Thạc Sĩ Nghiên cứu một số mô hình trồng bông xen canh với cây ngắn ngày tại huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Đặt vấn đề
    Trong những năm gần đây, diện tích trồng bông ở vùng Tây Nguyên có sự
    sụt giảm nghiêm trọng. Theo thống kê của Công ty Bông Việt Nam niên vụ
    2007/2008 diện tích bông khoảng 3.700 ha, đến niên vụ 2009/2010 diện tích bông
    tại Tây Nguyên chỉ còn khoảng 1.500 ha, những nguyên nhân chính làm cho diện
    tích bông suy giảm: Thứ nhất, do quy trình kỹ thuật canh tác bông còn phức tạp,
    năng suất bông chưa thực sự ổn định, hiệu quả kinh tế của cây bông chưa cao
    Thứ hai, do cây bông chưa đủ khả năng cạnh tranh với một số cây trồng ngắn ngày
    khác như: ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc
    Để khôi phục được vùng bông Tây Nguyên, vấn đề cấp thiết được đặt ra là:
    Làm thế nào để cây bông nhanh chóng có chỗ đứng vững chắc trong cơ cấu cây
    trồng nông nghiệp ngắn ngày của vùng? Có 2 hướng để giải quyết vấn đề này: Một
    là, nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật về giống, quy trình canh tác, quản lý dịch hại
    thích hợp và đồng bộ, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của cây bông
    với cây trồng khác. Hai là, nghiên cứu các mô hình trồng bông thích hợp để tăng
    hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế cho người trồng bông, tạo cơ hội nâng cao
    diện tích và sản lượng bông của vùng.
    Trong những năm gần đây, Viện nghiên cứu Bông và PTNN Nha Hố đã lai
    tạo được một số giống bông lai mới với các đặc tính tốt như: có tiềm năng cho
    năng suất cao, thân cành gọn, chín tập trung đã tạo điều kiện thuận lợi cho cây
    bông phát triển tốt. Vì vậy, việc nghiên cứu các mô hình trồng bông xen canh với
    một số cây trồng ngắn ngày khác là một trong những giải pháp thiết thực nhất,
    nhằm góp phần khai thác tốt điều kiện đất đai và tạo ra cơ cấu cây trồng ổn định,
    nâng cao hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả kinh tế, tạo cơ hội mở rộng diện tích và 2
    Xuất phát từ những cơ sở khoa học và thực tiễn sản xuất, chúng tôi tiến
    hành đề tài: “Nghiên cứu một số mô hình trồng bông xen canh với cây ngắn
    ngày tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông”.
    2. Mục tiêu đề tài
    Xác định được mô hình trồng bông xen canh thích hợp với cây ngắn ngày
    có hiệu quả kinh tế cao tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
    3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    - Ý nghĩa khoa học
    Các kết quả thu được của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về một
    số mô hình trồng bông xen canh với cây trồng ngắn ngày đạt hiệu quả kinh tế cao.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài làm cơ sở cho việc bố trí các mô hình trồng bông
    thích hợp tại địa phương. Đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu chuyên sâu về cây
    bông tại huyện Cư Jút nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung.
    - Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đem
    lại hiệu quả kinh tế cho người trồng bông, nâng cao vị trí cây bông trong hệ thống cơ
    cấu cây trồng tại địa phương, tạo điều kiện mở rộng diện tích, tăng năng suất và sản
    lượng bông.
    4. Giới hạn của đề tài
    - Giống nghiên cứu: Đề tài chỉ tiến hành trên giống bông lai F1 VN04-3,
    thuộc loài bông Luồi (G. hirsutum L.), là giống có triển vọng và hiện đang trồng
    phổ biến tại vùng nghiên cứu.
    - Địa bàn nghiên cứu: Đề tài của chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu tại
    huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông.
    - Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành trong vụ mưa năm 2009 và 2010. 3
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1 Cơ sở khoa học của đề tài
    1.1.1 Khái niệm xen canh
    - Xen canh laø troàng cuøng moät luùc nhieàu loaïi caây troàng treân moät ñôn vò dieän
    tích trong cuøng moät vụ, nhaèm taän duïng toái ña caùc ñieàu kieän töï nhieân saün coù ñeå ña
    daïng hoùa saûn phaåm vaø laøm taêng hieäu quaû ñoàng voán ñaàu tö của ngöôøi saûn xuaát.
    - Moät heä thoáng troàng xen coù hieäu quaû sinh hoïc cao laø heä thoáng canh taùc
    thoûa maõn 4 yeâu caàu :
    + Toång saûn löôïng thu hoaïch cao nhaát.
    + Dieän tích söû duïng ñaát ít nhaát.
