Nghiên cứu một số mô hình phong cách học tập (learning styles) và khả năng ứng dụng vào giáo dục tru

Thảo luận trong 'Nghiên Cứu Khoa Học' bắt đầu bởi Khoa Hoc, 10/11/15.

  1. Khoa Hoc

    Khoa Hoc New Member

    Bài viết:
    0
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Thông tin chung

    Mã số: V2012-15 (Đề tài Cấp Viện)
    Chủ nhiệm đề tài: ThS. Hồ Thị Hồng Vân
    Các thành viên tham gia: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga; Phan Thị Hương Giang
    Thời gian bắt đầu/kết thúc: Tháng 8 năm 2012/ tháng 8 năm 2013

    2. Tính cấp thiết

    Các công trình nghiên cứu về hoạt động học tập của HS cho thấy quá trình học tập của các em chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Mỗi HS lớn lên trong những môi trường văn hoá, xã hội khác nhau, họ hình thành những thói quen, cách suy nghĩ, các năng lực nhận thức, hứng thú cũng khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng và phong phú về phong cách học trong từng lớp học. Việc nghiên cứu phong cách học tập của HS để ứng dụng trong dạy học là một cách làm phù hợp với yêu cầu dạy học định hướng vào người học, dạy học cá thể hoá.

    Trên thế giới hiện nay có hàng trăm mô hình về phong cách học tập (PCHT), cần có nghiên cứu tìm hiểu mô hình PCHT này và từ đó có định hướng ứng dụng vào giáo dục Trung học phổ thông ở Việt Nam.

    Xuất phát từ những yêu cầu trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu một số mô hình Phong cách học tập (Learning Styles) và khả năng ứng dụng vào giáo dục Trung học phổ thông” là thực sự cần thiết.

    3. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu một số mô hình phong cách học tập và đề xuất khả năng ứng dụng lý thuyết này vào giáo dục Trung học phổ thông.

    4. Nội dung nghiên cứu

    Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm ba phần:
    - Cơ sở lý luận về phong cách học tập
    - Mô hình phong cách học tập của Kolb, Honey-Mumford và VAK/VARK của Fleming.
    - Đề xuất khả năng ứng dụng PCHT trong giáo dục THPT.

    5. Phạm vi nghiên cứu

    Do điều kiện thời gian và kinh phí thực hiện, đề tài chỉ nghiên cứu tổng quan về PCHT (Learning Styles), phân tích 3 mô hình PCHT của Kolb, Honey-Mumford và VAK/VARK của Fleming và đề xuất khả năng ứng dụng trong dạy học ở THPT.

    6. Phương pháp nghiên cứu

    Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài gồm: Phương pháp nghiên cứu lí luận, Phương pháp chuyên gia.

    7. Kết cấu của đề tài

    Nội dung đề tài: đề tài gồm 3 chương

    Chương 1: Cơ sở lí luận về phong cách học tập
    1.1. Một số khái niệm cơ bản
    1.2. Hệ thống các mô hình phong cách học tập
    1.3. Các thành tố của phong cách học tập
    1.4. Đặc điểm của phong cách học tập
    1.5. Một số luận điểm về phong cách học tập

    Chương 2: Một số mô hình phong cách học tập tiêu biểu
    2.1. Mô hình phong cách học tập của David Kolb
    2.2. Mô hình phong cách học tập của Honey và Mumford
    2.3. Mô hình phong cách học tập VAK/VARK của Fleming

    Chương 3: Đề xuất ứng dụng phong cách học tập trong giáo dục trung học phổ thông
    3.1. Đặc điểm tâm lí học lứa tuổi học sinh THPT
    3.2. Mục tiêu, chương trình giáo dục THPT
    3.3. Đề xuất ứng dụng phong cách học tập trong giáo dục THPT

    8. Những đóng góp chính của đề tài

    Chương 1, đề tài đề cập đến một số khái niệm cơ bản như: Phong cách, phong cách học tập, mô hình phong cách học tập. Ngoài ra, đề tài cũng trình bày hệ thống các mô hình phong cách học tập, các thành tố của phong cách học tập, đặc điểm của phong cách học tập và một số luận điểm về phong cách học tập.

