Tiến Sĩ Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh của vận động viên cử tạ thành phố Hồ Chí Minh

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 4/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2015
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    1
    Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU5
    1.1. Khái lược lịch sử phát triển của môn cử tạ
    1.1.1. Môn cử tạ thời cổ đại
    1.1.2. Môn cử tạ thế giới cận đại
    1.1.3. Đặc điểm của cử tạ hiện đại
    1.1.3. Sự phát triển môn cử tạ của Việt Nam
    1.2. Sinh lý học của cơ xương (cơ vân)
    1.2.1. Cấu trúc của cơ xương
    1.2.2. Cơ chế của sự co cơ
    1.2.3. Đặc điểm sinh lý sợi cơ
    1.2.4. Nguyên lý của sự thay đổi kích thước cơ
    1.2.5. Sinh lí học tế bào cơ gốc (skeletal muscle stem cells-
    satellite cells)
    1.3. Cơ sở khoa học của huấn luyện sức mạnh trong cử tạ
    1.3.1. Khái niệm
    1.3.2. Đặc điểm cơ học của lực
    1.3.3. Phân loại sức mạnh
    1.3.4. Cơ sở sinh lý của tố chất sức mạnh
    1.3.5. Nhiệm vụ và phương pháp huấn luyện sức mạnh
    1.3.6. Sức mạnh cơ của các VĐV cử tạ
    1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU43
    2.1. Phương pháp nghiên cứu
    2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
    2.1.2. Phương pháp nhân trắc học
    2.1.3. Phương pháp kiểm tra y sinh học chức năng
    2.1.3.1. Phương pháp xác định thành phần cơ thể
    2.1.3.2. Phương pháp xác định mật độ khoáng xương
    2.1.3.3. Phương pháp sinh thiết cơ
    2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
    2.1.5. Phương pháp toán thống kê
    2.2. Tổ chức nghiên cứu
    2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
    2.2.2. Khách thể nghiên cứu
    2.2.3. Phạm vi, thời gian nghiên cứu
    2.2.4. Qui trình nghiên cứu
    2.2.5. Kế hoạch nghiên cứu
    2.2.6. Địa điểm nghiên cứu
    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN63
    3.1. Đặc điểm hình thái, thành phần cơ thể và sự ảnh hưởng, liên
    quan đến sức mạnh của nam vận động viên cử tạ TP.HCM.
    3.1.1. Đặc điểm hình thái (hình thể) của nam VĐV cử tạ TP.HCM
    3.1.2. Thành phần cơ thể của nam VĐV cử tạ Tp.Hồ Chí Minh
    3.1.3. Xác định mật độ xương (MĐX) của nam VĐV cử tạ
    TP.HCM
    3.2. Vai trò của di truyền, đặc điểm cấu trúc sợi cơ và sự ảnh
    hưởng, liên quan đến sức mạnh của nam VĐV cử tạ
    TP.HCM.
    3.2.1. Vai trò của di truyền trong thể thao
    3.2.2. Đặc điểm sợi cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM 76
    3.3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời nhằm phát triển
    sức mạnh cho nam vận động viên cử tạ TP. Hồ Chí Minh.
    3.3.1. Cơ sở khoa học của việc tập luyện bài tập trở kháng tức thời
    đến hoạt động của tế bào cơ gốc (tế bào vệ tinh - SC).
    3.3.2. Cơ sở sinh lý của quá trình tổng hợp protein
    3.3.3. Tác động của bài tập trở kháng tức thời đến hoạt động của tế
    bào cơ gốc - tế bào vệ tinh (skeletal muscle stem -satellite
    cell) trong cơ trên nam vận động viên cử tạ TP.HCM
    3.3.4. Sự biến đổi protein trong cơ của nam VĐV cử tạ TP.HCM
    trước và sau khi tập luyện các bài tập trở kháng tức thời.
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    Kết luận
    Kiến nghị
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ
    CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Ngày nay, một số môn thể thao (TT) Việt Nam đã t iếp cận được nền TT
    thế giới, trong đó môn TT thế mạnh đã giành được huy chương trên đấu trường
    Olympic là môn Cử tạ.