    + Toå hôïp caây troàng hôïp lyù nhaát.
    + Kỹ thuaät canh taùc phuø hôïp nhất.
    - Ñeå ñaùnh giaù hieäu quaû sinh hoïc vaø hieäu quaû kinh teá, IRRI (1973,1977)
    vaø Mead and Willey (1980) ñaõ ñeà xuaát khaùi nieäm tæ leä ñaát töông ñöông (LER -
    Land vaø ñöôïc tính theo coâng thöùc:
    LER = L x + L y + L z =
    A
    P
    +
    A
    P
    +
    A
    P
    x
    x
    y
    y
    z
    z
    Trong ñoù:
    L x ; L y ; L z laø nhöõng LER rieâng bieät cuûa caùc xaây troàng x, y, z.
    A x , A y , A z laø naêng suaát cuûa caùc caây troàng x, y, z trong ñieàu kieän troàng xen.
    P x , P y , P z laø naêng suaát cuûa caùc caây trồng ñoù trong ñieàu kieän troàng thuaàn.
    Tuy nhieân, saûn löôïng caây troàng khoâng chæ quan heä vôùi dieän tích ñaát,
    caây troàng, quaûn lyù vaø moâi tröôøng (nhö ñöôïc nguï yù bôûi LER) maø coøn coù quan
    heä maät thieát vôùi thôøi gian sinh tröôûng cuûa caây troàng hoaëc thôøi gian maø ñaát bò
    chieám giöõ bôûi moät caây troàng hay toå hôïp caùc caây troàng nhö trong tröôøng hôïp 4
    vöøa xen, vöøa goái, canh taùc ña canh, ña taàng. Ñieàu ñoù ñaõ khai sinh ra khaùi
    nieäm môùi: “Tyû leä thôøi gian töông ñöông” (Area Time Equivalency Ratio -
    ATER) ñöôïc phaùt trieån bởi Heisch 1978:
    ATER =
    t
    t
    x
    y
    y
    =
    I
    t
    t x
    y
    y
    i
    m
    I
    i
    I
    i
    m I i
    m
    i=1
    n
    i
    I
    i
    m
    i
    n
    =
    ∑ ∑
    1
    Trong ñoù: t i
    m : laø thôøi gian phaùt trieån cuûa caây troàng i trong ñieàu kieän troàng thuaàn.
    t I : laø thôøi gian toøan boä heä thoáng troàng xen.
    y i
    I : Naêng suaát (taán/ha) cuûa caây troàng i trong troàng xen.
    y i
    m : Naêng suaát (taán/ha) cuûa caây troàng i trong troàng thuaàn.
    n : laø toång soá caùc caây troàng trong heä thoáng.
    Wiiley, Rao (1980) ñaõ phaùt trieån khaùi nieäm LER trong vieäc ñaùnh giaù möùc
    ñoä caïnh tranh giöõa caùc caây troàng xen baèng chæ tieâu “chæ soá caïnh tranh’’
    (Competitive Ratio - CR):
    CR X =
    A
    P
    :
    A
    P
    x
    S
    S
    X
    X
    Y
    Y
    Y
    X






    Trong ñoù:
    A X vaø A Y : laø naêng suaát cuûa caùc caây troàng X vaø Y trong troàng xen.
    P X vaø P Y : laø naêng suaát cuûa caùc caây troàng xen trong troàng thuaàn.
    S Y : laø khoâng gian töông öùng bò chieám choã bôûi caây troàng Y.
    S X : laø khoâng gian töông öùng bò chieám choã bôûi caây troàng X.
    Ñeå ñaùnh giaù hieäu quaû kinh teá cuûa vieäc troàng xen coù 4 chæ tieâu cơ baûn ñaõ
    ñöôïc ñeà nghò bôûi Perrin et al. (1976) bao goàm: Toång chi phí, toång thu nhaäp, lôïi
    nhuaän vaø hieäu quaû ñaàu tö:
    HQÑT(%) =
    L ôïi nhuaän
    T oång chi phí ñaàu t ö
    X 1005
    1.1.2 Những nghiên cứu về xen canh
    1.1.2.1 Nghiên cứu ngoài nước
    Ở nhiều nước, cây bông thường được trồng xen với nhiều cây trồng khác
    để làm tăng năng suất và quản lý sâu hại. Hiệu quả của việc trồng bông xen với
    rau Húng quế đã được kiểm chứng trên đồng ruộng đối với sự lan tràn của dịch
    hại, khả năng ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả kinh tế tại Ai Cập. Cây
    Húng quế được biết đến như là loại cây có tác dụng xua đuổi đối với nhiều loại
    sâu hại, được trồng xen với bông theo 3 tỷ lệ (không xen, tỷ lệ xen trung bình và
    tỷ lệ xen lớn), với khoảng cách hàng 60 cm và 90 cm được nhắc lại 4 lần, so với
    công thức trồng bông thuần, công thức xen canh bông - Húng quế đã làm giảm
    sự xuất hiện của sâu hại một cách có ý nghĩa, mật độ sâu hồng trên cây bông
    giảm 50% (Schader Christian và cs) [35].
