Luận Văn Nghiên cứu một số quy trình sản xuất hữu cơ vi sinh

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    TRANG
    Danh mục các từ viết tắt iv
    Danh mục các bảng và danh mục các biểu đồ, đồ thị, hình vẽ . v
    PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU . 1
    PHẦN II: NỘI DUNG . 6
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN BÓN . 6
    1.1 Lịch sử phát triển phân bón trong nông nghiệp 6
    1.2 Phân loại . 7
    1.2.1 Phân hóa học 7
    1.2.2 Phân hữu cơ 8
    1.3 Hiện trạng sử dụng phân bón tại Việt nam . 11
    1.4 Những thành tựu và thách thức của việc sản xuất phân bón ở Việt Nam 12
    1.4.1 Thành tựu . 12
    1.4.2 Thách thức 13
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ PHÂN HỮU CƠ VI SINH 14
    2.1 Lịch sử phát triển phân bón hữu cơ vi sinh . 14
    2.2 Công dụng của phân hữu cơ vi sinh 15
    2.3 Ưu điểm của phân hữu cơ vi sinh 15
    2.4 Nhược điểm của phân hữu cơ vi sinh 16
    2.5 Tình hình sử dụng phân bón hữu cơ Việt Nam . 17
    2.6 Các chủng vi sinh vật chủ yếu được sử dụng sản xuất phân hữu cơ vi sinh 20
    2.6.1 Chủng vi sinh vật cố định đạm . 20
    2.6.2 Chủng vi sinh vật phân giải lân 21
    2.6.3 Chủng vi sinh vật phân giải cellulose . 24
    2.7 Vai trò của vi sinh vật đối vớ cây trồng 25
    CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH SẢN XUẤT PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH 26
    3.1 Các nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ vi sinh 26
    3.2 Quy trình sản xuất chung của phân hữu cơ vi sinh 27
    3.2.1 Sơ đồ quy trình sản xuất 27
    3.2.2 Thuyết minh quy trình sản xuất . 27
    3.3 Chế phẩm sinh học 28
    3.3.1 Giới thiệu 28
    3.3.2 Quy trình sản xuất chế phẩm sinh học . 30
    3.3.3 Thuyết minh quy trình sản xuất chế phẩm sinh học . 31
    3.4 Giới thiệu một số loại chế phẩm sinh học . 33
    3.4.1 Chế phẩm sinh học BIOVAC . 33
    3.4.2 Chế phẩm sinh học EMUNIV . 33
    3.4.3 Chế phẩm EM (Effective Microorganisms) . 34
    3.4.4 Chế phẩm EMIC . 35
    3.5 Sản xuất phân bón HCVS quy mô hộ gia đình với chế phẩm sinh học BIOVAC 36
    3.5.1 Giới thiệu 36
    3.5.2 Sơ đồ quy trình sản xuất phân HCVS khi sử dụng chế phẩm BIOVAC 37
    3.5.3 Thuyết minh quy trình sản xuất . 37
    3.5.4 Kết quả . 39
    3.6 Sản xuất 1 tấn phân HCVS từ chế phẩm EMIC 41
    3.6.1 Nguyên liệu sản xuất 41
    3.6.2 Quy trình sản xuất phân HCVS từ chế phẩm Emic 41
    3.6.3 Kết quả . 43
    3.7 Quy trình sản xuất phân HCVS quy mô công nghiệp . 43
    3.7.1 Sơ đồ sản xuất chung . 43
    3.7.2 Thuyết minh quy trình sản xuất phân HCVS quy mô công nghiệp 44
    3.8 Một vài ví dụ về quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ những nguyên liệu khác 46
    3.8.1 Quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê 46
    3.8.2 Quy trình sản xuất phân HCVS từ bèo tây, rơm rạ . 49
    CHƯƠNG 4: DANH MỤC PHÂN BÓN ĐƯỢC PHÉP SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM 52
    PHẦN III: KẾT LUẬN 57
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 59


    PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
    1.Tính cấp thiết của đề tài
    Nước Việt Nam là 1 nước nông nghiệp đang từng bước phát triển, tiến tới công nghiệp hóa - hiện đại hóa nên ngành nông nghiệp của nước ta rất được chú trọng. Các máy móc hiện đại không ngừng phát triển, những ý tưởng sáng tạo lần lượt ra đời các phát minh mới phục vụ rất tốt cho nông nghiệp.
    Đối với ngành trồng trọt thì giống, đất, thời tiết, nguồn nước, phân bón, cách chăm sóc là những yếu tố rất quan trọng. Trong đó giống và phân bón có thể xem là 2 yếu tố quyết định đến năng suất và chất lượng.
    Bằng kinh nghiệm sản xuất của mình, nông dân Việt Nam đã đúc kết “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Câu nông dao đã khẳng định vai trò của phân bón trong hệ thống liên hoàn tăng năng suất cây trồng.
    Cây trồng hút chất dinh dưỡng trong đất và từ phân bón để tạo nên sản phẩm của mình, sau khi kết hợp với sản phẩm của quá trình quang hợp, cho nên sản phẩm thu hoạch phản ánh tình hình đất đai, và việc cung cấp thức ăn cho cây.