    Chiến lược phát triển thể dục thể thao (TDTT) Việt Nam đến năm 2020
    đã xác định Cử tạ là một trong 10 môn trọng điểm loại I cần được quan tâm đầu
    tư để có huy chương vàng Olympic 2016 [21, tr.32]. Trước sự quan tâm, đầu tư
    của Đảng và Nhà nước đối với môn TT mũi nhọn này, bản thân nhận thấy được
    điểm nóng đang được các nhà quản lý, các nhà chuyên môn chú tâm.
    Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những đơn vị đứng đầu
    cả nước về thành tích môn Cử tạ. Thành tích tại Đại hội TDTT toàn quốc 2010,
    TP.HCM đạt hạng 2 toàn đoàn với 7 huy chương vàng, 16 huy chương bạc và 6
    huy chương đồng. Thành tích tại Đại hội TDTT toàn quốc 2014, TP.HCM đạt
    hạng 1 toàn đoàn phá 13 kỷ lục quốc gia với 15 huy chương vàng, 04 huy
    chương bạc và 09 huy chương đồng. Đặc biệt, vận động viên (VĐV) Thạch Kim
    Tuấn đạt huy chương vàng tại Thế vận hội Olympic trẻ 2010. Gần đây Thạch
    Kim Tuấn đạt huy chương bạc tại Á vận hội Seoul 2014.
    Mục tiêu của môn cử tạ ở kỳ Thế vận hội tiếp theo là giành huy chương.
    Tổng cục TDTT đã quyết định đưa Trần Lê Quốc Toàn và Thạch Kim Tuấn vào
    nhóm VĐV trọng điểm, tập trung đầu tư để tranh tài tại các đấu trường quốc tế,
    cụ thể là đấu trường Olympic lần thứ 31 tại Rio De Zanero, Brazil 2016.
    Thành tích thể thao phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cấu trúc bên trong của
    thành tích thể thao được thể hiện qua các mối quan hệ hữu cơ tồn tại một cách
    khách quan giữa các yếu tố xác định thành tích và được gọi là cấu trúc thành
    tích [6]. Các yếu tố xác định thành tích thể thao cá nhân rất quan trọng đối với
    việc đạt được các thành tích thể thao cao ở mỗi môn thể thao. Tuy nhiên tầm
    quan trọng và tỷ lệ ảnh hưởng của nó lại mang tính chất riêng biệt ở mỗi môn
    thể thao. Cử tạ là môn thể thao dùng sức mạnh, phối hợp các động tác kỹ thuật
    nâng tạ với trọng lượng tối đa có thể được. Thi đấu cử tạ gồm cử giật và cử đẩy.
    Như vậy, sức mạnh là một trong những yếu tố quyết định thành tích thi đấu của
    VĐV cử tạ [7], [8], [28].
    Sức mạnh cơ bắp là kết quả của sự kết hợp của ba yếu tố: Sức mạnh sinh
    lý (phụ thuộc vào các yếu tố như kích thước cơ bắp, diện tích mặt cắt ngang của
    cơ và phản ứng của tập luyện); sức mạnh thần kinh (yếu hay mạnh như thế nào
    là tín hiệu báo cho các cơ bắp co lại) và độ bền cơ học (trong đó đề cập đến lực
    kéo của cơ bắp và cách những lực lượng có thể được thay đổi bằng cách sử dụng
    xương và khớp như đòn bẩy) [99].
    Sức mạnh cơ bắp phụ thuộc trực tiếp vào tiết diện mặt cắt ngang của cơ



    bắp, do đó, nếu sau một thời gian huấn luyện, kích thước cơ bắp tăng lên 50%,
    có nghĩa là lực sinh ra của cơ thể cũng tăng 50%. Đối với mỗi 1 centimet vuông
    diện tích mặt cắt ngang, các sợi cơ có thể phát huy một lực tối đa khoảng 30-40
    Newtons (trọng lượng 3-4 kg) [99].