    Nghiên cứu ảnh hưởng của việc trồng bông xen canh đối với sâu bệnh và thiên
    địch, Dong Y.G (1988) cho rằng: trồng ngô xen bông tạo điều kiện thuận lợi cho bọ
    rùa Coccinella và hạn chế được rệp hại bông so với trồng bông thuần. Trong công tác
    phòng trừ tổng hợp sâu hại bông thì trồng xen là biện pháp có hiệu quả trong công
    tác phòng trừ sâu bệnh hại. Tại Trung Quốc, trồng lúa mì xen bông đã làm chậm sự
    xuất hiện của rệp khoảng 5-7 ngày. Số rệp trên cây bông trồng xen thấp hơn 79,3%
    so với trồng bông thuần, mật độ thiên địch ở mô hình bông trồng xen cao hơn 4,9
    lần so với bông trồng thuần. Trồng xen cây họ đậu hoặc ngô với bông cũng hấp
    dẫn thiên địch hơn, làm tăng Bọ rùa Coccinella từ 74,4-168% so với bông thuần và
    hạn chế được rệp bông. Ở tỉnh Jiangsu (Trung Quốc), trồng lúa mạch xen bông là
    biện pháp thông thường để làm tăng các loài thiên địch trên cây bông [62].
    Tại Indonesia, trồng bông xen ngô đã hạn chế tác hại của sâu xanh hại bông
    rõ rệt. Với mục đích trồng ngô để dẫn dụ sâu xanh nên việc thiết kế kiểu trồng xen,
    bố trí thời vụ gieo ngô sao cho khi thời kỳ sâu xanh ở mức cao trùng với thời kỳ
    phun râu của ngô đã làm giảm tác hại của sâu xanh đối với bông và hạn chế được
    việc sử dụng thuốc hoá học. 6
    Tại Mỹ (Nam Alabama), trồng lạc liên tục thì năng suất lạc giảm rõ rệt do bị
    tuyến trùng (Hoplolaimus columbus) phá hại nặng. Tuy nhiên, khi đưa cơ cấu trồng
    lạc sau vụ bông đã cải thiện được năng suất lạc rõ rệt và có hiệu quả kinh tế
    (Roberson D.G và ctv, 1991).
    Theo Darrel S. M và Donald M. E (1980) trồng thuần một loại cây chỉ sử
    dụng được 60-80% hiệu suất của đất. Trồng xen giúp nâng cao năng suất cây
    trồng, phòng trừ sâu hại dễ dàng hơn, đặc biệt nếu trồng cây họ đậu sẽ cho nhiều
    nguồn lợi hơn [53].
    Trên thế giới, phần lớn cây họ đậu được sử dụng để trồng xen với cây
    bông. Vì cây họ đậu có phản ứng trung tính với ánh sáng, chịu che bóng và có
    khả năng cố định đạm, tăng độ màu mỡ cho đất. Theo Kunase Karan.V và cs
    [57], việc xen 3 hàng đậu xanh với bông (giống MCu5) đã làm giảm được lượng
    đạm cần bón theo khuyến cáo là 25%, nhưng năng suất bông vẫn không bị giảm.
    Nghiên cứu về khả năng trồng xen của giống bông C50 với những cây
    trồng khác trong điều kiện nhờ nước trời ở Tamil Nadu (Ấn Độ) cho thấy: năng
    suất bông trồng thuần cao hơn so với mô hình bông trồng xen. Năng suất bông
    giảm do trồng xen có thể đạt tối đa là 28%, ớt và rau mùi đều không thích hợp
    cho trồng xen. Bông xen với đậu đen cho hiệu quả kinh tế cao nhất, đậu đen
    được khuyến cáo dùng làm cây trồng xen trong những năm có lượng mưa thấp
    (dẫn theo Trần Anh Hào, 1996) [9].
    Các nghiên cứu của Tarhalkar P. P, Mudholkar N. J (1990) cho rằng: Tại Ấn
    Độ cây bông có thời vụ kéo dài, giai đoạn đầu sinh trưởng chậm tạo thành một thời
    vụ ngắn khoảng 70-100 ngày. Do vậy, những cây có tán lá thấp như: lúa mạch, đậu
    xanh, đậu đen, lạc, đậu tương đều có thể trồng xen với cây bông. Trồng xen các cây
    đậu xanh, đậu đen, đậu đũa, hướng dương với bông thì mật độ các loài chích hút trên
    bông trồng xen thấp hơn bông trồng thuần, trong đó trồng xen đậu xanh vào bông
    cho tổng thu nhập cao nhất [50].