    Bón phân cân đối và vừa phải thì việc bón phân có thể làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Thiếu chất dinh dưỡng, bón phân không cân đối hoặc bón quá nhu cầu của cây đều làm giảm chất lượng nông sản. Giữa các bộ phận của cây thì phân bón làm thay đổi thành phần của lá dễ hơn là thay đổi thành phần hóa học của hạt.
    Nhiều nơi do lạm dụng nhiều đến phân bón và thuốc trừ sâu, thậm chí là thuốc kích thích tăng trưởng độc hại đã làm cho đất canh tác bị bạc màu nhanh chóng, chất lượng giảm, môi trường bị ô nhiễm và còn ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
    Mặt khác thiên tai thường xảy ra, chủ yếu là mưa nhiều và tập trung làm cho đất trở nên xói mòn, rửa trôi khá nhanh, đất dễ bị suy thoái, cạn kiệt chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó việc khai thác và sử dụng quá mức cũng như chế độ canh tác không hợp lý dẫn đến tình trạng sa mạc hóa.
    Ngành nông nghiệp Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng phân bón hóa học, vì thế dư lượng hóa học trong các loại phân này gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước và ảnh hưởng đến hệ vinh vật có lợi sống trong đất. Ngoài ra nguồn phế thải nông nghiệp còn dư thừa ở nông thôn còn rất lớn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
    Công nghệ khí sinh học Biogas có nhiều tác dụng to lớn trong việc xử lý chất thải chăn nuôi, tạo khí đốt phục vụ sinh hoạt và bảo vệ môi trường nhưng do thói quen của người nông dân cho rằng: “Việc áp dụng công nghệ Biogas không được xem như nguồn phân bón”. Đây cũng là một trong những tác động thiếu tích cực trong việc lôi cuốn các hộ nông dân tham gia chương trình phát triển công nghệ khí sinh học.
    Vậy làm thế nào để trả lại độ phì nhiêu cho đất mà không gây hại cũng như tận dụng các nguồn phế thải không làm ô nhiễm môi trường? Đó cũng là những lý do hướng tôi thực hiện đề tài : "Nghiên cứu một số qui trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh".
    2.Tình hình nghiên cứu
    Ở Việt Nam, nhiều loại phân hữu cơ vi sinh đã được nghiên cứu sản xuất và được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật. Ví dụ một kết quả nghiên cứu của đề tài cấp nhà nước KC.04.04, được công nhận là tiến bộ kỹ thuật, cho phép ứng dụng trong sản xuất theo Quyết định số 2421/QĐ/BNN-KHCN ngày 17/8/2004.
    Sản phẩm của đề tài có tên là phân hữu cơ vi sinh vật chức năng, phân hữu cơ vi sinh vật chức năng được sản xuất theo một quy trình chặt chẽ từ nguyên liệu là hữu cơ động vật, phụ phế phẩm của công nghiệp chế biến cà phê với tổ hợp vi sinh vật chức năng đậm đặc (mật độ vi sinh vật hữu hiệu từ 106 - 107 VSV/g phân), gồm các vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật tổng hợp chất kích thích sinh trưởng thực vật và vi sinh vật đối kháng vi khuẩn và nấm bệnh vùng rễ cây trồng. Các kết quả nghiên cứu đã kết luận sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng cung cấp N, P cho cây, tăng khả năng trao đổi chất trong cây, tiết kiệm được phân khoáng, cải thiện độ phì nhiêu đất, giảm đầu tư phân hoá học và hạn chế rõ rệt một số bệnh vùng rễ do nấm và vi khuẩn gây ra, đặc biệt là bệnh do Phytophthora.
    Tính toán hiệu quả kinh tế từ một số nghiên cứu ban đầu cho các vùng trồng tiêu ở Đông Nam Bộ cho thấy sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng với lượng từ 2 - 4 kg/ sẽ giảm được 25 - 40 kg N, 25 - 35 kg P[SUB]2[/SUB]O[SUB]5[/SUB], giảm tỷ lệ bệnh héo rũ từ 16,5% xuống còn 5%, năng suất tăng hơn so với chỉ bón phân hoá học từ 7 - 15%. Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC.04.04 thì sử dụng phân hữu cơ vi sinh vật chức năng có hiệu quả rõ rệt với nhiều loại cây trồng, trong đó có cây cà phê ở Đông Nam Bộ.
    Kết quả nghiên cứu bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng cho thấy: trên cây khoai tây bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng bằng 1/10 lượng phân chuồng nhưng năng suất khoai tây tăng 16,67% - 19,27%, đồng thời giảm tỷ lệ bệnh héo xanh từ 21,45% xuống dưới 10%. Trên cây cà chua (tại Vĩnh Phúc) bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng, năng suất cà chua tăng 20,5%, tỷ lệ bệnh héo xanh giảm từ 33,5% xuống còn 24,1%. Trên cây lạc tại tỉnh Hòa Bình, bón phân hữu cơ vi sinh vật chức năng thay thế được 20% lượng đạm, năng suất vẫn cao hơn đối chứng đồng thời giảm rõ rệt tỷ lệ cây bị bệnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...