Thạc Sĩ Nghiên cứu một số phương thức nuôi dưỡng bê cái lai hướng sữa từ sơ sinh đến mười lăm tháng tuổi

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 25/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận văn thạc sĩ năm 2011
    Đề tài: Nghiên cứu một số phương thức nuôi dưỡng bê cái lai hướng sữa từ sơ sinh đến mười lăm tháng tuổi
    Mô tả bị lỗi font vài chữ, tài liệu thì bình thường

    MỤC LỤC
    Lời cam ñoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các bảng v
    Danh mục các hình vii
    Danh mục các hình vii
    Danh mục các chữ viết tắt viii
    1 MỞ ðẦU 1
    1.1 ðặt vấn ñề 1
    1.2 Mục ñích của ñề tài 2
    2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 ðặc ñiểm của bê sơ sinh 3
    2.2 ðặc ñiểm của bê sau cai sữa 6
    2.3 Thức ăn của bê giai ñoạn bú sữa 6
    2.4 Thức ăn của bê giai ñoạn sau cai sữa 15
    2.5 Ảnh hưởng của chăm sóc nuôi dưỡng ñến sự phát triển của bê và
    sức sản xuất về sau 18
    2.6 Các phương thức nuôi dưỡng bê trước khi cai sữa 20
    2.7 Tuổi ñộng dục của bê 21
    2.8 Tình hình nghiên cứu nuôi dưỡng bê trên thế giới và trong nước 22
    3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
    3.1 ðối tượng, ñịa ñiểm, thời gian nghiên cứu 26
    3.1.1 ðối tượng nghiên cứu 26
    3.1.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 29
    3.1.3 ðịa ñiểm nghiên cứu 30
    3.2 Vật liệu nghiên cứu 30
    3.2.1 Chuồng trại 30
    3.3 Phương pháp nghiên cứu 32
    3.3.1 Bố trí thí nghiệm 32
    3.3.2 Phương pháp theo dõi số liệu 35
    3.3.3 Xử lý số liệu 36
    4 KẾT QỦA VÀ THẢO LUẬN 37
    4.1 Thời gian cai sữa cho bê 37
    4.2 Sinh trưởng tích lũy của bê 38
    4.2.1 Sinh trưởng tích lũy của bê từ sơ sinh ñến khi cai sữa 40
    4.2.2 Sinh trưởng tích lũy của bê từ sơ sinh ñến 90 ngày tuổi 41
    4.2.3 Sinh trưởng tích lũy của bê từ bốn tháng ñến15 tháng tuổi 42
    4.3 Tăng trọng tích lũy 45
    4.3.1 Tăng trọng tích lũy của bê từ sơ sinh ñến khi cai sữa 45
    4.3.2 Tăng trọng của bê từ sơ sinh ñến 90 ngày tuổi 46
    4.3.3 Tăng trọng của bê từ 4 tháng ñến 15 tháng tuổi 48
    4.4 Hiệu quả thu nhận thức ăn và chi phí cho 1kg tăng trọng của bê
    từ sơ sinh ñến cai sữa 50
    4.4.1 Lượng sữa thu nhận trung bình của bê từ sơ sinh ñến cai sữa 50
    4.4.2 Hiệu quả thu nhận thức ăn của bê từ sơ sinh ñến cai sữa (Kg) 52
    4.4.2 Chi phí cho 1kg tăng trọng của bê từ sơ sinh ñến cai sữa 53
    4.5 Thời gian ñộng dục của bê 56
    5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 59
    5.1 Kết luận 59
    5.2 ðề nghị 60
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

    1. MỞ ðẦU
    1.1 ðặt vấn ñề
    Theo thống kê của Cục Chăn nuôi (2010) [7], tổng ñàn bò sữa ở nước
    ta có 128583 con, trong ñó có 65104 bò cái sữa và lượng sữa khai thác
    306662 tấn/năm. Như vậy, hàng năm số bê con ñược sinh ra gần tương ñương
    với số bò cái sữa, một nửa trong số ñó là bê cái sẽñược giữ lại làm giống, cho
    sinh sản và khai thác.