    Kết quả nghiên cứu tại Rio Grande do Norte (Brazil) đã chỉ ra rằng: trồng 2
    hàng bông xen 1 hàng đậu đũa cho năng suất bông cao hơn trồng 1 hàng bông xen 7
    1 hàng đậu đũa. Số lượng cây đậu đũa không ảnh hưởng lớn đến năng suất bông
    (Bererra Neto F và cs, 1991) [38].
    Kết quả nghiên cứu về hiệu quả của việc trồng bông xen canh với đậu đen
    trong điều kiện trồng bông nhờ nước trời ở Ấn Độ cho thấy: Bông được trồng xen
    với đậu đen cho năng suất cao hơn so với bông trồng xen với đậu triều, cao lương.
    Trồng bông xen đậu đen cho năng suất bông hạt (được quy đổi đông đặc) cao và
    mang lại tổng thu nhập cao hơn so với bông trồng thuần hoặc bông trồng xen với
    đậu triều, cao lương (Biajdar J.M và cs, 1987) [42]. Trồng bông xen lạc làm tăng
    hiệu quả kinh tế và hiệu suất sử dụng đất một cách có ý nghĩa so với trồng bông
    xen đậu xanh hoặc trồng bông thuần, tuy năng suất bông ở mô hình bông xen lạc
    có thấp hơn (0,91 tấn/ha) so với bông thuần (1,04 tấn/ha) nhưng không đáng kể
    (Balkar S.Y; Vaidya C.S và ctv, 1990).
    1.1.2.2 Nghiên cứu trong nước
    Tại Việt Nam, Trần Anh Hào (1996) đã kết luận: cây trồng xen thích hợp
    với cây bông ở Ninh Thuận là cây đậu xanh và ở Đồng Nai là đậu tương. Trồng
    xen đậu xanh và đậu tương với bông theo tỷ lệ 1:1 làm giảm 6,2% năng suất bông
    nhưng thu được sản phẩm đậu xanh và đậu tương, vì vậy tổng thu nhập và tỷ suất
    lợi nhuận cao hơn so với trồng bông thuần. Đồng thời, việc trồng xen đậu xanh với
    bông còn có tác dụng làm tăng thiên địch như: ong mắt đỏ, nhện Do đó, tỷ lệ sâu
    xanh giảm, tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh xanh lùn cũng giảm hẳn so với bông trồng
    thuần. Trồng gối ngô vào bông cũng làm cho sâu xanh trên cây bông chỉ tồn tại ở
    mức thấp và khá ổn định [9].
    Theo Nguyễn Thị Thanh Bình (1999), biện pháp xen canh bông với đậu
    xanh theo tỷ lệ 1:1 kết hợp với biện pháp xử lý hạt bằng Gaucho 70WP (5g/1 kg
    hạt) có tác dụng phòng trừ rệp và hạn chế được gần 60% mức độ bệnh xanh lùn so
    với không phòng trừ [1].
    Kết quả thử nghiệm qua 2 năm (2001 và 2002) tại Quảng Ngãi, bước đầu
    cho thấy: cây bông trong hệ thống trồng xen với các cây trồng truyền thống tại địa
    phương đã cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với bông trồng thuần và cao hơn so 8
    với cơ cấu cây trồng khác (Tổng công ty Bông Việt Nam, 2003) [26]. Việc trồng
    bông xen với các cây trồng khác đã tận dụng được thời gian, không gian và tiết
    kiệm được công chăm sóc. Các mô hình bông xen lạc, đậu cô ve hoặc đậu tương
    trong điều kiện mùa khô có tưới bổ sung đều cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với
    mô hình bông trồng thuần (Lê Quang Quyến và cs, 2004) [24].
    Theo Phạm Xuân Hưng (2002), tại Thanh Hóa, trồng bông xen lạc với mật
    độ từ 1,0 đến 1,2 vạn cây/ha làm tăng năng suất bông để có thể bù đắp được sự
    giảm năng suất lạc. Đặc biệt, hiệu quả kinh tế của mô hình trồng bông xen lạc khá
    cao và cao hơn nhiều so với trồng ngô xen lạc, vì cây ngô chống chịu với điều kiện
    khô hạn kém hơn cây bông, hiệu quả kinh tế thấp hơn cây bông [13].
