học dân tộc Kinh thời trung đại. Truyện thơ Nôm thuộc loại hình tự sự, chủ yếu diễn đạt bằng thơ lục bát, dùng văn tự Nôm, phản ánh xã hội thông qua sự trình bày, miêu tả có tính chất hoàn chỉnh vận mệnh, tính cách nhân vật bằng cốt truyện với hệ thống biến cố sự kiện.
    Điểm chung của thể loại truyện thơ Nômtruyện thơ dân tộc Thái là cùng có yếu tố hạt nhân - truyện và hình thức diễn đạt - thơ. Tìm hiểu truyện thơ dân tộc Thái, có thể thấy, hệ thống cốt truyện gần giống một số cốt truyện thuộc truyện thơ Nôm của dân tộc Kinh như Thạch Sanh, Cái Tấm - Cái Cám, Từ Thức, Tống Trân - Cúc Hoa, Hoàng Trừu Vấn đề so sánh điểm tương đồngkhác biệt của một số truyện thơ Thái với một số truyện thơ Nômít người tìm hiểu. Đây là lí do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: Nghiên cứu một số truyện thơ của dân tộc Thái ở Việt Nam có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh.
    1.4. Truyện thơ đã được đưa vào chương trình Ngữ văn Đại học, Cao đẳng nghiệp và Phổ thông. Với tư cách là người trực tiếp tham gia giảng dạy tại khu vực miền núi phía Bắc, việc nghiên cứu đề tài này góp phần cung cấp cho Nghiên cứu sinh và người học có thêm vốn hiểu biết về văn học địa phương trong mối quan hệ với văn học viết dân tộc Kinh.
    Bản thân người viết có quá trình trưởng thành, sống lâu dài trên mảnh đất Tây Bắc, cái nôi của thể loại truyện thơ. Những thế kỉ trước, Tây Bắc được ví như thủ phủ của cư dân Thái, còn hiện nay, số đông đồng bào Thái đang quần cư sinh tụ. Những yếu tố đó tạo điều kiện thuận lợi để Nghiên cứu sinh đi vào nghiên cứu so sánh một số truyện thơ đã đề cập.
    2. Lịch sử vấn đề
    2.1. Lịch sử văn bản
    Truyện Nôm - một hiện tượng đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam. Thể loại này phát triển khoảng 4 thế kỉ và đạt thành tựu khá rực rỡ ở giai đoạn thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Truyện Nôm là “một di sản vô cùng phong phú và quý báu trong kho tàng văn hóa dân tộc”, “một loại văn của quần chúng và được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh” [40, tr.129-130]. Mặc dù thể loại “tầm cỡ”, nhưng đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất ý kiến nên xếp nó vào văn học dân gian hay văn học viết, nhất là mảng “truyện Nôm bình dân” (Từ dùng của Nguyễn Lộc).
    Có nội hàm giống như truyện thơ Nôm, truyện thơ các dân tộc ít người đang đứng giữa ranh giới phân loại khá phức tạp. Có nhà nghiên cứu cho rằng nó giống như một “dấu nối giữa văn học truyền miệng và văn học thành văn” và có nhà nghiên cứu lại cho rằng thể loại này thuộc văn học dân gian. Những suy nghĩ mang tính lưỡng phân như vậy khiến nhiều người yêu thích mảng truyện thơ phải dè dặt. Sự thận trọng, lảng tránh (do tính an toàn cố hữu) dẫn tới hiện trạng các công trình nghiên cứu về truyện thơ dân tộc ít người ngày càng hiếm hoi, khiêm tốn. Không cần viện dẫn đâu xa, truyện thơ dân tộc Thái viết bằng chữ Thái cổ hiện còn một số lượng khá lớn nhưng chưa được khai thác, dịch thuật, tìm hiểu. Trong tương lai, giá trị của những loại sách này chưa chắc đã được khai thác và sử dụng, bởi cần có nguồn kinh phí lớn, cần những khối óc có kiến thức lí luận vững chắc và do có những mã khóa riêng nên người nghiên cứu phải là người bản địa. Những yêu cầu đó rất xa vời trong điều kiện thực tế, không thể giải quyết “một sớm một chiều”. Năm 2002, GS. Đặng Nghiêm Vạn và các cộng sự sau khi chủ biên bộ sách Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam đã phải chú thích rằng, muốn có những cuốn sách xuất bản bằng song ngữ “là điều không dễ dàng, vì cần có vốn đầu tư lớn, một tổ chức điều hành rất khoa học và cơ bản nhất, là có những người nhiệt tình và hiểu biết” [158, tr.12].