    ðể ñàn bò có năng suất sữa cao, chất lượng sữa tốt và thời gian khai
    thác sữa kéo dài thì phải có ñàn bê tốt. Muốn có ñàn bê tốt thì phải chăm sóc
    và nuôi dưỡng bê ngay từ ban ñầu, việc này còn giúpbê khỏe mạnh, làm giảm
    tỷ lệ chết, sinh trưởng phù hợp với từng giai ñoạn làm giảm tuổi phối giống
    và tuổi ñẻ lứa ñầu.
    Ở nước ta chăn nuôi bò sữa chỉ quan tâm nhiều ñến bò ñang khai thác
    sữa, còn chăn nuôi bê giai ñoạn từ sơ sinh ñến cai sữa, từ cai sữa ñến tuổi
    ñộng dục lần ñầu của bê vẫn chưa ñược coi trọng. Quy trình ñang áp dụng ở
    ña số các ñịa phương chăn nuôi bò sữa là bê ñược cai sữa muộn, sau 90 ngày
    tuổi với lượng sữa tươi dùng cho nuôi bê khoảng 440lít/con (Dự án bò sữa
    Việt – Bỉ, 2007c [11]). Chi phí sữa tươi dùng nuôi bê khá lớn nên lượng sữa
    hàng hóa giảm. Trong khi ñó nhu cầu sữa tươi cho người ở trong nước mới
    chỉ ñáp ứng ñược 22%, còn lại vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá
    thành cao (Bùi ðại Phong, 2005 [20]). Ở một số nướcchăn nuôi bò sữa tiên
    tiến như Israel, Hà Lan ñã dùng sữa bột thay thế cho sữa tươi ñể nuôi bê mà
    vẫn ñạt kết quả khá tốt, giảm chi phí, bê con sinh trưởng bình thường, tăng
    khả năng thu nhận thức ăn thô xanh (Dự án bò sữa Việt – Bỉ, 2007c [11]).
    Bê cái giai ñoạn sau cai sữa cũng cần ñược nuôi dưỡng tốt, ñể duy trì
    tốc ñộ sinh trưởng, nếu không bò tơ sẽ ñẻ trễ, ñẻ không ñúng mùa hoặc cho ít
    sữa trong kì tiết sữa ñầu tiên (Bùi ðại Phong, 2005[20] ðể nâng cao tầm
    hiểu biết quan trọng của việc nuôi dưỡng bê cái tốtngay từ ban ñầu, chuẩn bị
    tốt cho chúng trước thời kì sinh sản và giảm chi phí nuôi dưỡng là việc làm
    cực kì quan trọng. Hoạt ñộng này cố gắng cải thiện các phương thức nuôi bê
    truyền thống ở Việt Nam và ñánh giá hiệu quả nuôi bê.
    Vì những lí do trên chúng tôi tiến hành thí nghiệm: “Nghiên cứu một
    số phương thức nuôi dưỡng bê cái lai hướng sữa từ sơ sinh ñến mười lăm
    tháng tuổi”.
    1.2 Mục ñích của ñề tài
    - Xác ñịnh phương thức nuôi dưỡng bê cái lai thích hợp và hiệu quả có
    thể áp dụng trong ñiều kiện Việt Nam, bao gồm:
    + Giảm sữa tươi nuôi bê, tăng lượng sữa hàng hóa.
    + Sản xuất bê cái sau cai sữa và bê hậu bị một cáchtốt nhất

    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1 ðặc ñiểm của bê sơ sinh
    2.1.1 Sự phát triển của bê ở giai ñoạn bú sữa
    Trong giai ñoạn bú sữa bê sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Lúc ñầu
    cơ năng tiêu hoá của bê chủ yếu là dạ múi khế. Về sau cùng với sự tiếp nhận
    thức ăn thực vật tăng lên dạ cỏ phát triển nhanh chóng. Sữa là thức ăn chính
    của bê và dần ñược thay bằng thức ăn thực vật.
    Trong giai ñoạn bê bú sữa cần ñặc biệt chú ý tới thời kì sơ sinh. Bê sơ sinh
    có một số ñặc ñiểm chú ý sau (Nguyễn Xuân Trạch và cộng sự, 2006 [23]).