    Trên đất cát ở huyện Thăng Bình (Quảng Nam), trong điều kiện vụ Xuân hè:
    Mô hình bông xen lạc theo kiểu 1 hàng bông kép (1,4 - 0,6 m) xen 4 hàng lạc cho
    hiệu quả kinh tế cao nhất và vượt mô hình trồng bông thuần (5,5 triệu đồng/ha) và
    mô hình trồng lạc thuần (2,7 triệu đồng/ha) [26].
    Theo Đinh Quang Tuyến & cs (2008), tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
    trồng bông xen đậu tương theo kiểu 1/4 (1 hàng bông xen 4 hàng đậu tương, với
    khoảng cách giữa 2 hàng bông là 1,4m) cho lãi thuần cao nhất (đạt 17,5 triệu
    đồng/ha). Tại Kông Chro (Gia Lai), trồng bông xen đậu xanh theo kiểu 2/4
    (bông hàng kép cách nhau 1,4m xen 4 hàng đậu xanh) cho lãi thuần đạt 13,3
    triệu đồng/ha. Trồng bông xen ngô theo kiểu 4/1 (4 hàng bông xen 1 hàng ngô)
    cho lại lãi thuần và thu nhập cao tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông và huyện Chư
    Sê, tỉnh Gia Lai [29].
    1.2 Tình hình sản xuất bông trong nước và trên thế giới
    1.2.1 Tình hình sản xuất bông trên thế giới
    Trong bốn thập kỷ qua, sản xuất và tiêu thụ bông vải trên toàn thế giới có
    những bước tăng trưởng mạnh, sản lượng bông xơ từ 9,8 triệu tấn (năm 1960/1961)
    lên đến 21,1 triệu tấn vào những năm 2001/2002 (Badiane và ctv, 2002). Niên vụ
    2001/2002 trên thế giới có hơn 50 quốc gia sản xuất bông với diện tích hàng năm
    khoảng 30 - 35 triệu ha, tập trung chủ yếu ở các nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới 9
    và á nhiệt đới. Gần 10 năm trở lại đây, diện tích bông toàn cầu biến động trong
    khoảng 30 - 35 triệu ha với sản lượng bông xơ khoảng 20 - 26 triệu tấn/năm. Tổng giá
    trị sản xuất bông đạt 21 tỷ USD/năm, trong đó các nước đang phát triển chiếm khoảng
    70% giá trị. Sản xuất bông ở khu vực châu Á chiếm 60% sản lượng toàn cầu, châu Phi
    chiếm 15% và châu Mỹ La Tinh < 5%, (ICAC, 2001-2010) [41]. (bảng 1.1)
    Bảng 1.1: Tình hình sản xuất bông trên thế giới trong những năm gần đây
    Niên vụ
    Diện tích
    (triệu ha)
    Năng suất bông
    xơ (tạ/ha)
    Sản lượng bông
    xơ (triệu tấn)
    2001/2002 33,5 6,40 21,5
    2002/2003 31,2 6,19 19,3
    2003/2004 32,6 6,20 20,2
    2004/2005 35,7 6,94 24,8
    2005/2006 32,9 6,75 22,2
    2006/2007 33,8 7,90 26,7
    2007/2008 33,6 7,56 25,7
    2008/2009 33,8 7,94 26,9
    2009/2010 30,2 7,26 21,8
    2010/2011* 33,6 7,49 25,1
    Ghi chú: (*): Số liệu niên vụ 2010/2011 ước tính (Nguồn:Theo ICAC, 2001-2011)[41]
    Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng bông của một số quốc gia đứng
    đầu thế giới trong niên vụ (2007 – 2009)
    Niên vụ
    Quốc gia
    Diện tích (triệu ha) Năng suất bông xơ (tạ/ha)
    2007/08 2008/09 2009/010 2007/08 2008/09 2009/010
    Trung Quốc 6,02 5,95 5,30 12,99 13,10 13,5
    Mỹ 4,25 3,06 - 9,85 9,11 -
    Ấn Độ 9,44 9,37 10,26 5,67 5,34 4,88
    Pakistan 3,00 2,90 3,00 6,46 6,76 6,67
    Uzbekistan 1,43 1,42 1,3 8,15 7,51 6,53
    Braxin 1,08 0,85 0,84 14,88 14,86 14,19
    Thổ Nhĩ Kỳ 0,52 0,35 0,28 12,98 13,25 13,61
    Toàn thế giới 33,6 33,8 - 7,96 7,66 -
    (Nguồn:Theo ICAC, 2001-2011)[41]
    Theo thống kê của Bộ nông nghiệp Mỹ, niên vụ 2009/2010, cây bông được
    trồng ở hơn 90 quốc gia với diện tích là 30,2 triệu ha. Trong đó, các nước có diện
    tích trồng bông đứng đầu thế giới là: Ấn Độ (10,26 triệu ha), Trung Quốc (5,3 triệu 10
    ha), Mỹ (3,06 triệu ha), Pakistan (3,0 triệu ha), Uzbekistan (1,3 triệu ha), Brazil
    (0,84 triệu ha) và Thổ Nhĩ Kỳ (0,28 triệu ha). Trong số các nước sản xuất bông
    đứng đầu thế giới thì Braxin, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là các nước có năng suất
    bông đạt mức khá cao, năng suất bông xơ bình quân chung của các quốc gia này
    đạt mức từ 13 - 14,19 tạ bông xơ/ha.