    Theo Chad Tackett, Chủ tịch Hội GHF- Galveston Historical Foundation
    các nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh gồm: loại sợi cơ, tuổi, giới tính, các chi và
    độ dài cơ bắp, điểm bám tận của gân, chương trình huấn luyện tốt (kỹ thuật,
    lượng vận động, quãng nghỉ, hồi phục ), di truyền (hình thể, gân, xương, cơ)
    [44].
    Sức mạnh tối đa của cơ chịu ảnh hưởng của ba nhóm yếu tố chính: Một là
    nhóm yếu tố về sinh lí: đơn vị vận động, ngưỡng, sợi cơ trên trục cơ. Hai là
    nhóm yếu tố về giải phẫu: thành phần sợi cơ, tỷ lệ sợi cơ chậm/cơ nhanh, tiết
    diện sợi cơ, góc độ co cơ. Ba là nhóm yếu tố về sinh cơ: hệ số ma sát, nhớt đàn
    hồi, loại và tốc độ co cơ, cánh tay đòn [57].
    Sức mạnh tối đa của cơ chịu ảnh hưởng của 2 nhóm yếu tố chính là: một
    là các yếu tố trong cơ ở ngoại vi: Điều kiện cơ học của sự co cơ, như cánh tay
    đòn của lực co cơ, góc tác động của lực co cơ với điểm bán trên xương; Chiều dài ban đầu của cơ; Độ dầy (tiết diện ngang) của cơ; Đặc điểm cấu tạo (cơ cấu)
    của các loại sợi cơ chứa trong cơ. Hai là các yếu tố thần kinh trung ương điều
    khiển sự huy động số lượng đơn vị vận động, thời điểm co cơ, phối hợp vận
    động giữa các sợi cơ và cơ.
    Theo Carol A. Oatis (2009), có 6 nhân tố ảnh hưởng đến sức mạnh cơ
    gồm: kích thước cơ, cánh tay đòn, độ dài cơ, tốc độ co cơ, thành phần cơ và số
    lượng các sợi cơ tham gia vận động [43].
    Tế bào cơ gốc giống như tế bào gốc, là những tế bào vô định hình nằm ở
    ngoại vi của tế bào cơ. Thông thường, tế bào cơ gốc nằm im lặng; tuy nhiên, đến
    khi cơ bị tổn thương, những phản ứng hocmon và chất dịch kích hoạt tế bào cơ
    gốc và làm cho chúng nảy nở và phân tách, sau đó liên kết với sợi cơ. Khi các tế
    bào cơ gốc hợp nhất với sợi cơ, chúng hiến nhân của chúng và làm tăng hiệu quả
    của năng lực tổng hợp protein của tế bào cơ. Đây là điều cốt yếu, bởi vì bằng sự
    tăng lên của số lượng nhân của chúng, cơ bắp lúc này được tăng khả năng tăng
    trưởng. Và điều đó rất là quan trọng cho việc đánh giá những tế bào cơ gốc có
    thể tái sinh, cho phép cơ bắp hồi phục [38].
    Trong vài nghiên cứu gần đây, các báo cáo thảo luận về vai trò của tế bào
    vệ tinh có liên quan đến phì đại cơ trong cơ người trưởng thành [38]. Các tế bào
    vệ tinh có liên quan đến tăng trưởng cơ bắp trong quá trình thai nhi và phát triển
    sau khi sinh đóng một vai trò quan trọng trong việc sửa chữa và tái sinh của các
    sợi cơ bị hư hỏng. Các tế bào vệ tinh cũng là rất cần thiết cho sợi cơ phì đại và
    duy trì khối lượng cơ bắp trong người lớn. Mona Lindström [82]. Để tiếp tục
    khám phá các chức năng và tính không đồng nhất của tế bào vệ tinh đối với các
    dấu hiệu khác nhau trong cơ xương của con người bằng cách nghiên cứu những
    ảnh hưởng của tập luyện sức mạnh [82].
    Vì vậy, việc nghiên cứu sâu một số nhân tố ảnh hưởng đến thành tích của
    vận động viên, đặc biệt là ảnh hưởng đến sức mạnh ở vận động viên cử tạ Việt
    Nam là vấn đề thời sự cần thiết của khoa học TDTT hiện nay. Do vậy, chúng tôi
     
Đang tải...