    - ðiều kiện sống của cơ thể hoàn toàn thay ñổi
    Từ chỗ ở trong cơ thể mẹ với các ñiều kiện sống hoàn toàn ổn ñịnh, tác
    ñộng của ngoại cảnh chỉ thông qua gián tiếp cơ thể mẹ, dinh dưỡng và trao
    ñổi chất thông qua máu mẹ, sau khi sinh phải chuyểnqua tự dinh dưỡng, hô
    hấp, tuần hoàn, ñiều tiết thân nhiệt, nhận cảm trựctiếp với các tác ñộng của
    ñiều kiện ngoại cảnh. Thời gian thích nghi của bê với các ñiều kiện ngoại
    cảnh phải mất 7-10 ngày.
    - Khả năng tự vệ còn thấp
    Khi sơ sinh hồng cầu nhiều (khoảng 10 triệu) nhưng bạch cầu ñặc biệt là
    bạch cầu ña nhân trung tính ít, chỉ số Albumin/Globulin cao (1/4), Gama-
    Globulin và kháng thể hầu như không có, chỉ sau khibú sữa ñầu mới tăng lên.
    Cơ chế dung dải vật lạ của gan chưa có. Khả năng ñiều tiết thân nhiệt kém. Do
    ñó trong thời kì này cần phải có những biện pháp ñặc biệt ñể cho bê khỏi bị
    bệnh tật và tạo ñiều kiện cho chúng phát triển các chức năng bảo vệ. Vì vậy
    phải cho bê bú sữa ñầu ngay sau khi ñẻ vì nó có ý nghĩa hết sức quan trọng:
    làm tăng kháng thể cho bê, tăng vitamin A, tăng khảnăng chống bệnh ñường
    tiêu hoá và tăng cường các quá trình trao ñổi chất.(Nguyễn Xuân Trạch và Mai
    Thị Thơm, 2006 [20]).
    - Cơ năng tiêu hoá còn rất yếu
    Axit HCl trong dạ múi khế lúc ñầu không có, các tuyến tiêu hoá phát
    triển chưa hoàn chỉnh, chủ yếu tiết ra các men tiêuhoá sữa, còn hoạt lực các
    men khác thấp. Dạ cỏ và các chức năng tiêu hoá thựcvật khác chưa phát triển
    (lúc sơ sinh dạ cỏ chỉ bằng 1/20 dạ múi khế). Trongnhững ngày ñầu sau khi
    sinh ra, thức ăn chủ yếu và ñược bê hấp thụ tốt nhất là sữa ñặc biệt là sữa ñầu.
    2.1.2 Quy luật phát triển không ñồng ñều ở bê
    - Cơ quan tiêu hoá phát triển không ñồng ñều
    Bê sơ sinh chưa phải là gia súc nhai lại vì dạ cỏ chưa phát triển, các dạ
    trước còn rất nhỏ, chứng tỏ sự phát triển chậm của chúng trong tử cung. Trái
    lại dạ múi khế có tốc ñộ sinh trưởng tuyệt ñối cũngnhư tương ñối ñều cao
    trong giai ñoạn tử cung. Sau khi sinh sự phát triểncủa chúng ngược lại hẳn,
    dạ trước tăng khoảng 100-200 lần, trong khi ñó dạ khế chỉ tăng 4-8 lần.
    Trong 1-2 tháng tuổi dạ khế tăng trưởng rất nhanh tuỳ theo lượng sữa
    nhiều hay ít. Lượng sữa càng nhiều thì dạ múi khế phát triển tăng càng nhanh.
    Trong tháng 3-4 dạ trước cũng phát triển mạnh và cũng tuỳ thuộc vào
    thức ăn. Tập cho ăn thức ăn thô càng sớm, nhiều thì dạ cỏ phát triển càng nhanh.
    Tuần thứ 5-9 hàm lượng axit béo ở dạ cỏ và tổ ong ñã giống như bò
    trưởng thành, nhưng dạ lá sách và múi khế ít, ñến m anh tràng mới xuất hiện.
    Bảng 2.1 Dung tích các túi dạ dày của bê từ sơ sinh
    ñến trưởng thành (%)

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Nguyễn Tuấn Anh (2000), Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng bê, nghé giai
    ñoạn bú sữa, NXB Nông nghiệp.
    2. ðinh Văn Cải và Hoàng Thị Ngân (2007), Nghiên cứu chế ñộ nuôi dưỡng
    bê cái lai HF làm giống, Viện KHKTNN Miền Nam.