    Hiện nay, những nước có diện tích trồng bông đứng đầu thế giới là: Ấn Độ (9,37
    triệu ha), Trung Quốc (5,95 triệu ha), Mỹ (3,06 triệu ha), Pakistan (2,90 triệu ha),
    Uzbekistan (1,42 triệu ha), Brazil (0,85 triệu ha) và Thổ Nhĩ Kỳ (0,35 triệu ha). Trong
    số các nước sản xuất bông đứng đầu thế giới thì Braxin, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ là
    các nước có năng suất bông đạt mức khá cao, năng suất bông xơ bình quân chung của
    các quốc gia này đạt mức từ 12,98 - 14,88 tạ/ha, ước tính diện tích trồng bông tăng
    (33,6 triệu ha), sản lượng bông xơ đạt 25,1 triệu tấn (ICAC, 2001 - 2011) [41].
    1.2.2 Tình hình sản xuất bông trong nước
    Bảng 1.3: Diễn biến tình hình sản xuất bông ở Việt Nam trong những năm qua
    Niên vụ Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn)
    1996/1997 10.676 6,00 6.866
    1997/1998 11.716 9,00 10.986
    1998/1999 19.963 8,00 16.245
    1999/2000 17.705 10,00 17.578
    2000/2001 23.250 9,00 20.340
    2001/2002 29.573 11,00 32.530
    2002/2003 35.200 10,50 36.960
    2003/2004 23.633 12,12 28.650
    2004/2005 20.260 9,55 19.358
    2005/2006 23.098 9,20 21.254
    2006/2007 15.445 11,20 17.300
    2007/2008 7.446 9,83 7.324
    2008/2009 3.240 10,60 3.434
    2009/2010 10.470 - -
    (Nguồn: Theo Công ty bông Việt Nam, 1996 – 2010 [4])
    Trước thời Pháp thuộc, giống bông được sử dụng chủ yếu các giống bông Cỏ
    địa phương (Gossypium arboreum. L), giống bông này cho năng suất thấp. Một số ít 11
    diện tích ở Trung và Nam bộ đã được trồng các giống bông Luồi (Gossypium
    hirsutum. L) nhập nội, với năng suất đạt 300 - 500 kg/ha (Lê Quang Quyến, 1999)
    [23]. Đầu thế kỷ 20, nước ta đã xuất khẩu bông sang Nhật, Hồng Kông. Trong thời kỳ
    kháng chiến chống Pháp, diện tích trồng bông đã được phát triển mạnh, trong đó Liên
    khu V đạt khoảng 10.000 ha và Liên khu IV đạt khoảng 13.000 ha (Nguyễn Văn Bình
    và ctv, 1996) [2], (Hoàng Đức Phương, 1983) [21].
    Sau năm 1954, các giống bông Luồi nhập nội được thay thế một phần các
    giống bông Cỏ địa phương. Sau năm 1975, năng suất bông hạt thấp (chỉ đạt 3 - 4
    tạ/ha). Nguyên nhân năng suất và diện tích bông giảm ở giai đoạn này là do sâu
    bệnh phá hại nặng và chưa có các giống bông thích hợp cho các vùng (Lê Quang
    Quyến, 1999) [23]. Chi phí sản xuất quá lớn do đầu tư thuốc trừ sâu rất cao nên
    người trồng bông luôn bị thua lỗ, mặt khác môi trường bị ô nhiễm nặng, ngành
    bông Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn (Nguyễn Thơ, 1998) [30].
    Từ sau những năm 1999, ngành bông Việt Nam đã có những bước thay đổi
    đáng kể, chúng ta đã tạo được các giống bông, đặc biệt là các giống bông lai có
    năng suất cao, chất lượng xơ tốt, chống chịu được sâu bệnh. Hàng loạt các tiến bộ
    kỹ thuật được áp dụng như: biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp giúp giảm chi
    phí thuốc bảo vệ thực vật; các biện pháp kỹ thuật canh tác khác như: hệ thống
    luân, xen canh hợp lý, phủ màng PE cho bông, đặc biệt trồng dày, sử dụng chất
    điều hòa sinh trưởng Mepiquate Chloride. Chính vì vậy mà năng suất và chất
    lượng bông xơ tăng, nghề sản xuất bông mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tính đến
    niên vụ 2002/2003 diện tích bông đạt hơn 35.000 ha, năng suất đạt hơn 10 tạ/ha,
    tăng lên hơn 2 lần so với thời điểm 1996/1997.