    Trước thực tế đó, tiến hành tìm hiểu truyện thơ Thái, chúng tôi đứng trước rất nhiều khó khăn, nhất là điều kiện tư liệu khan hiếm, các công trình nghiên cứu về mảng văn học này gần như vắng bóng, không nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức xã hội. Tuy vậy, với những cố gắng nhất định của cá nhân, để có tư liệu nghiên cứu, Nghiên cứu sinh cùng một số cộng sự tiến hành dịch ba văn bản truyện thơ Thái hiện đang còn ở dạng văn bản cổ bao gồm truyện Trạng nguyên, Trạng Tư, Ngu háu với kì vọng đóng góp một vài nhận thức về phạm vi văn học nói trên. Chúng tôi biết vấn đề thực sự nan giải và cần có sự tham góp ý kiến của nhiều học giả chuyên tâm.
    Về văn bản, tiến hành viết luận án, chúng tôi dùng những tư liệu sau:
    1. Ngu háu (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lương Hải Nhì - Ngô Thị Phượng dịch, biên soạn, năm 2009 và Thạch Sanh (1971), Nxb Văn học, Hà Nội.
    2. Trạng nguyên (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lương Hải Nhì - Ngô Thị Phượng – Cầm Thị Pánh dịch, biên soạn, năm 2010 và Tống Trân - Cúc Hoa(1960), Nxb Phổ thông, Hà Nội.
    3. Trạng Tư (trích Trường ca dân tộc Thái), do Lương Hải Nhì - Ngô Thị Phượng dịch, biên soạn, năm 2009 và Hoàng Trừu (1964), Nxb Văn học, Hà Nội.
    4. Ú Thêm, do Hà Văn Ban, Hoàng Anh Nhân (sưu tầm, biên soạn) năm 1990, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội và Truyện Từ Thức (trong cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam (2000), tập 1, Bùi Văn Vượng chủ biên - Hoàng Phong - Lê Thị Bình - Chu Giang sưu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội).
    5. Ý Nọi - Náng Xưa, do Lò Ngọc Duyên dịch, biên soạn năm 1999 và Cái Tấm - Cái Cám (trong cuốn Kho tàng truyện Nôm khuyết danh Việt Nam(2000), tập 1, Bùi Văn Vượng chủ biên - Hoàng Phong - Lê Thị Bình - Chu Giang sưu tầm, tuyển chọn, Nxb Văn học, Hà Nội).
    Để tìm hiểu về truyện thơ Thái có cùng đề tài với truyện thơ Nôm dân tộc Kinh, trước hết, chúng tôi lần lượt tìm hiểu lịch sử nghiên cứu với 2 vấn đề chính:
    Một là, truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ dân tộc Thái.
    Hai là, mối tương tác giữa truyện thơ Nôm với truyện thơ dân tộc ít người trong đó có truyện thơ dân tộc Thái.
    2.2. Truyện thơ các dân tộc ít người và truyện thơ dân tộc Thái
    Chỉ ra tổng quan nghiên cứu về truyện thơ dân tộc Thái, chúng tôi trình bày những ý kiến về truyện thơ các dân tộc ít người nói chung liên quan đến luận án.
    2.2.1. Truyện thơ
    Truyện thơ “thực chất là một truyện vừa viết bằng thơ [ ] và cơ sở của nó là cốt truyện được trình bày trong sự thống nhất với việc thể hiện tài liệu của truyện thơ theo phương thức trữ tình” [135, tr.172].