    Chương 2, đề tài tổng quan mô hình phong cách học tập của David Kolb, mô hình phong cách học tập của Honey và Mumford, mô hình phong cách học tập CVK/VARK của Fleming. Trong mỗi mô hình phong cách học tập, đề tài tóm tắt lịch sử hình thành, định nghĩa và mô tả, xây dựng bộ câu hỏi điều tra phong cách học tập, một số đánh giá trong và đánh giá ngoài, ứng dụng các mô hình phong cách học tập trong giáo dục.

    Chương 3, đề tài tóm lược đặc điểm tâm lí học lứa tuổi học sinh THPT và mục tiêu, chương trình giáo dục THPT. Từ những kết quả nghiên cứu, đề tài đề xuất 4 ứng dụng phong cách học tập trong giáo dục THPT: 1/ Ứng dụng phong cách học tập trong việc đặt ra mục tiêu dạy học; 2/ Ứng dụng phong cách học tập trong tổ chức hoạt động học tập cho học sinh của giáo viên; 3/ Ứng dụng phong cách học tập trong việc quản lí lớp học; 4/ Ứng dụng phong cách học tập trong đánh giá kết quả học tập của học sinh.

    9. Kết luận và khuyến nghị

    Kết luận

    Mỗi cá nhân đều có phong cách học tập riêng biệt nhằm tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Phong cách học tập có ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và sự thành công của mỗi cá nhân. Khi hiểu rõ hơn về phong cách của người học, người dạy có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy nhằm tận dụng tốt nhất tình huống đang diễn ra để giúp người học tiếp nhận thông tin, kiến thức mới một cách dễ dàng hơn.

    Đối chiếu với mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã được trình bày ở phần mở đầu, về cơ bản đề tài đã hoàn thành việc nghiên cứu những vấn đề sau:

    - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về các quan điểm, đặc điểm, các thành tố, phân loại, đưa ra một số luận điểm về phong cách học tập.
    - Mô tả, phân tích đánh giá và gợi ý ứng dụng trong giáo dục của 3 mô hình PCHT tiêu biểu là mô hình của Kolb, mô hình của Honey-Mumford và mô hình VAK/VARK của Fleming. Từ việc hiểu rõ về quan điểm của các tác giả để vận dụng các mô hình PCHT vào giáo dục Việt Nam.
    - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận PCHT và đặc điểm tâm sinh lý của HS THPT Việt Nam, đề tài đã đưa ra một số đề xuất khả năng ứng dụng PCHT trong giáo dục THPT trong việc đặt ra mục tiêu dạy học, trong tổ chức hoạt động học tập, trong quản lý lớp học và trong việc đánh giá kết quả học tập của HS.

    Kiến nghị

    - Người nghiên cứu, GV tìm hiểu về PCHT cần có cái nhìn phê phán đối với những vấn đề còn đang tranh cãi xung quanh ảnh hưởng của PCHT đến hiệu quả dạy học.
    - GV cần tìm hiểu thêm các loại hình PCHT khác nhau, cách đánh giá PCHT của HS và áp dụng một cách linh hoạt các đặc điểm riêng đó vào thiết kế hoạt động học tập phù hợp với chương trình môn học.
    - HS cần được GV giúp đỡ tìm ra điểm mạnh và điểm yếu thông qua đánh giá PCHT. Đồng thời GV hướng dẫn HS cách học phù hợp với PCHT chiếm ưu thế và khắc phục những nhược điểm để hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách chủ động và tích cực.
    - Nhà trường cần tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS về điều kiện cơ sở vật chất thiết bị dạy học, duy trì số lượng HS trong lớp không quá đông (sĩ số 25 đến 30 HS/lớp), khuyến khích GV tìm hiểu và áp dụng các kết quả nghiên cứu mới sẽ giúp việc dạy và học theo lý thuyết PCHT được hiệu quả hơn.
    - Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Lựa chọn và chỉnh sửa bảng hỏi PCHT của một trong số các mô hình để tăng độ tin cậy trong sử dụng với từng đối tượng HS cụ thể; Khảo sát điều tra PCHT của HS với số lượng mẫu đủ lớn; Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng vận dụng lý thuyết PCHT; Cần có nghiên cứu thực nghiệm giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm về ứng dụng PCHT trong dạy học để khẳng định rõ hơn về ảnh hưởng của PCHT đến hiệu quả dạy học.
    <o:p></o:p>

    Theo vnies.edu.vn - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
     
Đang tải...