    Từ năm 2006 đến nay, năng suất và sản lượng bông nước ta giảm đáng kể.
    Niên vụ 2007/2008 diện tích bông giảm chỉ còn trên 7.000 ha và niên vụ
    2008/2009 chỉ còn trên 3.000 ha ở vùng Tây Nguyên, trồng chủ yếu nhờ nước trời.
    Bước sang niên vụ 2009/2010, diện tích bông tăng lên khá mạnh (10.470 ha). 12
    1.2.3 Tình hình sản xuất bông tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
    Bảng 1.4: Diện tích, năng suất, sản lượng bông tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông
    Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha)
    2007 392 1,0
    2008 45 1,1
    2009 500 1,6
    2010 586 1,8
    Niên giám thống kê huyện Cư Jút, 2011 [17]
    Nhìn chung, năng suất và diện tích bông tại huyện Cư Jút có chiều hướng tăng dần từ
    năm 2007 đến năm 2010. Tuy nhiên, trong năm 2008 do điều kiện thời tiết diễn biến
    bất thường từ đầu vụ và giá thu mua bông thấp làm diện tích bông sụt giảm mạnh.
    Một trong những nguyên nhân chính làm giảm diện tích bông là do trong những năm
    qua cơ chế quản lý của ngành bông chưa chặt chẽ.
    Trước tình hình trên, Công ty Cổ phần Bông Tây Nguyên đã tìm những biện
    pháp và có những chính sách thích hợp, nhằm nâng cao vị thế của cây bông vải với
    người nông dân. Mặt khác, Công ty hỗ trợ 100% chi phí hạt giống bông cho nông
    dân, đăng ký hợp đồng sản xuất bông với số lượng (8 kg/1ha), đầu tư một phần
    phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân trồng bông; nâng giá mua bông
    hạt từ 7.000 lên 9.000 đồng/kg, bảo đảm tiêu thụ toàn bộ sản phẩm cho người trồng
    bông. Bên cạnh đó, Trạm bông Cư Jút cũng đã phối hợp với các địa phương tổ
    chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về các biện pháp thâm canh cây
    bông để đạt năng suất cao, xây dựng các mô hình luân canh, xen canh nhằm đạt
    hiệu quả cao trên cùng một diện tích canh tác. Nhờ vậy, vụ mưa 2009 toàn huyện
    Cư Jút đã có trên 800 hộ đăng ký trồng bông với diện tích gần 500 ha. Tính đến
    nay, toàn huyện đã xuống giống được 530 ha bông, đạt 294,4% kế hoạch [5], [6].
    Với những chính sách thu hút của ngành bông hiện nay, hy vọng trong
    những vụ mùa tới cây bông đã và đang nhanh chóng tìm lại vị thế và trở thành một
    trong những cây trồng chủ lực của địa phương. 13
    1.3 Đặc điểm thực vật, sinh lý, sinh thái và các giai đoạn sinh trưởng
    của cây bông
    1.3.1 Đặc điểm thực vật học
    - Rễ: Bông là loại cây có bộ rễ ăn sâu, phát triển khá mạnh. Rễ bông thuộc
    loại rễ cọc. Rễ cọc có thể đâm sâu 2 - 3 m, rễ con có thể dài 0,6 - 1,0 m. Rễ phân bố
    tập trung ở tầng canh tác 0 - 30 cm (Chu Hữu Huy, 1991) [12].
    - Thân và cành: Cây bông là loại cây bụi, thường cao 0,7 - 1,5 m, trong
    điều kiện thuận lợi thân có thể cao tới 2 m. Thân chính mang các cành có nhiều
    lóng (20 - 30 lóng). Thân thẳng đứng, cành gần như nằm ngang, tạo cho cây có
    dạng tháp (trên nhỏ, dưới to).
    Cành bông có 2 loại, cành đực (Monopodial) do mầm đâm từ giữa nách lá
    gọi là mầm chính phân hóa thành và cành quả (Sympodial) do mầm phụ phân hóa
    thành. Phía gốc thường chỉ có mầm chính phát triển, do đó chỉ có cành đực; còn
    phía trên chỉ có mầm phụ phát triển thành cành quả.
    Mỗi cây thường có 1 - 10 cành đực, thường mọc từ nách lá thật thứ 3, 4. Cành
    đực sinh trưởng theo mầm ngọn, do đó mọc thẳng và thuộc loại cành đơn trục, hợp với
    thân chính một góc nhọn. Cành đực không trực tiếp mang quả.