    Truyện thơ được gọi “tập đại thành” của các dân tộc thiểu số Việt Nam, “thể loại đạt đến trình độ cao nhất trong sự phát triển của các thể loại văn học dân gian” [98, tr.19]. Nó ra đời khi nhu cầu giải phóng con người, phô diễn mọi biểu hiện phong phú của đời sống nội tâm trong xã hội đầy biến động trở nên bức thiết. Thêm vào đó, sự giao lưu văn hóa rộng rãi với người Kinh miền xuôi, với các nước láng giềng, văn học dân tộc ít người đòi hỏi một thể loại dài hơi hơn, có khả năng hơn trong việc thực hiện những khúc quanh, những biến thái phức tạp của thế giới tâm hồn con người (khi mà truyện cổ, dân ca không thể đáp ứng yêu cầu đó). Nhưng điều kiện thực hiện nhu cầu đó lại chưa chín muồi. “Những nhu cầu đó đành chịu dồn nén lại để hun đúc nên một thể loại mới vừa là truyện lại vừa là thơ - đó là thể loại truyện thơ” [98, tr.342].
    Truyện thơ Nôm và truyện thơ dân tộc ít người đều là thể loại đặc biệt của nền văn học dân tộc Việt Nam, mang những đặc trưng riêng khiến thơ ca Việt Nam khác hẳn với thơ ca các nước khu vực. Nhà nghiên cứu N.I.Niculin nhận định: “Những thể loại khác nhau của truyện thơ, như đã được mọi người thừa nhận, là một tài sản vô


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    A. SÁCH, TẠP CHÍ TIẾNG VIỆT
    [TABLE="align: center"]
    [TR]
    [TD]1. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Triều Ân (sưu tầm - tuyển dịch - giới thiệu) (1994), Ca dao Tày Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Nguyễn Ngọc Anh (2005), Truyện thơ Ú Thêm nhìn từ góc độ thế giới nhân vật, Luận văn Thạc sỹ, Mã số V - LA/6262, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Hà Văn Ban, Hoàng Anh Nhân (sưu tầm, biên soạn) (1990), Trường ca Ú Thêm, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Hoa Bằng (1957), Khảo luận về truyện Thạch Sanh, Nxb Văn - Sử - Địa, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7. Cầm Biêu (1991), Hạn khuống, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8. Đỗ Thuý Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9. Nông Quốc Chấn (giới thiệu) (1964), Truyện thơ Tày Nùng, Nxb Văn học, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10. Nguyễn Đổng Chi (1974), Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11. Nguyễn Thị Chiến, Hình tượng người phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân, Luận án Tiến sĩ - Thư viện Quốc gia. L.3722.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]12. Nguyễn Đình Chú (1999), “Vấn đề “ngã” và “phi ngã”trong văn học Việt Nam trung cận đại”, Tạp chí Văn học, (số 5).[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]13. Lê Đình Cúc (1979), Mấy vấn đề về văn học so sánh và so sánh văn học, Tạp chí Văn học, (số 6).[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]14. Cầm Cường (1987), Truyện dân gian Thái, tập 1- 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]15. Cầm Cường (1993), Tìm hiểu văn học dân tộc Thái, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]16. Nguyễn Văn Dân (2003), Lí luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]17. Chu Xuân Diên (2000), Góp phần nâng cao chất lượng sưu tầm nghiên cứu văn nghệ dân gian, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]18. Chu Xuân Diên (2002), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]19. Trần Trí Dõi (2000), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    20. Nguyễn Dữ (1998), Truyền kì mạn lục, Hội Nghiên cứu giảng dạy văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh và Nxb Văn nghệ (giới thiệu, ấn hành) In tại Xí nghiệp in số 3, thành phố Hồ Chí Minh.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]21. Lò Xuân Dừa (2002), Bước đầu tìm hiểu một vài đặc điểm của truyện thơ Thái Chàng Lú - Nàng Ủa (Khun Lú - Náng Ủa) về phương diện thi pháp, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]22. Nguyễn Tấn Đắc (1994), “Thử tìm hiểu nguồn gốc truyện U Thềm của người Thái ở Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian, (số 4).[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]23. Phan Cự Đệ (1971), “Hiện thực và lý tưởng, hiện thực và lãng mạn trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Văn học, (số 4).[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]24. Cao Huy Đỉnh (1973), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]25. Lê Quý Đôn (Viện sử học biên soạn) (2007), Kiến văn tiểu lục, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]26. Ninh Viết Giao, Phan Tiến Giang (sưu tầm và biên soạn) (1980), Truyện cổ Thái, Nxb Văn hóa, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]27. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]28. Nguyễn Bích Hà (1998), Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam và Đông Nam Á, Nxb Giáo dục, Hà Nội.[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...