    3. ðinh Văn Chiến (2010), “Thời ñiểm phối giống bò tốt nhất”, Báo
    NN&PTNT(số 2/2010)
    4. Cục Chăn nuôi (2006), Kỹ thuật chăn nuôi bê trong giai ñoạn bú sữa,Cục
    Chăn nuôi, Hà Nội.
    5. Viện chăn nuôi (2011), “Những kết quả nghiên cứu chăn nuôi bò”,Hội thảo
    về Dinh dưỡng Gia súc Nhai lại”, Hà Nội.
    6. Viện chăn nuôi, Chăm sóc và nuôi dưỡng bò sữa,Bộ NN & PTNT.
    7. Cục chăn nuôi và tổng cục thống kê (2007) a, Nghiên cứu và phát triển
    chăn nuôi bò sữa Việt Nam.
    8. Cục chăn nuôi (2005), Quản lý bò cái sau cai sữa, NXB Nông nghiệp
    9. Dự án bò sữa Việt - Bỉ (2007a), Hướng dẫn nuôi dưỡng bê lai hướng sữa,
    NXB Nông nghiệp,Hà Nội.
    10. Dự án bò sữa Việt Bỉ (2007b), Khẩu phần và chế ñộ cho ăn ñối với bò
    sữa,NXB Nông nghiệp,Hà Nội.
    11. Dự án bò sữa Việt - Bỉ (2007c), Dinh dưỡng và thức ăn trong chăn nuôi
    bò sữa,NXB Nông nghiệp,Hà Nội.
    12. Nguyễn Thị Kim ðông (2011), Sinh lý học gia súc, NXB ðại học Cần Thơ.
    13. Trần Quang Hạnh và ðặng Vũ Bình (2009). “ðánh giá sinh trưởng của bò
    cái lai HF và con lai F1, F2, F3 (HF×lai Sin) nuôi tại Lâm ðồng, tạp
    chí Khoa học và Phát triển 2009, tập 7/ số 3,tr. 262 – 268.
    14. Khoa học và công nghệ Bình ðịnh (2008), “Khả năng sinh trưởng của bò
    lai hướng sữa F1, F2 (HF×LS) lai tạo tại Bình ðịnh”, Tạp chí khoa
    học công nghệ Bình ðịnh, 2008/số 4.
    15. Nguyễn Quang Minh (2006), ðánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản
    của các nhóm bò sữa nuôi tại xí nghiệp bò sữa Cầu Diễn, Luận văn
    thạc sỹ nông nghiệp, ðH Nông nghiệp Hà Nội.
    16. Hoàng Thị Ngân và ðinh Văn Cải (2004), “Cách nuôi dưỡng bê cái
    hướng sữa”, Tạp chí Nông thôn ñổi mới, 2004/số 35/tập II.
    17. Hoàng Thị Ngân và ðinh Văn Cải (2006), Nghiên cứu chế ñộ nuôi dưỡng
    HF lai làm giống giai ñoạn bú sữa từ sơ sinh ñến 12 tuần tuổi, Viện
    KHKTNN Miền Nam.
    18. Nguyễn Kim Ninh và cộng sự (1995). “Kết quả nghiên cứu về bò lai
    hướng sữa và xây dựng mô hình bò sữa trong dân”, Tuyển tập các
    công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật về chăn nuôi (1969 – 1995)
    – Viện chăn nuôi, NXB NN, Hà Nội
    19. Vũ Văn Nội và cộng sự (2001). “Ảnh hưởng của mức ñộ dinh dưỡng khác
    nhau ñến khả năng sinh trưởng và phát triển của ñànbê cái lai hướng
    sữa (HF×lai Sin) nuôi trong ñiều kiện hộ gia ñình”, Báo cáo khoa học
    chăn nuôi - thú y 2001, phần dinh dưỡng vật nuôi, Tp. Hồ Chí Minh,
    tr. 3-12.
    20. Bùi ðại Phong (2005), Kế hoạch xây dựng thức ăn cho ñàn gia súc, Công
    ty giống gia súc Hà Nội.
    21. Trần Trọng Thêm (2006), Báo cáo tổng kết khoa học kỹ thuật ñề tài
    nghiên cứu chọn tạo giống bò sữa ñạt sản lượng trên4000kg/chu kì,
    giai ñoạn 2001-2005, Viện chăn nuôi, Hà Nội, tr.16-19.
    22. Nguyễn Xuân Trạch và Mai Thị Thơm (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu
    bò, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...