    Cành quả thường mọc từ nách lá thật thứ 5, 6 trở lên. Các giống chín sớm, vị
    trí này thường thấp hơn giống chín muộn. Cành quả sinh trưởng theo mầm nách, do
    đó cành có dạng gãy khúc chữ chi. Cành quả hợp với thân chính thành một góc lớn.
    Số lượng cành quả thường từ 15 - 30 cành.
    - Lá: gồm hai loại: lá mầm và lá thật. Lá mầm có hình dạng giống vỏ sò nên
    còn gọi là lá sò. Sau khi lá sò xòe một thời gian thì lá thật xuất hiện. Thời gian này tùy
    thuộc giống và điều kiện canh tác. Những lá thật đầu tiên có hình tim không có khía.
    Thường lá thật thứ 5, 6 trở đi mới có khía, mỗi lá có 2, 4, 6 khía chia phiến lá ra làm 3,
    5, 7 thùy. Hình dạng lá tùy thuộc vào giống. Các lá trên thân chính có kích thước lớn
    hơn các lá ở cành. Các lá ở phần gốc lớn hơn các lá ở phần ngọn. Lá có nhiều hạch
    Gossypol và nhiều lông. Lông ở mặt dưới nhiều hơn lông ở mặt trên và ở gân lá nhiều hơn phiến lá. Lá của bông Luồi (Gossypium hirsutum. L) thường có lông, còn ở Bông
    Hải đảo (Gossypium barbadense) ít hoặc không có lông. Mặt trái của gân chính cách
    cuống lá 1/5 có tuyến mật. Một số giống bông có tuyến mật nằm trên gân phụ, một số
    giống khác hoàn toàn không có.
    - Nụ, hoa: Nụ bông đầu tiên xuất hiện trên cành quả thứ nhất. Nụ có hình tam
    giác cân, với 3 mặt có 3 tai nụ (lá bắc) che các bộ phận bên trong, còn phía trong nụ
    là mầm hoa nhỏ. Mặt dưới nụ dính với cuống. Hoa thuộc loại hoa lưỡng tính, tự thụ
    phấn là chính. Hoa bông bao gồm: cuống, tai, đài, tràng, nhị và nhụy. Mỗi hoa có 3
    tai, tai có nhiều răng, bao chân hoa. Tràng gồm 5 cánh hoa lớn. Chân cánh hoa liên
    kết với ống nhị đực. Màu sắc cánh hoa trắng hoặc vàng tùy thuộc vào giống bông.
    Mỗi hoa có khoảng 30 - 100 nhị đực. Chân nhị kết lại với nhau tạo thành ống nhị.
    Mỗi nhị gồm có 2 bộ phận: chỉ nhị và bao phấn. Chỉ nhị cắm vào một chỗ lõm dưới
    bao phấn. Trong bao phấn có nhiều hạt phấn. Hạt phấn hình cầu và bề mặt của nó có
    nhiều gai. Nhụy hoa bao gồm: đầu nhụy, trụ và bầu hoa. Bầu hoa hình trứng, có
    nhiều tâm bì. Giữa mỗi tâm bì có một vách ngăn, chia tâm bì thành hai nửa ngăn.
    Thường bầu hoa có 3 - 5 ngăn. Mỗi ngăn có 2 hàng phôi châu. Bông luồi có khoảng
    7 - 11 phôi châu, phôi châu này sau khi thụ tinh phát triển thành hạt. Ở chân hoa phía
    ngoài, chỗ 2 tai giáp nhau có 3 tuyến mật gọi là tuyến mật ngoài đài hoa, ở phía
    trong đài hoa còn có một vòng tuyến mật.
    - Quả: Thuộc loại quả nang, có hình cầu tròn hoặc hình trái tim có chóp
    nhọn. Mặt quả có màu xanh và lấm tấm những hạch Gossypol. Mỗi quả có 3 - 5
    múi. Mỗi múi gồm nhiều ánh bông, ánh bông gồm có hạt và sợi bao quanh. Mỗi
    múi bông có khoảng 6 - 9 hạt.
    - Hạt: Gồm có: lông áo, vỏ, nhân (nội nhũ, phôi). Hạt có màu nâu đen, hình
    bầu dục, một đầu nhọn. Trên vỏ hạt, xơ bông ngắn bám vào, riêng bông hạt nhẵn
    không có xơ ngắn. Vỏ hạt gồm có: tầng biểu bì, tầng sắc tố ngoài, tầng tế bào không
    màu sắc, tầng tế bào hình giậu, tầng sắc tố trong và tầng màu trắng sữa. Nhân hạt do
    lá mầm, thai rễ, thai mầm và thai trục hợp thành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...