Đồ Án Nghiên cứu một số phương pháp bảo quản phụ phẩm vỏ đầu tôm và hiệu qủa của nó trong chăn nuôi vịt đẻ

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Vỏ đầu tôm thường được sử dụng để nuôi vịt đẻ, nhưng nguồn cung cấp không được liên tục, ảnh hưởng bởi hai lượt thu hoạch và chế biến tôm trong tháng. Để đảm bảo có vỏ đầu tôm thường xuyên sử dụng nuôi vịt đẻ, chúng tôi tiến hành 2 thí nghiệm.


    Thí nghiệm 1 nhằm xác định phương pháp ủ chua phù hợp để bảo quản vỏ đầu tôm thí nghiệm được bố trí theo thể thức thừa số gồm 2 nhân tố, mỗi nhân tố có 3 mức độ: (1) mật đường (M) và (2) bột khoai mì (B) gồm 9 tổ hợp nghiệm thức và lặp lại 3 lần.


    Phương pháp ủ chua sử dụng 25% mật đường, không bổ sung bột khoai mì (nghiệm thức M1BO), với 3% muối, 25% nước so với trọng lượng nguyên vỏ đầu tôm tươi có chủng vi khuẩn lactic là tốt nhất. Điều kiện ủ không đòi hỏi phải xay nghiền nguyên liệu như một số tác giả đã thực hiện, và quá trình ủ được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ thường 29 - 32o C. pH sau khi ủ 3 ngày là 4,33; sau khi ủ 6 ngày và 9 ngày là 4,22 và 4,21; đạt điều kiện bảo quản. Giá trị dinh dưỡng vỏ đầu của nghiệm thức M1BO sau 6 ngày ủ có Protein thô là 20%, năng lượng trao đổi 2874 kcal/ kg, calci 3,75%, phospho 0,80% tính trên vật chất khô. Phương tiện ủ rất đơn giản, phù hợp với hộ chăn nuôi gia đình. Sản phẩm ủ 6 ngày có thể sử dụng được và có thể tồn trữ khoảng một tháng mà không có biến đổi lớn về giá trị dinh dưỡng ảnh hưởng đến việc bổ sung vào khẩu phần nuôi vịt đẻ.


    Thí nghiệm 2 được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên để xác điịnh tỉ lệ thích hợp vỏ đầu tôm ủ chua thay thế vỏ đầ tôm tươi trong khẩu phần nuôi vịt đẻ gồm 4 nghiệm thức, 4 lần lập lại.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...